Đánh giá chung về tài nguyên phát triển du lịch làng nghề Hà Nội.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu vai trò của quản lý Nhà nước đối với phát triển du lịch làng nghề ở Hà Nội (Trang 57 - 59)

- Nhà nước cũng phải kiểm tra, đánh giá hệ thống tổ chức quản lý du lịch của

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÀNG NGHỀ Ở HÀ NỘ

2.1.2. Đánh giá chung về tài nguyên phát triển du lịch làng nghề Hà Nội.

Lao động trong lĩnh vực khách sạn, nhà hàng (các bộ phận bàn, buồng, bar, bếp, lễ tân) đã chiếm 80% tổng số lao động ngành du lịch. Tại các khách sạn, lực lượng lao động có tay nghề và chuyên môn chủ yếu được đào tạo từ các cơ cở như trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội, trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội, hoặc được đào tạo nghề trong thời gian 3 - 4 tháng tại các trung tâm dạy nghề về du lịch. Bên cạnh đó còn một số lao động được đào tạo từ các khoa Du lịch - khách sạn của các trường Đại học Thương mại, Đại học Kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, chưa có nhiều cán bộ được đào tạo nghiệp vụ ở trình độ cao trong lĩnh vực ăn uống, nhà hàng. Điều này làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm du lịch Hà Nội.

2.1.2. Đánh giá chung về tài nguyên phát triển du lịch làng nghề Hà Nội. Nội.

Thủ đô Hà Nội có vị trí địa lý, nguồn lực, có ưu thế đặc biệt so với các địa phương khác, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học, là đầu mối giao thông quan trọng của cả nước, là nơi đặt trụ sở của các cơ quan Đảng và Nhà nước, các Đại sứ quán của các nước và các tổ chức quốc tế... Đó là những điều kiện thuận lợi để làng nghề Hà Nội phát triển trên cơ sở thu hút nguồn lực, mở rộng thị trường trong, ngoài nước và hội nhập với kinh tế thế giới.

* Số lượng làng nghề:

Theo số liệu của Sở Công thương Hà Nội, hiện nay thành phố có 1.350 làng nghề và làng có nghề chiếm gần 59% tổng số làng, trong đó 244 làng có nghề truyền thống. Số làng có nghề phân bố không đều đa số tập trung chủ yếu ở các huyện: Phú Xuyên 124 làng, Thường Tín 125 làng, Chương Mỹ 174 làng, Ứng Hoà 113 làng, Thanh Oai 101 làng, Ba Vì 91 làng..., một số huyện có số lượng làng có nghề ít như: Thanh Trì 24 làng, Gia Lâm 22 làng, Từ Liêm 11 làng... Hết năm 2009, đã có 272 làng nghề được Uỷ ban nhân dân cấp bằng công nhận danh hiệu làng nghề (255 làng do Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tây trước đây công nhận và 01 làng

thuộc huyện Mê Linh do Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc công nhận), trong đó có 198 làng nghề truyền thống được công nhận.

Đến nay, theo đánh giá của tổ chức Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), thành phố Hà Nội có 47 nghề trên tổng số 52 nghề của toàn quốc với hàng chục nhóm nghề đang có chiều hướng phát triển: gốm sứ, dệt may, da giày, điêu khắc, khảm trai, thêu ren, sơn mài, mây tre đan, dát vàng bạc quỳ, đúc đồng, kim hoàn, chế biến nông sản thực phẩm, cơ kim khí, v.v...[14]. Trong đó, có một số nhóm ngành nghề đang có xu hướng phát triển nhanh như: gốm sứ, khảm trai, mây tre đan, sơn mài, v.v…

* Mức độ tập trung của các làng nghề: Theo tác giả P.Gourou “trước đây, cư dân làm nghề thủ công tập trung ở phía tây Hà Đông, dọc theo sông Đáy” [11]. Trong nghiên cứu này, tác giả chỉ rõ, huyện Thanh Oai là vùng thủ công nghiệp mạnh nhất với gần 1/3 dân số làm nghề thủ công. Hiện nay, huyện Chương Mỹ là huyện có nhiều làng có nghề nhất ở châu thổ sông Hồng với 174 làng có nghề và 33 làng nghề. Huyện Thanh Oai tuy tổng số làng có nghề ít hơn nhưng số làng nghề được công nhận lên đến 51 chiếm 58,62% tổng số làng có nghề. Nếu đối chiếu trên bản đồ thì những huyện có nhiều làng nghề nhất đều tập trung ở phía nam Hà Nội: huyện Chương Mỹ, Thanh Oai, Thường Tín, Ứng Hòa, Phú Xuyên, Mỹ Đức. Như vậy, khu vực các làng nghề của Hà Tây cũ sẽ thuận lợi cho việc quy hoạch, kết nối giữa các làng nghề để lập tour DLLN.

* Yếu tố truyền thống của các ngành nghề và làng nghề :

Hà Nội có hàng trăm làng nghề truyền thống, các làng nghề này đã có một quá trình phát triển hàng trăm năm và hết sức phong phú mang đặc tính riêng và gắn với truyền thống lịch sử văn hóa như làng nghề gốm sứ Bát Tràng hình thành cách đây 600 năm, làng nghề sơn mài Hạ Thái, mây tre đan Phú Vinh hình thành cách đây 400 năm, làng nghề khảm trai Chuôn Ngọ hình thành cách đây 1000 năm, làng nghề dệt lụa Vạn Phúc hình thành cách đây 1200 năm. [20]

Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống của Hà Nội đa dạng, phong phú về chủng loại mẫu mã, đặc biệt có những sản phẩm mang tính riêng biệt đặc thù

mà chỉ ở Hà Nội mới có như sản phẩm gốm sứ Bát Tràng, dát vàng bạc quỳ Kiêu Kỵ, lụa Vạn Phúc, đúc đồng Ngũ Xã, Tò He Xuân La, v.v... Các sản phẩm đã có mặt ở nhiều nơi và được các nước, các tổ chức, cá nhân đánh giá cao cả về chất lượng kỹ thuật, mỹ thuật.

Các tầng lớp nghệ nhân, thợ thủ công đã được rèn giũa tay nghề từ đời này sang đời khác và có công giữ gìn những công nghệ truyền thống, cải tiến mẫu mã mà không làm mất đi phong cách truyền thống, đảm bảo về giá trị thẩm mỹ, về chất lượng và duy trì các yếu tố văn hóa của sản phẩm là đảm bảo phát triển bền vững của ngành nghề, làng nghề. Phát huy những yếu tố truyền thống là một trong những tiềm năng cần khai thác một cách nghiêm túc để phát triển nghề và làng nghề trên địa bàn.

* Tiềm năng về du lịch làng nghề:

Hà Nội có vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên đa dạng, đặc biệt có nền văn hoá lâu đời với 1000 năm Thăng Long lịch sử, có nhiều di tích được xếp hạng cấp quốc gia, nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng đã tạo ra nhiều địa điểm cho du lịch để Hà Nội trở nên hấp dẫn đối với du khách trong, ngoài nước.

Ngoài những lợi thế về cảnh quan thiên nhiên và nét văn hóa dân tộc đặc sắc, làng nghề truyền thống cũng có sức hút đặc biệt đối với du khách bởi mỗi làng lại gắn với một vùng văn hóa hay một hệ thống di tích lịch sử, văn hóa. Đến với làng nghề du khách không chỉ được ngắm cảnh quan mà còn được tham quan nơi sản xuất, trực tiếp được tiếp xúc với những người thợ thủ công, thậm chí còn được trực tiếp tham gia làm ra sản phẩm.

Phát triển làng nghề kết hợp với du lịch góp phần thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa tại chỗ, tạo thêm việc làm và thu nhập. Hơn nữa phát triển làng nghề còn giúp cho ngành du lịch quảng bá được hình ảnh của đất nước ra nước ngoài thông qua các sản phẩm của các làng nghề truyền thống.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu vai trò của quản lý Nhà nước đối với phát triển du lịch làng nghề ở Hà Nội (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w