Khái quát chung tình hình phát triển du lịch làng nghề Hà Nội.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu vai trò của quản lý Nhà nước đối với phát triển du lịch làng nghề ở Hà Nội (Trang 59 - 66)

- Nhà nước cũng phải kiểm tra, đánh giá hệ thống tổ chức quản lý du lịch của

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÀNG NGHỀ Ở HÀ NỘ

2.1.3. Khái quát chung tình hình phát triển du lịch làng nghề Hà Nội.

Hà Nội từ xa xưa đã vốn được mệnh danh là đất trăm nghề, trong đó có những làng nghề hàng trăm tuổi. Đặc biệt, sau khi mở rộng, Hà Nội trở thành nơi

nhiều làng nghề nhất trong cả nước và với lợi thế về vị trí chính trị, văn hóa... Hiện nay, với hơn 1.350 làng nghề và làng có nghề, Hà Nội đã chiếm tới 59% tổng số làng với 47 nghề trên tổng số 52 nghề trên toàn quốc. [15]

Giá trị sản xuất của làng nghề, làng có nghề trên địa bàn Hà Nội trung bình trên đạt gần 4000 tỷ đồng/năm, chiếm khoảng 12,6 % giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh, nổi bật như mộc Chàng Sơn, gốm sứ Bát Tràng, Mộc Vạn Điểm, dệt kim La Phù…[15]

Nhà nước ta cũng phần nào ý thức được ý nghĩa quan trọng của việc phát triển các làng nghề truyền thống nhằm bảo tồn và gìn giữ bản sắc văn hóa, đồng thời cũng khai thác được lợi ích nhất định về mặt kinh tế cho xã hội; bởi vậy mà liên tục trong những năm gần đây luôn chú trọng đưa ra các chính sách thúc đẩy và phát triển các làng nghề truyền thống. Sau mười năm thực hiện chủ trương đưa làng nghề vào khai thác du lịch, làng nghề Hà Nội đã đạt được những kết quả ban đầu, tuy nhiên vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng và còn nhiều hạn chế.

* Khách du lịch đến làng nghề Hà Nội:

- Động cơ đi du lịch của khách:

Theo kết quả khảo sát và điều tra của luận văn cho thấy, khách du lịch đến các làng nghề truyền thống chủ yếu có động cơ là thực hiện chuyến du lịch với mục đích tham quan thuần túy; tỷ lệ khách du lịch đến làng nghề với động cơ du lịch chiếm 46,60%, kết hợp du lịch với mua sắm 34,95%, du lịch kết hợp với nghiên cứu khoa học 11,65% và khách có động cơ khác chiếm 6,8%.

Có thể thấy động cơ của khách du lịch ảnh hưởng nhiều đến doanh thu của điểm làng nghề. Với đối tượng khách chỉ thực hiện chuyến đi nhằm thỏa mãn nhu cầu du lịch luôn có khả năng chi tiêu cao và sử dụng nhiều các dịch vụ du lịch tại điểm. Làng nghề cần tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng loại khách này đồng thời kết hợp với việc đa dạng hóa các dịch vụ du lịch nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của khách.

- Cơ cấu khách du lịch đến làng nghề: phức tạp và có tỷ lệ chưa cân đối đặc biệt đối với khách du lịch được xác định là đoạn thị trường của làng nghề. Theo kết quả điều tra khách du lịch đến làng nghề, khách du lịch là nữ chiếm 36,89%, nam

giới là 63,11%; đối tượng khách là học sinh, sinh viên chiếm tỷ lệ cao với 23,3% tổng số khách, giới nghiên cứu thấp nhất 5,83%. Người già, người đã nghỉ hưu mặc dù được xác định là thị trường mục tiêu của làng nghề nhưng hiện nay vẫn chiếm tỷ lệ khiêm tốn là 13,59%. Lực lượng doanh nhân đi du lịch làng nghề với mục đích kết hợp công việc chiếm tỷ lệ cao nhất trong cơ cấu nghề nghiệp của khách du lịch là 30,10% [16]. Đây là đối tượng khách không chỉ mang lại những lợi ích về mặt hoạt động du lịch mà còn có vai trò khuyến khích phát triển hoạt động thương mại buôn bán tại các làng nghề nhưng họ cũng là đối tượng thường gây nên sự nhầm lẫn thống kê đối với chính quyền địa phương và các đơn vị du lịch do động cơ du lịch mang tính kếp hợp.

Khách du lịch nội địa có thói quen tự tổ chức các chuyến đi đến các làng nghề mà không thông qua các công ty lữ hành, các đối tượng khách này chỉ tham quan một, hai điểm tại các làng nghề và kết thúc chuyến đi. Ngược lại, khách du lịch quốc tế thường mua sản phẩm trọn gói từ các công ty du lịch đến làng nghề như là một điểm đến chuyển tiếp trong chuỗi các điểm du lịch khác nhau. Tuy nhiên một số khách du lịch nội địa từ các tỉnh, thành phố có vị trí địa lý không thuận lợi như các tỉnh miền Nam thường đến làng nghề qua các hãng du lịch. Một số khách du lịch quốc tế có kinh nghiệm cũng không cần đến sự giúp đỡ của các công ty lữ hành mà đến các làng nghề thông qua sách hướng dẫn du lịch.

- Hình thức tổ chức tham quan làng nghề:

Theo kết quả tổng hợp số liệu do các làng nghề du lịch cung cấp, tỷ lệ khách đến DLLN Hà Nội qua các hãng lữ hành chiếm 38,83% tổng số khách và số khách tự tổ chức là 61,17%. Tỷ lệ này phần nào phản ánh được hiệu quả hoạt động của hệ thống công ty du lịch trong việc khai thác các điểm du lịch làng nghề truyền thống. Đối với ngành du lịch, số lượng khách du lịch đến điểm một cách tập trung thông qua thực hiện chương trình du lịch trọn gói mang lại lợi ích nhiều hơn đối với khách du lịch đi lẻ, bất kể là khách du lịch quốc tế hay nội địa. Vì vậy để đẩy mạnh hiệu quả khai thác du lịch làng nghề trước tiên cần đến lỗ lực của các công ty lữ hành và đại lý du lịch của thành phố trong việc đẩy mạnh xây dựng hệ thống sản phẩm du

lịch trọn gói và mở rộng hệ thống phân phối sản phẩm du lịch trên phạm vi toàn quốc.

- Mức chi tiêu của du khách:

Khách du lịch đến làng nghề thường có nhu cầu chi tiêu trung bình. Có sự chênh lệch lớn trong mức chi giữa các đối tượng khách khác nhau: thấp nhất là học sinh, sinh viên (dưới 50.000 VNĐ), sau đó đến người già đã nghỉ hưu (50.000 - 100.000 VNĐ). Khách du lịch chi tiêu và sử dụng dịch vụ nhiều là những người ở độ tuổi trung niên (từ 35 - 55 tuổi) và khách quốc tế. Qua quá trình đi điều tra khảo sát có thể nhận thấy: Nếu như các mặt hàng thủ công được bày bán làm đồ lưu niệm nhiều hơn nữa tại các làng nghề với mẫu mã và chủng loại đa dạng hơn thì khách du lịch sẽ sẵn sàng bỏ ra nhiều tiền để mua sắm và ở lại điểm lâu hơn. Bình quân mỗi khách quốc tế đến làng nghề chi khoảng 21USD /1 ngày và khách du lịch nội địa là 180.000 VNĐ/1ngày. Khách du lịch chủ yếu chi vào việc mua các đồ lưu niệm, tỷ lệ dành cho các dịch vụ ăn uống, lưu trú, vận chuyển và các dịch vụ bổ sung khác là thấp và tập trung vào các công ty du lịch ngoài điểm.

Khách du lịch quốc tế chủ yếu là các đối tượng thuộc các nước châu Á như Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Singapore...; các nước châu Âu như Hà Lan, Pháp, Canađa, Phần Lan... và châu Úc. Có thể nói lượng khách quốc tế của toàn tỉnh nhiều hơn khách nội địa do đặc điểm du lịch làng nghề có đặc tính hấp dẫn khách quốc tế. Khách du lịch Việt kiều tuy có tỷ lệ khá thấp nhưng sẽ là thị trường đầy triển vọng nếu làng nghề có chính sách khuyến khích đối tượng khách này.

* Cơ sở vật chất phục vụ du lịch tại làng nghề:

Các làng nghề còn thiếu thốn về cơ sở vật chất kỹ thuật nói chung và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch nói riêng. Các công trình hạ tầng thiếu thốn như chưa có cơ sở lưu trú du lịch, nhà vệ sinh công cộng và điểm xử lý nước thải trong làng, các nhà trưng bày sản phẩm làng nghề ở đa số các địa phương phát triển DLLN là chưa có, nếu có thì nó cũng chưa được bài trí một cách khoa học và hấp dẫn du khách. Các nhà hàng phục vụ nhu cầu ăn uống của khách vẫn còn khiêm tốn về cả về số lượng và chất lượng. Có một số làng nghề đã phát triển cơ sở phục vụ

du lịch chẳng hạn: Bát Tràng đã xây dựng được trung tâm trưng bày giới thiệu sản phẩm gốm sứ (hay còn gọi là chợ gốm) để trưng bày, giới thiệu một cách có hệ thống và khoa học các sản phẩm của làng để từ đó giúp du khách có thể thỏa sức tham quan, chiêm ngưỡng và mua sắm. Tuy nhiên, chợ gốm với diện tích 6000 m2, chợ còn nhỏ hẹp, các hộ kinh doanh tại chợ thì mạnh ai lấy làm chưa có sự liên kết với nhau. Hay phường Vạn phúc cũng đang có kế hoạch xây nhà triển lãm các sản phẩm của làng nghề.

* Môi trường tại làng nghề:

Các làng nghề nói chung, làng nghề du lịch nói riêng đang đứng trước thực trạng ô nhiễm môi trường. Tại các làng nghề du lịch, đây là vấn đề mà khách du lịch cảm thấy bức xúc nhiều bởi môi trường tại các điểm làng nghề đang bị xuống cấp nghiêm trọng do chưa có điểm xử lý nước thải trong làng. Quá trình sản xuất tại làng gốm Bát Tràng đã thải ra khoảng 130 tấn bụi/năm và làm rơi vãi, loại bỏ khoảng 225 tấn đất vật liệu và than. Các lò nung của Bát Tràng còn thải ra khoảng 6.800 tấn tro xỉ/năm. Thêm vào đó, khói từ than và gỗ đốt lò đã gây ô nhiễm nghiêm trọng không khí trong làng. Môi trường ở làng gốm Bát Tràng đang bị ô nhiễm khá nặng nề. Theo thông tin mới đây trên trang web “monre.gov.vn” của Cục bảo vệ môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường, lượng chất thải sinh ra như xỉ than, bụi và các khí độc hại như SO2, CO2, NO2 ... ở làng gốm Bát Tràng hiện nay đều vượt xa mức cho phép sử dụng hóa chất vào việc này [44]. Hay ở làng lụa Vạn Phúc, người dân dùng hoá chất để nhuộm và tẩy trắng, các chất thải độc hại này đang được xả ra môi trường một cách trực tiếp và không qua bất cứ một biện pháp xử lý nào, kể cả là dùng các bể lắng lọc thô sơ.

* Lao động phục vụ du lịch:

Tại các làng nghề du lịch Hà Nội hiện nay, đội ngũ lao động phục vụ du lịch chủ yếu là những người làm nghề, theo số liệu các làng nghề cung cấp có đến hơn 90 % trong số họ chưa từng qua một khoá đào tạo về du lịch. Do đó, họ chưa biết cách làm du lịch, chưa đón tiếp khách tốt cho nên không thể “móc túi” du khách tới

tham quan làng nghề. Nhưng yếu tố được khách đánh giá cao là thái độ thân thiện cởi mở của người dân địa phương, điều này cũng tạo cho khách du lịch sự hài lòng.

* Sản phẩm của làng nghề: các sản phẩm thủ công được bán tại làng nghề còn đơn điệu về mẫu mã, chưa có thương hiệu, nhãn mác. Ở một số làng nghề du lịch hiện nay còn bày bán cả các mặt hàng của Trung Quốc, điều này gây nên nhiều bức xúc và khó chịu cho khách. Chẳng hạn, với mức chi trả từ 100.000 – 150.000 đồng khách hàng có thể mua được một sản phẩm lụa tại các quầy hàng của Vạn Phúc, nhưng với mức giá này thì sản phẩm này không thể là sản phẩm lụa chính thống Vạn Phúc, mà có thể đây là hàng nhập từ Trung Quốc về. Hay Bát Tràng cũng vậy, tôi hỏi một nghệ nhân về việc thiết kế mẫu thì nhận được câu trả lời: người dân tại làng nghề chủ yếu là làm theo mẫu trên thị trường. Đi khảo sát tại chợ Bát Tràng, chỉ cần tinh ý là chúng ta có thể thấy nhiều sản phẩm được bày bán ở chợ không phải sản phẩm của Bát Tràng, mà là của địa phương khác thậm chí của các nước lân cận như Trung Quốc.

* Hoạt động quảng bá để thu hút khách du lịch đến làng nghề: Các làng nghề còn chưa quan tâm đến quảng bá để thu hút khách. Hiện nay, một số làng nghề đã xây dựng được những trang web như: Battrang.info của Bát Tràng,

luavanphuc.com, luavanphuc.com.vn của Vạn Phúc, hay trang web nonla.com.vn

của làng Chuông..., tuy nhiên, hầu hết đây mới chỉ là những trang web của các cơ sở kinh doanh tư nhân lập ra để quảng cáo cho công ty mình, cho các sản phẩm của mình chứ gần như không nói gì đến làng nghề và quảng bá giới thiệu du lịch làng nghề. Chưa có một ấn phẩm sách, báo, tạp chí nào cụ thể và đầy đủ thông tin để giới thiệu về các làng nghề du lịch cho du khách cũng như những người quan tâm muốn tìm hiểu về các làng nghề.

* Tình hình kinh doanh DLLN:

Theo số liệu điều tra thực tế tại các làng nghề du lịch Hà Nội, số đơn vị vừa tiến hành sản xuất đồ thủ công truyền thống vừa có gian hàng bán đồ thủ công mỹ nghệ có tỷ lệ trung bình là 38,46% tổng số đơn vị sản xuất trong làng. Còn lại 61,54% đơn vị chỉ tham gia sản xuất và lưu thông sản phẩm thủ công truyền thống

một cách thuần túy. Có thể khẳng định tỷ lệ 38,46% đã tham gia vào hoạt động du lịch do đã tiến hành bán đồ lưu niệm và có tiếp xúc, phục vụ trực tiếp khách du lịch. Tỷ lệ doanh thu từ việc bán đồ lưu niệm trong tổng doanh thu của làng nghề là thấp, chiếm 1,89%. Doanh thu từ hoạt động du lịch chưa thể có được con số thống kê cụ thể. Tuy nhiên, có thể tính toán được bình quân một khách du lịch đến tham quan một điểm có mức chi tiêu khá cao đạt 316.500VND/khách. Khách du lịch thường không tập trung chi tiêu tại một số cơ sở mà dàn trải tùy theo số lượng điểm tham quan trong làng nghề.

* Kết quả kinh doanh du lịch của một số làng nghề tiêu biểu ở Hà Nội

Trong giai đoạn 2007 - 2011 số lượng khách du lịch đến du lịch Hà Nội nói chung và làng nghề du lịch Hà Nội không ngừng tăng lên, đây cũng là dấu hiệu đáng mừng cho các làng nghề du lịch. Có thể thấy được lượng khách du lịch đến Hà Nội và làng nghề du lịch Hà Nội là khá ổn định, cơ cấu khách có xu hướng chuyển dần chủ yếu là khách từ các nước châu Âu (Pháp, Tây Ban Nha, Hà Lan, v.v...) sang các nước châu Á là: Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, v.v...Vì vậy, đối với nhu cầu khách ngày càng đa dạng như hiện nay, làng nghề đã có sự chuyển biến nhận thức về định hướng thị trường hiện tại, xác định lại thị trường mục tiêu, thay đổi mẫu mã sản phẩm và phương thức tiếp thị sản phẩm. Đối với ngành du lịch đã có sự thích nghi kịp thời, hoàn thiện hệ thống dịch vụ du lịch, định hướng xây dựng nhiều chương trình du lịch mới trong đó có các dịch vụ bổ trợ phù hợp với tập quán và sở thích của đối tượng khách.

Bảng 2.4. Số lượt khách tại một số làng nghề tiêu biểu qua các năm.

TT Làng nghề Tổng lượt khách 2007 Tổng lượt khách 2008 Tổng lượt khách 2009 Tổng lượt khách 2010 Tổng lượt khách 2011 Quốc tế Nội địa Quốc tế Nội địa Quốc tế Nội địa Quốc tế Nội địa Quốc tế Nội địa 1 Lụa Vạn Phúc 9.500 36.00 0 13.250 25.600 15.30 0 20.700 14.050 20.950 14.70 0 20.000 2 Gốm Bát 22.846 30.10 0 25.000 38.60 0 10.500 35.000 10.03 0 32.050 12.500 38.350

Tràng 3 Khảm trai Chuyên Mỹ 150 12.250 160 12.150 175 10.500 170 10.08 0 260 11.000 4 Sơn mài Hạ Thái 350 2.500 360 3000 270 3.500 290 3.100 300 4.200 5 Nón làng Chuông 250 3.500 220 3.300 180 3.000 200 3.100 250 3.320

Nguồn: Tổng hợp số liệu các làng nghề cung cấp.

Nhìn vào bảng tổng hợp số liệu về lượt khách quốc tế và nội địa đến các làng nghề Hà Nội qua các năm từ 2007 - 2011, chúng ta thấy được sự chênh lệch rõ ràng về số lượt khách du lịch giữa hai làng gốm Bát Tràng, lụa Vạn Phúc với các làng nón Chuông, khảm trai Chuyên Mỹ, sơn mài Hạ Thái; lượng khách quốc tế đến với hai làng này gấp hàng chục đến hàng trăm lần, lượng khách nội địa cũng nhiều hơn gấp vài lần so với ba làng nghề còn lại. Có được kết quả này là nhờ sự nỗ lực của người dân hai làng Vạn Phúc và Bát Tràng, tuy nhiên không thể bỏ qua vai trò của các cơ quan QLNN đối với hai làng nghề này trong việc phát triển làng nghề nói

Một phần của tài liệu Nghiên cứu vai trò của quản lý Nhà nước đối với phát triển du lịch làng nghề ở Hà Nội (Trang 59 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w