Định hướng thị trường khách du lịch.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu vai trò của quản lý Nhà nước đối với phát triển du lịch làng nghề ở Hà Nội (Trang 92 - 94)

- Sở Tài nguyên và Môi trường:

3.2.2. Định hướng thị trường khách du lịch.

* Thị trường khách nội địa:

Với dân số hơn 85 triệu người trên cả nước thì đây là thị trường lớn cho không chỉ các sản phẩm của nghề, làng nghề mà còn là thị trường đầy tiềm năng

cho DLLN. Cùng với việc phát triển du lịch, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ ngày càng được tiêu thụ mạnh mẽ thông qua lượng khách du lịch trong nước đến tham quan ngay tại nơi sản xuất ngày càng nhiều, tạo nhiều cơ hội cho sản phẩm làng nghề khai thác được giá trị văn hóa phi vật thể.

Bên cạnh đó, nhiều sản phẩm làng nghề được tiêu thụ với số lượng lớn ở thị trường khách du lịch trong nước là các sản phẩm lương thực, thực phẩm, các sản phẩm phục vụ cho nhu cầu sản xuất, sinh hoạt của người dân.

* Thị trường khách quốc tế:

Hiện nay, nhu cầu và thị hiếu của người nước ngoài (đặc biệt là Mỹ và khối EU) đang hướng vào hàng thủ công mỹ nghệ có nguyên liệu xuất xứ từ thiên nhiên, đặc biệt với các nhóm mặt hàng trang trí nội thất, trang sức và hàng quà tặng. Do đó nhu cầu của khách du lịch trên thế giới đang hướng đến việc tìm hiểu những sản phẩm mang đậm bản sắc dân tộc, có độ tinh xảo và khéo léo trong sản phẩm: đó là những sản phẩm không phải sản xuất hàng loạt trên các thiết bị công nghiệp mà là những sản phẩm sản xuất thủ công truyền thống, mang bản sắc văn hoá riêng của một quốc gia hoặc vùng lãnh thổ, nơi mà chúng được sản xuất.

Mặt khác, Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại Thế giới (WTO), thị trường nước ngoài đã được mở rộng, sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Việt Nam nói chung và của Hà Nội nói riêng đã có mặt ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có những thị trường có nhu cầu lớn, thường xuyên và phong phú như thị trường Hoa Kỳ có nhu cầu lớn về hàng gốm sứ nghệ thuật; thị trường EU có nhu cầu lớn về các sản phẩm gỗ (bao gồm cả gỗ dân dụng và gỗ mỹ nghệ), gốm sứ mỹ nghệ, mây tre đan; thị trường Nhật Bản cũng có nhu cầu lớn về sản phẩm gỗ, gốm sứ mỹ nghệ; thị trường Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Hồng Kông có nhu cầu lớn về sản phẩm gỗ dân dụng, gỗ mỹ nghệ, đá mỹ nghệ, mây tre đan, thêu ren; thị trường Nga và các nước Đông Âu có nhu cầu lớn về đồ gốm sứ, đồ gỗ, đồ nội thất bằng mây tre ; thị trường Trung Đông, Nam Phi, Nam Mỹ có nhu cầu về mặt hàng song mây, tre, trúc...Như vậy, đối với từng loại làng nghề khác

nhau để phát triển du lịch thì nên tập trung nghiên cứu thị trường khách có nhu cầu cao đối với sản phẩm của làng nghề.

Ngoài ra, khách Việt kiều cũng là thị trường đầy tiềm năng để các làng nghề tập trung khai thác du lịch. Bởi khi xa quê hương lâu ngày họ có nhu cầu rất cao về việc tìm hiểu lại những yếu tố truyền thống của dân tộc.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu vai trò của quản lý Nhà nước đối với phát triển du lịch làng nghề ở Hà Nội (Trang 92 - 94)