- Nhà nước cũng phải kiểm tra, đánh giá hệ thống tổ chức quản lý du lịch của
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÀNG NGHỀ Ở HÀ NỘ
2.1.1.4. Nguồn nhân lực du lịch
Số lượng lao động và cơ cấu đào tạo của đội ngũ lao động trong du lịch có ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng của dịch vụ du lịch. Lao động trong du lịch bao gồm lao động trực tiếp và lao động gián tiếp. Lao động trực tiếp là số lao động làm việc trong các công ty lữ hành, khách sạn, nhà hàng và các cơ sở dịch vụ khác. Lao động gián tiếp tham gia vào các hoạt động có liên quan đến hoạt động du lịch. Tỷ lệ giữa lao động trực tiếp và lao động gián tiếp thường là 1/2,2. Trong khách sạn, số lao động bình quân trên một buồng càng cao, chứng tỏ hệ thống các dịch vụ bổ sung càng hoàn chỉnh. Đối với khách sạn hiện đại, đầy đủ các dịch vụ tỷ lệ này có thể lên tới 2 - 2,2 người/buồng.
Theo số liệu thống kê, năm 2000 toàn thành phố có 12.100 lao động trong ngành du lịch; đến năm 2005 con số này là 28.370; năm 2008 có 42.900 lao động và thống kê đến tháng 12/2010: tổng số lao động trực tiếp trong ngành du lịch có 51.118 người. Tốc độ tăng trưởng trung bình lao động trong giai đoạn 2000-2010 là 15,5%. Điều này cho thấy ngành du lịch thực sự là một ngành có triển vọng trong việc tạo việc làm và cải thiện thu nhập của người dân.
So với mặt bằng toàn quốc, tỷ lệ lao động được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ một cách hệ thống trong ngành du lịch Hà Nội cao hơn, song chưa đồng đều, tỷ lệ lao động có trình độ đại học và trên đại học khoảng 15%. Trong lữ hành, tỷ lệ người có trình độ đại học cao hơn, chủ yếu là tốt nghiệp trường Đại học Ngoại ngữ. Số hướng dẫn viên được cấp thẻ trên địa bàn thành phố là trên 1.500 người. Trong
đó 50% là hướng dẫn viên tiếng Anh, 20% tiếng Trung Quốc, 10% tiếng Nhật, còn lại là các thứ tiếng khác. Như vậy, so với chỉ tiêu dự báo thì số lượng lao động trực