Thực trạng quản lý việc chuẩn bị kế hoạch dạy tại trườngNLU

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý hoạt động giảng dạy tại trường đại học nông lâm thành phố hồ chí minh (Trang 54 - 56)

Bảng 2.6: Thực trạng quản lý việc chuẩn bị kế hoạch dạy tại trường

NLU Nội dung Nhóm đánh giá Mức độ thực hiện Mức độ hiệu quả Điểm TB1 Điểm TB2 1. Phổ biến các quy định về kế hoạch dạy học, kế hoạch bài dạy

CBQL 3.00 2.92

GV 2.82 2.78

2. Chỉ đạo tổ chuyên môn xác định thống nhất hệ thống mục tiêu, chuẩn kiến thức, phương hướng giảng dạy từng bài…

CBQL 3.15 3.15

GV 2.61 2.80

3. Phổ biến tiêu chuẩn đánh giá, xếp loại kế hoạch bài dạy, kế hoạch môn dạy

CBQL 2.85 2.92

GV 2.48 2.67

4. Kiểm tra định kỳ và đột xuất việc lập và sử dụng hiệu quả kế hoạch bài dạy, kế hoạch môn dạy

CBQL 1.77 1.92

GV 1.81 1.96

Qua bảng số liệu thống kê trên, chúng ta thấy:

- Trong quản lý việc chuẩn bị kế hoạch giảng dạy, CBQL đã thường xuyên phổ biến các quy định về kế hoạch dạy học, kế hoạch bài dạy (X =2.78 – 3.00). Nhưng qua trao đổi, nhiều CBQL và GV thừa nhận rằng giữa CBQL là người điều hành, phổ biến với GV là người nhận lệnh, thực hiện có sự khác biệt. Việc thực hiện biện pháp này cũng không đồng đều giữa các khoa (nhiều CBQL đã không thực hiện việc này). Qua trao đổi với các trưởng, phó khoa,

vẫn còn có một số GV không quan tâm tới các quy định, qui chế trong nhà trường, mặc dầu có rất nhiều kênh thông tin, thậm chí không tham dự sinh hoạt đầu năm với khoa như đã thông báo.

- Các trưởng bộ môn cho là rất thường xuyên thực hiện việc “Chỉ đạo tổ chuyên môn xác định thống nhất hệ thống mục tiêu, chuẩn kiến thức, phương hướng giảng dạy từng bài…(X =3.15). Với GV, đánh giá việc thực hiện nội dung này là thường xuyên và hiệu quả (X =2.61 – 2.80). Như vậy, CBQL đánh giá cao hơn GV chứng tỏ công tác chỉ đạo, điều hành chưa được tốt.

- Nội dung “Phổ biến tiêu chuẩn đánh giá, xếp loại kế hoạch bài dạy, kế hoạch môn dạy” được đánh giá là thực hiện một cách thường xuyên và đạt hiệu quả ở hai đối tượng được khảo sát (X =2.48 – 2.92). Thật ra, ở bậc đại học, công tác chuẩn bị giảng dạy phụ thuộc vào ý thức, trách nhiệm của mỗi GV. Việc dự giờ thường chỉ ở giai đoạn tập sự của GV, nên việc xếp loại kế hoạch bài dạy, môn dạy chỉ diễn ra trên lý thuyết và được thực hiện rất hình thức.

- Không thực hiện việc “Kiểm tra định kỳ và đột xuất việc lập và sử dụng hiệu quả kế hoạch bài dạy, kế hoạch môn dạy” là đánh giá của CBQL và GV (X =1.77 – 1.96). Như đã phân tích ở nội dung trên, dự giờ là việc chỉ xảy ra ở giai đoạn tập sự của GV, việc lập đề cương môn học là kế hoạch của môn học, bài học được nộp cho khoa và phòng đào tạo đã qua kiểm duyệt của Trưởng khoa. Vì vậy, việc kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất nội dung này trong năm học là ít gặp tại trường.

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý hoạt động giảng dạy tại trường đại học nông lâm thành phố hồ chí minh (Trang 54 - 56)