Giải pháp tăng cường hiệu quả quản lý Nhà nước từ Trung ương đến địa phương.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu vai trò của quản lý Nhà nước đối với phát triển du lịch làng nghề ở Hà Nội (Trang 105 - 108)

- Bộ Công thương; Bộ Giao thông vận tải

3.3.4. Giải pháp tăng cường hiệu quả quản lý Nhà nước từ Trung ương đến địa phương.

đến địa phương.

Trong việc phát triển du lịch làng nghề, đội ngũ nhân lực có vị trí đặc biệt quan trọng. Đặc biệt là đội ngũ những người có chức năng quản lý du lịch làng nghề: họ cần có tầm nhìn về giá trị kinh tế, văn hóa của làng nghề, cũng như những kiến thức mới về du lịch làng nghề trong kinh tế thị trường và trong hội nhập quốc tế; cần có lòng say mê với công việc, từ đó có tư duy đổi mới, không chịu dừng lại ở những cách làm cũ, sáo mòn đang khá phổ biến ở nhiều tổ chức DLLN, mà luôn luôn sáng tạo những cách làm mới, hấp dẫn du khách hơn.

Với các cán bộ quản lý du lịch ở Trung ương, cần tăng cường hơn nữa việc học tập kinh nghiệm quản lý phát triển du lịch ở trong và ngoài nước, đặc biệt là các địa phương thành công trong phát triển DLLN, từ đó có thể ứng dụng những kinh nghiệm phù hợp vào phát triển làng nghề du lịch ở Hà Nội nói riêng, Việt Nam nói chung.

3.3.4. Giải pháp tăng cường hiệu quả quản lý Nhà nước từ Trung ương đến địa phương. ương đến địa phương.

* Một là đổi mới công tác quản lý, chỉ đạo.

Để thực hiện những giải pháp cần thiết nhằm khai thác và phát huy tiềm năng du lịch làng nghề còn rất phong phú, rất cần đổi mới công tác quản lý, chỉ đạo du lịch làng nghề; và điều đặc biệt quan trọng là cần sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành quản lý Nhà nước liên quan, khắc phục tình trạng mỗi cơ quan chỉ quan tâm một mảng công việc, thiếu phối hợp, thậm chí chồng chéo, triệt tiêu động lực chung. Như trên đã nói, cần những cán bộ quản lý có kiến thức về du lịch làng nghề, tâm huyết với nghề với tư duy đổi mới. Cần tăng cường công tác quản lý nhà nước về du lịch làng nghề như: hoàn chỉnh quy hoạch làng nghề, trong đó có quy hoạch du lịch; hoàn chỉnh cơ chế, chính sách, tạo thuận lợi hơn nữa cho du khách (như việc cấp hộ chiếu cho du khách nước ngoài sao cho thuận tiện hơn), tăng

cường đầu tư cho kết cấu hạ tầng làng nghề, khắc phục ô nhiễm môi trường, v.v… Khuyến khích hơn nữa các doanh nghiệp tư nhân kinh doanh du lịch làng nghề; đồng thời khuyến khích các tổ chức xã hội, các hội làng nghề địa phương thực hiện các giải pháp phát triển du lịch làng nghề.

* Hai là xây dựng một số cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển nghề, làng nghề.

Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trực tiếp đầu tư sản xuất - kinh doanh, du nhập nhân cấy nghề mới, khôi phục và phát triển các ngành nghề du lịch, các cơ sở sản xuất đang sản xuất kinh doanh gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo qui định tại các làng nghề trên địa bàn thành phố là đối tượng được hưởng cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển nghề, làng nghề du lịch. Nội dung chủ yếu tập trung vào:

- Hỗ trợ các làng nghề lập dự án đầu tư phát triển nghề, nâng cao năng lực sản xuất, quản lý chất lượng sản phẩm và bảo vệ môi trường phù hợp với quy hoạch phát triển trên địa bàn Hà Nội.

- Hỗ trợ các làng nghề du lịch xây dựng, quản lý và phát triển thương hiệu; hỗ trợ tư vấn khi xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế.

- Hỗ trợ các tổ chức, cơ sở sản xuất làng nghề tham gia thiết kế các dự án, các đề tài có giá trị khoa học - kinh tế - xã hội và được tổ chức có thẩm quyền công nhận thì được xem xét hỗ trợ một phần kinh phí cho việc đầu tư nghiên cứu.

- Hỗ trợ các tổ chức, cơ sở sản xuất làng nghề du lịch có ứng dụng thiết bị công nghệ mới, vật liệu mới hoặc đầu tư vào thiết bị công nghệ tự động hoá, thiết bị công nghệ xử lý nguồn, kiểm soát ô nhiễm, sử dụng năng lượng sạch, giảm hiệu ứng nhà kính, tiết kiệm và nâng cao hiệu quả năng lượng, tái tạo nguồn nước công nghiệp. - Hỗ trợ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất làng nghề du lịch áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế, theo nguyên tắc hỗ trợ một lần kinh phí tư vấn xây dựng hệ thống, sau khi được cơ quan chứng nhận cấp chứng chỉ.

- Hỗ trợ tập huấn, đào tạo nghề, truyền nghề cho lao động tại các làng nghề du lịch và đào tạo nâng cao trình độ quản lý cho lãnh đạo các cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp làng nghề du lịch.

- Hỗ trợ các làng nghề tham quan, học tập, khảo sát trong và ngoài nước. - Hỗ trợ lập quy hoạch chi tiết và đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật cho các làng nghề, các cụm công nghiệp làng nghề.

- Hỗ trợ đầu tư xây dựng hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề + Tại các địa phương có làng nghề cần dành quỹ đất cho xử lý môi trường. + Hỗ trợ một phần kinh phí đầu tư xử lý ô nhiễm môi trường cho các làng nghề du lịch, cụm công nghiệp làng nghề từ nguồn Ngân sách thành phố.

. Đối với nhóm ngành sản phẩm mà chất thải chủ yếu là nước thải cần hỗ trợ để xây dựng hệ thống thoát nước thải và bể lắng;

. Đối với nhóm ngành có chất thải rắn cần hỗ trợ để xây dựng bãi rác thải, các phương tiện vận chuyển rác;

. Đối với nhóm ngành có chất thải khí cần hỗ trợ xây dựng những buồng có hệ thống lọc gió, quạt để khử mùi.

+ Hỗ trợ kinh phí lập dự án cải tạo, xử lý ô nhiễm môi trường các làng nghề. Căn cứ vào mức độ ô nhiễm và tính cấp thiết của các làng nghề, lựa chọn một số làng nghề tiến hành hỗ trợ đầu tư cải tạo, nâng cấp hoặc xây dựng mới hệ thống thu gom, xử lý nước thải, chất thải tập trung. Xây dựng đồng bộ hệ thống cấp nước cho sản xuất và hệ thống xử lý nước thải tại các làng nghề theo phương châm Nhà nước và người dân cùng làm.

- Hỗ trợ di dời các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp làng nghề gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ra các cụm công nghiệp làng nghề tập trung.

* Ba là công tác quy hoạch.

Từ thực tế có thể thấy quy hoạch phát triển du lịch làng nghề cần được gắn với quy hoạch xây dựng nông thôn mới, quy hoạch phát triển tiểu thủ công nghiệp, quy hoạch giao thông, v.v… ở từng địa phương, đồng thời có sự liên kết giữa các quy hoạch ấy trên từng tour du lịch.

Trước mắt cần xúc tiến quy hoạch các tuyến du lịch làng nghề; quy hoạch khu dân cư, khu thương mại, hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng làng nghề (đường sá, điện, nước, thông tin liên lạc, truy cập internet, …), nhất là thực hiện các giải pháp khắc phục ô nhiễm môi trường các làng nghề, v.v…

3.3.5. Giải pháp bảo vệ môi trường và nâng cao nhận thức của cộng đồng địa phương.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu vai trò của quản lý Nhà nước đối với phát triển du lịch làng nghề ở Hà Nội (Trang 105 - 108)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w