Tổng quan tình hình phát triển du lịch làng nghề của Hà Nội.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu vai trò của quản lý Nhà nước đối với phát triển du lịch làng nghề ở Hà Nội (Trang 48)

- Nhà nước cũng phải kiểm tra, đánh giá hệ thống tổ chức quản lý du lịch của

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÀNG NGHỀ Ở HÀ NỘ

2.1. Tổng quan tình hình phát triển du lịch làng nghề của Hà Nội.

Hà Nội trước kia đã nổi tiếng với những làng nghề phong phú, thể hiện qua câu thành ngữ quen thuộc Hà Nội 36 phố phường. Theo thời gian, bộ mặt đô thị của khu phố cổ đã có nhiều thay đổi, nhưng những con phố nơi đây vẫn giữ nguyên những cái tên thuở trước và không ít trong số đó vẫn là nơi buôn bán, kinh doanh những mặt hàng truyền thống cũ. Sau khi Hà Tây được sát nhập vào Hà Nội, thành phố còn có thêm nhiều làng nghề danh tiếng khác. Theo số liệu thống kê, hiện nay toàn Hà Nội có 1.350 làng nghề, là nơi tập trung làng nghề đông đúc bậc nhất Việt Nam. Những làng nghề truyền thống cũ của Hà Nội nằm tập trung chính trong khu trung tâm phố cổ tạo thành hệ thống các phố nghề với đặc trưng có chữ “Hàng” trước tên nghề tạo thành các phố nghề truyền thống. Tuy nhiên đến nay hầu hết các phố nghề này đã không còn tồn tại, trong phạm vi phố cổ có lẽ chỉ còn có phố Hàng Bạc là giữ được nét nghề cổ truyền. Các làng nghề ở khu vực phụ cận ngoại ô Hà Nội lại có sức sống mãnh liệt. Hệ thống các làng nghề này tạo thành một vành đai các làng nghề truyền thống với nhiều ngành nghề độc đáo và đặc biệt hoạt động của chúng có sự biến đổi linh hoạt theo xu hướng của thị trường, rất nhiều nơi đã trở thành những điểm du lịch làng nghề nổi tiếng trong các tour du lịch của Hà Nội được du khách biết đến nhiều.

Ngoài ra hệ thống làng nghề của tỉnh Hà Tây cũ, nơi được coi là quê hương của những làng nghề thủ công truyền thống, “đất trăm nghề” với hàng loạt làng nghề thủ công truyền thống nổi tiếng từ lâu đời với những sản phẩm độc đáo được nhiều người ưa chuộng như lụa Vạn Phúc, nón Chuông, quạt Vác, khảm trai Chuyên Mỹ, mây tre đan Phú Vinh, mộc Chàng Sơn, tạc tượng Sơn Đồng, v.v… tất cả đều được coi là những tiềm năng du lịch văn hóa quý giá.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu vai trò của quản lý Nhà nước đối với phát triển du lịch làng nghề ở Hà Nội (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w