Quản lý việc bồi dưỡng chuyên môn cho GV

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý hoạt động giảng dạy tại trường đại học nông lâm thành phố hồ chí minh (Trang 36 - 40)

Do đặc điểm của nghề dạy học nên tri thức, kỹ năng, toàn bộ nhân cách của GV là công cụ lao động nên GV phải được thường xuyên bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ để hoàn thành tốt nhiệm vụ giảng dạy. Thêm vào đó, chất lượng của giáo dục có hiệu quả hay không phụ thuộc phần lớn vào trình độ chuyên môn của GV. Tất cả các GV được tuyển chọn đều đạt chuẩn về bằng cấp; nhưng kiến thức, kinh nghiệm thực tế, năng lực chuyên môn, khả năng truyền đạt thực sự mỗi người mỗi khác. Do vậy, người quản lý phải nắm vững trình độ chuyên môn của GV bằng nhiều cách như dự giờ, giảng thử của GV trẻ, phản ánh của đồng nghiệp và ý kiến của SV đối với GV thỉnh giảng...

CBQL phải lập kế hoạch hoạt động bồi dưỡng GV gồm: - Nguyên tắc bồi dưỡng:

+ Thống nhất giữa bồi dưỡng đạo đức nghề nghiệp, chuyên môn, nghiệp vụ vá các nhiệm vụ được đặt ra từ thực tiễn.

+ Thu hút GV vào các hình thức học tập và tự học.

+ Tận dụng các thành tựu mới nhất của khoa học giáo dục và kinh nghiệm tiến tiến vào bồi dưỡng

+ Chú ý nhu cầu bồi dưỡng của GV - Nội dung bồi dưỡng bao gồm:

+ Bồi dưỡng những kiến thức về quan điểm, đường lối giáo dục của Đảng và nhà nước đối với giáo dục đại học

+ Bồi dưỡng kiến thức chuyên ngành để GV được cập nhật, bổ sung những kiến thức mới, hiện đại phù hợp với xu thế phát triển của khoa học

+ Bồi dưỡng kiến thức về phương pháp giảng dạy, các kỹ thuật dạy học hiện đại nhằm nâng cao tay nghề của GV. Đây là vấn đề mang tính thời sự hiện nay, nhất là các trường đại học đang chuyển từ đào tạo niên chế sang đào tạo tín chỉ thì đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy khả năng tự học của SV là một vấn đề cần thiết.

+ Bồi dưỡng kiến thức công cụ (tin học, ngoại ngữ) để tạo điều kiện cho mỗi GV tự học để nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ.

- Hình thức bồi dưỡng

+ Khuyến khích GV tự học và nghiên cứu để nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề và rèn luyện đạo đức, nghề nghiệp cho bản thân

+ Tạo điều kiện và khuyến khích GV đi học tập trung hoặc không tập trung, dài hạn hoặc ngắn hạn các lớp bồi dưỡng, đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ do Bộ hay các trường đại học mở trong nước hoặc ngoài nước.

+ Tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên đề cho GV ngay tại trường để tạo điều kiện thuận lợi cho tất cả GV tham gia.

+ Tổ chức các Hội nghị, Hội thảo khoa học cấp khoa, cấp trường hoặc động viên GV tham gia các hội thảo khoa học trong nước và trên thế giới để mở rộng phạm vi giao lưu thông tin khoa học giữa các nhà khoa học.

+ Động viên GV tham gia viết các bài báo khoa học về chuyên môn hoặc về phương pháp cho các tạp chí chuyên ngành trong nước và trên thế giới.

- Đối tượng tham gia bồi dưỡng là GV trẻ, GV cơ hữu của khoa và động viên cả GV thỉnh giảng tham dự. Những chuyên đề bồi dưỡng về phương pháp giảng dạy, những buổi báo cáo về các vấn đề đào tạo ở các trường đại học danh tiếng trên thế giới có thể mời GV toàn trường tham dự và cả những cán bộ kỹ thuật, các nhà quản lý đang tham gia công tác với nhà trường tham dự.

- Từ đó Khoa, Trường, phối hợp sắp xếp thời gian, công việc hợp lý tạo điều kiện cho GV học tập nâng cao trình độ mà vẫn không ảnh hưởng đến chương trình, kế hoạch và chất lượng đào tạo của Khoa và nhà trường

- Hiệu trưởng phối hợp với trưởng khoa kiểm tra kết quả bồi dưỡng và ứng dụng kết quả bồi dưỡng trong thực tiễn giảng dạy của GV. Chẳng hạn ứng dụng các phương pháp dạy học đã được bồi dưỡng vào hoạt động giảng dạy của mỗi GV như thế nào? Hoặc những cán bộ, GV đi học tập, nghiên cứu, tham quan ở nước ngoài về sẽ báo cáo kết quả học tập, nghiên cứu và hướng ứng dụng những kết quả đã học vào chuyên môn, giảng dạy ra sao...

1.3.7. Quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của GV đối với SV

Trong quá trình giảng dạy, việc kiểm tra, đánh giá kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo của SV vừa mang ý nghĩa xác nhận kết quả mà SV đạt được trong học tập, vừa làm cơ sở điều chỉnh hoạt động dạy và học và định hướng cho hoạt động dạy học tiếp sau. Kết quả kiểm tra, đánh giá cũng là cơ sở điều chỉnh, cải tiến công tác quản lý hoạt động giảng dạy hiệu quả hơn.

Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá là quản lý kế hoạch kiểm tra đánh giá theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo (mỗi môn có hai điểm kiểm tra là điểm quá trình và kết thúc. Tùy theo khối ngành kinh tế, kỹ thuật hay xã hội nhân văn điểm tổng kết được tính như sau: 10% chuyên cần, 20% thi giữa kỳ hoặc tiểu luận và 70% cuối kỳ. Kiểm tra giữa kỳ là do GV quyết định và thực hiện, còn kiểm tra cuối kỳ được tổ chức chung theo khoa hoặc toàn trường. với những môn thực hành phải có điểm lý thuyết và thực hành…). Hiệu trưởng phổ biến kế hoạch, yêu cầu về kiểm tra, đánh giá đến các khoa, phân công trách nhiệm cho từng bộ phận, cá nhân, cụ thể:

- Trưởng khoa hoặc trưởng bộ môn phổ biến kế hoạch, yêu cầu kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của SV đến GV để thực hiện nghiêm túc.

- Xây dựng và phổ biến quy trình tổ chức kiểm tra, đánh giá: GV phụ trách bộ môn lựa chọn hình thức kiểm tra đánh giá, ra đề thi, barem và đáp án, nộp cho khoa hoặc phòng đào tạo.

- Trưởng khoa hoặc trưởng bộ môn có trách nhiệm duyệt đề thi

- Phòng đào tạo chịu trách nhiệm in ấn đề thi, tổ chức thi và quản lý bảng điểm.

- GV chịu trách nhiệm chấm bài, lên bảng điểm, ký tên và nộp về phòng đào tạo. Nếu có bất kỳ thay đổi nào về điểm đều phải do GV chỉnh sửa, ký nhận tại phòng đào tạo.

Việc phân chia chức năng, nhiệm vụ cho từng cá nhân, bộ phận phụ trách từng khâu, từng công đoạn của kiểm tra, đánh giá nhằm bảo đảm sự chính xác, khách quan trong kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của SV.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ

HỒ CHÍ MINH

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý hoạt động giảng dạy tại trường đại học nông lâm thành phố hồ chí minh (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)