Bảng 2.8: Thực trạng quản lý đổi mới phương pháp, phương tiện
giảng dạy
Nội dung Nhóm đánh
giá
Mức độ
thực hiện hiệu quả Mức độ
1. Quán triệt nhận thức về định hướng đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của GV trong việc lựa chọn và sử dụng phương pháp dạy học
CBQL 2.54 2.23
GV 2.89 2.96
2. Tổ chức thao giảng, dự giờ, trao đổi về các phương pháp dạy học
CBQL 2.15 2.08
GV 2.12 2.23
3. Tổ chức các lớp bồi dưỡng, chuyên đề về phương pháp dạy học
CBQL 1.85 2.00
GV 2.15 2.39
4. Khuyến khích và tăng cường
khả năng tự nghiên cứu của GV CBQL 2.38 2.38
GV 2.65 2.86
5. Yêu cầu và tạo điều kiện tốt để GV thường xuyên sử dụng giáo trình điện tử, ứng dụng công nghệ thông tin trên lớp
CBQL 3.00 2.85
GV 2.81 2.89
6. Tổ chức cho GV khai thác và sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị dạy học hiện có
CBQL 2.92 2.77
GV 2.63 2.70
7. Thường xuyên tổ chức cho GV trao đổi, rút kinh nghiệm về kỹ năng sử dụng các thiết bị mới
CBQL 2.00 2.00
GV 2.28 2.36
8. Tạo điều kiện cho GV vận hành thử các phương tiện, thiết bị dạy học trước khi lên lớp
CBQL 2.46 2.46
Qua bảng số liệu thống kê trên, chúng ta thấy rằng:
- Việc “Quán triệt nhận thức về định hướng đổi mới phương pháp dạy học” và “Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của GV trong việc lựa chọn và sử dụng phương pháp dạy học” được CBQL và GV cho là đã thực hiện thường xuyên (X =2.23 – 2.96). Từ khi nhà trường chuyển sang đào tạo theo học chế tín chỉ (năm 2008), điều đầu tiên và cơ bản là việc đổi mới các phương pháp dạy học sao cho phát huy tính tích cực, chủ động của SV. Công tác này được thực hiện thường xuyên trong các hội nghị về đào tạo của nhà trường và trong các cuộc họp bộ môn. Vì vậy mà nhiều GV đã tự tìm kiếm, học hỏi các phương pháp dạy học tích cực nhằm nâng cao chất lượng giờ dạy.
- CBQL đánh giá đã thường xuyên “Tổ chức thao giảng, dự giờ, trao đổi về các phương pháp dạy học” (X =2.08 – 2.23), đồng thời, cũng thường xuyên “Tổ chức các lớp bồi dưỡng, chuyên đề về phương pháp dạy học” (X =2.00 – 2.39). Tuy nhiên, mức độ thực hiện và mức độ hiệu quả chưa cao, đồng thời, có sự không đồng đều trong việc tổ chức các hoạt động này ở các khoa, nhất là với các khoa có tỉ lệ GV lớn tuổi nhiều hơn GV trẻ. Qua nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy Khoa Ngoại ngữ - Sư phạm, khoa Khoa học và Công nghệ thực phẩm đã thực hiện rất tốt nội dung này. Nhiều CBQL ngại sự thay đổi mà nội dung này cũng có nhiều bất cập khi thực hiện.
- CBQL cũng đánh giá là thường xuyên “Khuyến khích và tăng cường khả năng tự nghiên cứu của GV” (X =2.38 – 2.86). Bằng cách động viên, nêu cao tinh thần nghiên cứu của GV trước buổi họp và tăng cường các thiết bị, đáp ứng yêu cầu đổi mới PPGD (theo sự đồng ý của nhà trường) đã tạo điều kiện thuận lợi để GV tự tìm tòi, tự nghiên cứu để đổi mới phương pháp dạy học theo hướng hiện đại, tích cực hóa người học.
- Việc “Yêu cầu và tạo điều kiện tốt để GV thường xuyên sử dụng giáo trình điện tử, ứng dụng công nghệ thông tin trên lớp” cũng được CBQL thực
hiện thường xuyên và có hiệu quả(X =2.81 – 3.00). Điện tử hóa các bài giảng được nhiều GV thực hiện, các hoạt động dạy học khác cũng được GV thiết kế điện tử hóa xen lẫn các nội dung bài học khiến bài học trở nên sinh động hơn.
- Đồng thời, CBQL cũng “Tổ chức cho GV khai thác và sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị dạy học hiện có” một cách thường xuyên (X =2.63 – 2.92) Thông qua các buổi tập huấn về PPGD, CBQL hướng dẫn cách sử dụng các thiết bị dạy học hiện đại và “Thường xuyên tổ chức cho GV trao đổi, rút kinh nghiệm về kỹ năng sử dụng các thiết bị mới” (X =2.00 – 2.36). Hiện nay, các phòng học của trường đều được trang bị hệ thống máy chiếu hiện đại (projector).
Nhìn chung, đổi mới phương pháp dạy học đóng vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy học. Các trưởng, phó khoa đã quán triệt cho GV về tầm quan trọng và xu hướng đổi mới phương pháp dạy học, có tiến hành thao giảng, rút kinh nghiệm cho phương pháp dạy học tích cực nhưng việc tổ chức nắm vững các phương pháp dạy học tích cực tại trường còn chưa tốt. Phương pháp giảng dạy vẫn còn truyền thụ một chiều, SV vẫn còn thụ động ghi chép, chưa phát huy được tính tích cực của SV trong giờ lên lớp.
2.2.7. Thực trạng quản lý việc bồi dưỡng chuyên môn của GV tại trường NLU