- Về thời gian: Tài liệu và số liệu nghiên cứu chủ yếu là năm 2009, 2010, 2011 chú trọng thời gian từ năm 2003 đến 2011.
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.2.3.1. Vai trò của làng nghề du lịch đối với sự phát triển kinh tế xã hội.
lịch, các đơn vị kinh doanh du lịch.
- Tính thời vụ thấp: Du lịch văn hóa luôn có tính mùa vụ thấp do chịu ít sự tác động của yếu tố tự nhiên như khí hậu, sự xuống cấp môi trường… Vì vậy, DLLN là loại hình du lịch có thể được khai thác bất kỳ thời điểm nào trong năm. Tuy nhiên nếu đóng vai trò là một điểm trong chương trình du lịch khai thác nhiều điểm khác nhau, làng nghề vẫn phải chịu ảnh hưởng của tính mùa vụ du lịch do sự thay đổi về dòng khách từ các điểm du lịch có tính thời vụ cao khác.
1.2.3. Vai trò của DLLN đối với sự phát triển kinh tế xã hội nói chung và hoạt động du lịch nói riêng. chung và hoạt động du lịch nói riêng.
1.2.3.1. Vai trò của làng nghề du lịch đối với sự phát triển kinh tế xã hội. hội.
Nên có nhận thức đúng đắn và đầy đủ về loại hình DLLN. Nó là một trong những loại hình tài nguyên quan trọng của nước ta hiện nay, những lợi ích lớn của phát triển làng nghề du lịch về kinh tế, giải quyết hàng triệu lao động ở các địa phương, ở mọi lứa tuổi và hoàn cảnh ít nhiều có nguồn thu nhập chính đáng, hạn chế rất lớn về mặt tiêu cực và tệ nạn xã hội, làng nghề du lịch góp phần quan trọng về mặt giữ gìn bảo tồn những giá trị văn hoá của dân tộc.
- Phân phối lại nguồn thu nhập: Hoạt động du lịch tác động mạnh đến dòng chảy tiền tệ lớn từ các khu vực đô thị có mức thu nhập cao đến những vùng nông thôn có mức thu nhập thấp hơn. Vì vậy DLLN vô hình chung đã tạo ra mức cân bằng mới đối với sự chênh lệch về thu nhập cũng như khả năng chi trả giữa nông thôn với thành thị, giữa vùng có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển và các vùng còn khó khăn. Quá trình di chuyển tiền tệ thông qua tiêu dùng du lịch đến những vùng kém phát triển phần nào rút ngắn khoảng cách và cải thiện tình trạng chênh lệch về mức sống giữa các vùng có điều kiện phát triển khác nhau của đất nước.
- Kích thích phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng thông qua hoạt động du lịch:
khác. Phát triển du lịch dẫn đến phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật tại các vùng có nguồn lực tài nguyên nhưng còn gặp khó khăn trong việc phát triển kinh tế. Sự ra đời các sân bay, hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông vận tải như: bến cảng, cầu phà; các công trình công cộng như sở y tế, bưu điện, hệ thống cấp nước tạo ra động lực lớn kích thích các nguồn lực đầu tư khác, nâng cao mức sống của người dân địa phương và tạo nên đòn bẩy kích thích các ngành kinh tế khác phát triển, thu hút đầu tư từ bên ngoài vào các làng nghề.
- Bảo tồn nền văn hóa truyền thống: Thông qua hoạt động du lịch đã góp phần giáo dục cho người dân tại các làng nghề nhận thức được giá trị các nguồn lực họ đang làm chủ. Sự trân trọng và chiêm ngưỡng của khách du lịch, sự quan tâm bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử - văn hóa của chính quyền và hơn hết là lợi ích mà ngành du lịch đem lại tác động rất mạnh đến ý thức của nhân dân đối với nghề thủ công truyền thống, đối với các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể mà họ còn giữ gìn từ lâu đời theo suốt tiến trình lịch sử, có nguy cơ bị hủy hoại theo thời gian và sự biến đối của nền kinh tế thị trường.
- Khôi phục và phát triển các ngành nghề truyền thống đã và đang bị mai một trong nền kinh tế thị trường và quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước: Quy luật thị trường luôn vận động, đào thải tạo sự cạnh tranh gay gắt và tạo ra sản phẩm có chất lượng cao mang lại lợi ích cho người tiêu dùng. Tuy nhiên một hệ quả khác của nó tác động tới làng nghề là làm mất đi những nghề thủ công truyền thống có giá trị cao về mặt nghệ thuật, thẩm mỹ và lịch sử nhưng chưa hoặc không thể tìm được thị trường tiêu thụ sản phẩm. Hoạt động du lịch mang đến các làng nghề này đối tượng khách tiêu dùng đặc biệt là khách du lịch, họ không chỉ cần đến giá trị sử dụng mà còn rất quan tâm đến giá trị tinh thần được truyền tải trong các sản phẩm. Hơn nữa hoạt động du lịch còn mang tính xã hội và lan truyền. Vì vậy DLLN đã tạo nên nhân tố lớn đối với việc khuyếch trương, quảng bá và mở rộng thị trường các sản phẩm của làng nghề; góp phần đưa hình ảnh các sản phẩm làng nghề đến với thị trường khách du lịch và khách hàng thương mại thuần túy, đến các quốc gia khác và địa phương khác trên cả nước.
- Giải quyết việc làm cho người dân địa phương: DLLN thu hút một bộ phận dân cư tại địa phương làng nghề tham gia vào các dịch vụ, xây dựng, bán các sản phẩm du lịch. Khi gắn kết làng truyền thống với hoạt động dịch vụ ăn uống và bán đồ lưu niệm, hướng dẫn tại điểm… và theo quy luật sự xuất hiện các dịch vụ này tạo điều kiện cho lao động địa phương tìm được những công việc có nguồn thu nhập cao ngay tại địa phương mà không phải “ly hương”. [16]