- Nhà nước cũng phải kiểm tra, đánh giá hệ thống tổ chức quản lý du lịch của
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÀNG NGHỀ Ở HÀ NỘ
2.2.2. Đánh giá thực trạng của việc quản lý Nhà nước phát triển làng nghề du lịch ở Hà Nội.
Tuy nhiên, cơ quan quản lý Nhà nước về làng nghề còn chồng chéo, các chính sách hỗ trợ cho phát triển nghề và làng nghề còn bất cập, chưa hoàn chỉnh, chưa đi sâu và tác động mạnh mẽ đến các cơ sở sản xuất trong làng nghề, chỉ tập trung vào các nghĩa vụ của làng nghề, của các cơ sở sản xuất trong làng nghề mà chưa chú trọng nhiều đến các quyền lợi. Cụ thể:
- Nghị định số 134/2004/NĐ-CP và Nghị định số 66/2006/NĐ-CP của Chính phủ chưa tách bạch rõ ràng chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về lĩnh vực công nghiệp nông thôn giữa Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công thương) với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng như giữa Sở Công nghiệp (nay là Sở Công thương) với Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tại các địa phương;
- Các Thông tư hướng dẫn thực hiện của các Bộ, ngành có nhiều điểm còn thiếu và bất cập như: hướng dẫn nội dung khuyến công, phát triển nghề, làng nghề còn chung chung, chưa xác định rõ, cụ thể các nội dung, hình thức thực hiện; chưa hướng dẫn rõ và thiếu các định mức, tiêu chuẩn kinh tế kỹ thuật, đơn giá làm căn cứ
thiết kế, lập dự toán kinh phí cho các dự án khuyến công, phát triển nghề, làng nghề; một số mức chi cụ thể đang áp dụng thấp không phù hợp nên việc lập, thẩm định, phê duyệt các đề án còn chậm, triển khai một số hoạt động phát triển nghề, làng nghề còn gặp khó khăn;
- Hàng năm kinh phí ngân sách Nhà nước (cả Trung ương và địa phương) dành cho công tác khuyến công, phát triển nghề, làng nghề còn quá ít, chưa đáp ứng yêu cầu thực tế.
- Chưa xây dựng và ban hành được bộ tiêu chuẩn quy định về mức hỗ trợ kinh phí khuyến công từ ngân sách địa phương để thực hiện các đề án trên địa bàn;
- Chưa ban hành được văn bản hướng dẫn quy trình thống nhất về quản lý, đánh giá các dự án khuyến công;
- Mạng lưới cán bộ quản lý và thực hiện công tác phát triển nghề, làng nghề mới có ở cấp tỉnh, thành phố; Đối với cấp huyện với hàng chục làng nghề, hàng trăm doanh nghiệp cũng chỉ có tối đa là 2 biên chế cho lĩnh vực quản lý nhà nước về công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp; ở nhiều làng nghề, xã nghề có doanh thu hàng trăm tỷ đồng với hàng nghìn hộ sản xuất nhưng chưa có người chuyên phụ trách công tác quản lý nhà nước về công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp. Vì vậy việc truyền đạt, phổ biến, thực thi các cơ chế chính sách, việc hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, làng nghề ở các làng, các xã còn phụ thuộc vào sự nhiệt tình với khả năng ít chuyên môn của lãnh đạo xã, thôn.
Bên cạnh đó vẫn còn thiếu một số chính sách như: dự báo năng lực và nhu cầu thị trường, chính sách bảo vệ tài nguyên, bảo vệ môi trường, tổ chức phối hợp liên kết chặt chẽ giữa các cơ sở sản xuất… cho dù các chính sách này không mang tính bắt buộc nhưng cũng sẽ tác động mạnh mẽ đến việc phát triển nghề và làng nghề trên địa bàn thành phố.
Những hạn chế của các cơ chế chính sách sau khi ban hành phần nào đã được thể hiện qua việc triển khai chậm trễ và kết quả đạt thấp ở các khâu: phát triển làng nghề không theo định hướng, ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng, khó
khăn trong việc cấp quyền sử dụng đất, cho thuê đất lâu dài, chuyển giao kỹ thuật khoa học công nghệ, đào tạo cán bộ kỹ thuật và cán bộ quản lý, miễn giảm thuế, cho vay lãi suất ưu đãi…