Nhóm biện pháp tăng cường công tác quản lý hoạt động giảng dạy

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý hoạt động giảng dạy tại trường đại học nông lâm thành phố hồ chí minh (Trang 76)

dạy của GV

3.2.2.1. Kế hoạch hóa hoạt động giảng dạy của khoa

Lập kế hoạch có ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt động QL một đơn vị. Có thể nói, lập kế hoạch là khởi đầu của mọi hoạt động, mọi chức năng QL khác. Nếu không có các kế hoạch, CBQL có thể không biết tổ chức và khai thác nhân lực và các nguồn lực khác một cách có hiệu quả, thậm chí còn không biết rõ phải tổ chức và khai thác cái gì nữa. Không có kế hoạch, CBQL và GV có rất ít cơ hội để đạt được mục tiêu của mình cũng như không biết khi nào đạt được mục tiêu. Việc kế hoạch hóa hoạt động của Khoa là lên kế hoạch cho tất cả các hoạt động của khoa, trong đó chủ yếu là hoạt động giảng dạy.

a. Mục đích của biện pháp: nhằm công khai hóa hoạt động giảng dạy trong từng học kì, trong năm học; tạo sự chủ động trong việc phân công giảng dạy và mời GV thỉnh giảng (nếu có) đồng thời giúp GV và SV chủ động thực

hiện chương trình đào tạo.

b. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp gồm:

- Từng khoa lên kế hoạch giảng dạy của HK, của một năm và của cả khóa đào tạo: kế hoạch càng chi tiết, càng cụ thể càng giúp cho hoạt động dạy học hiệu quả, vì vậy mà từng khoa lên kế hoạch giảng dạy của học kỳ, của một năm và của cả khóa đào tạo.

- Lên kế hoạch cụ thể cho từng loại hoạt động chuyên môn: song song với việc lập kế hoạch cho từng học kỳ thì việc lập kế hoạch cụ thể cho từng loại hoạt động chuyên môn là rất cần thiết. Trong thời gian vừa qua, nhiều môn học trong khoa bị trùng lấp các giờ thực hành, khiến GV và SV gặp nhiều trở ngại trong việc thực hiện kế hoạch dạy – học. Các hoạt động khác như cán bộ trực thiết bị cũng không chủ động được công việc của mình. Phòng học bị trùng lấp, dẫn đến thực trạng là có hôm thì thiếu phòng học nhưng cũng có hôm thì phòng học trống nhiều… Vì vậy, Trưởng bộ môn cần yêu cầu mỗi GV phải lên kế hoạch cụ thể cho từng loại hoạt động chuyên môn của mình.

- Dự kiến 2 GV phụ trách môn học: là điều cần thiết bởi phải dự phòng khi GV có những công tác đột xuất. Việc dự phòng 2 GV cho một môn học cũng thể hiện sự tôn trọng đối với SV khi lên lớp, đảm bảo chất lượng giảng dạy, đúng tiến độ và tăng khả năng thu hút bài học và sự phân loại, lựa chọn GV của SV cho môn học

- Kế hoạch đào tạo của khoa được thông báo đến tập thể GV trong khoa để tất cả GV đều nắm được kế hoạch và cùng nhau thực hiện tốt kế hoạch đề ra.

3.2.2.2. Quản lý việc xây dựng chương trình môn học

Chương trình giảng dạy là văn bản do Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành, trong đó quy định cụ thể mục đích, mục tiêu mỗi môn học, phạm vi và hệ

thống nội dung môn học, số tiết dành cho môn học nói chung và dành cho từng phần, chương môn học. Chương trình đào tạo được xây dựng trên cơ sở chương trình khung của Bộ, có chỉnh sửa, đáp ứng mục tiêu và phù hợp với đặc trưng của từng trường. Chương trình được cấu trúc từ các học phần thuộc hai khối kiến thức: giáo dục đại cương và giáo dục chuyên nghiệp.

Một trong những tồn tại của nhà trường trong xây dựng chương trình là không có nhiều học phần chung cho tất cả các ngành, thiếu tính liên thông, ít các kỹ năng mềm. Nhiều học phần chưa có đề cương chi tiết hoặc chỉ có đề cương sơ sài là những nhận định chung của nhiều Trưởng bộ môn và GV mà chúng tôi được trao đổi.

a. Mục đích của biện pháp: nhằm đảm bảo việc xây dựng chương trình môn học của Khoa đúng quy định và phù hợp với yêu cầu phát triển của Khoa, của Nhà trường và xã hội.

b. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp gồm:

- Các khoa xây dựng chương trình đào tạo (CTĐT) dựa trên chương trình khung (CTK) của Bộ Giáo dục & Đào tạo (BGD&ĐT), tham khảo CTĐT nước ngoài cùng ngành nghề và sự cân đối giữa lý thuyết và thực hành (LT&TH).

- Các khoa nên bổ sung vào CTĐT các chuyên đề tự chọn mang tính thời sự và các kỹ năng mềm cho SV, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của lực lượng trí thức mới. Những chuyên đề tự chọn mang tính thời sự giúp cho SV tiếp cận với những chuyển biến của các hoạt động xã hội, từ đó có cách nhìn nhận và ý thức rèn luyện về bản thân theo hướng tích cực dười sự hướng dẫn của các GV phụ trách chuyên đề. Những kỹ năng mềm như kỹ năng thuyết trình, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lý tình huống… giúp cho SV có thể hòa nhập nhanh với môi trường việc làm, linh hoạt và chủ động để bản thân có thể có được việc làm phù hợp.

- Đề cương chi tiết môn học phải có mục tiêu rõ ràng, nội dung chi tiết quy định khối lượng kiến thức, tài liệu tham khảo, loại hình kiểm tra.

- Đưa vào CTĐT những môn học mới phù hợp với xu thế phát triển của thế giới. Sự vận động phát triển của xã hội và thế giới đòi hỏi ngành giáo dục phải luôn cập nhật và bổ sung kiến thức mới phù hợp với thời đại. Vì vậy, trong khả năng, các Khoa nên mạnh dạn bổ sung vào chương trình học những môn học mới phù hợp với xu thế phát triển của thế giới.

3.2.2.3. Quản lý việc thực hiện nội dung chương trình dạy học

a. Mục đích của biện pháp: nhằm đảm bảo việc thực hiện đúng, thực hiện đủ nội dung chương trình môn học của Khoa, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của Khoa và của Nhà trường.

b. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp gồm:

- Yêu cầu GV xây dựng đề cương môn học phải phù hợp với đặc thù phát triển của trường và khoa: GV đã được tập huấn và tham gia các buổi trao đổi học thuật về đề cương giảng dạy, tham gia các buổi hội thảo, chuyên đề nhằm nâng cao vai trò của trường. Như vậy, bất kỳ GV nào cũng phải nắm được đặt thù phát triển của trường và khoa, việc xây dựng đề cương chi tiết được thông qua hội đồng khoa học Khoa nên đảm bảo phải phù hợp với đặc thù phát triển của trường và khoa.

- Khoa duyệt giáo trình và đề cương chi tiết môn học, như vậy sẽ đảm bảo sự thống nhất và liên thông giữa các chương trình đào tạo. Đề cương và giáo trình phải được cập nhật và bổ sung kiến thức mới 2 năm một lần nhằm bảo đảm tính thời sự và tính phát triển của môn học.

- GV xây dựng kế hoạch giảng dạy, giáo trình, nội dung, phương pháp và những yêu cầu với SV từng bài dạy đồng thời GV phải luôn cập nhật những kiến thức chuyên môn mới cũng như yêu cầu của doanh nghiệp để bổ sung cho nội dung bài dạy là cần thiết. Biện pháp này cũng phù hợp với việc

đảm bảo việc đào tạo và đáp ứng theo yêu cầu của doanh nghiệp cho ngành nghề.

- Thanh tra đào tạo theo dõi việc thực hiện giảng dạy có đúng và đủ thời lượng các môn học, lịch trình, tiến độ dạy.

- Tổ giám thị thường xuyên đi kiểm tra hoạt động lên lớp của GV, lịch nghỉ, lịch bù giờ của GV. Hoạt động này giúp cho GV nâng cao tinh thần trách nhiệm trong giảng dạy.

- Khoa quản lý đề cương, đề thi, đáp án của GV. Sau khi khoa đã kiểm tra, thẩm định nội dung đề thi mới chuyển tới Trung tâm khảo thí. Việc này nằm trong quyền hạn của trưởng bộ môn, trưởng khoa. Cần lưu ý phải đảm bảo quy trình ra đề thi, tổ chức thi và chấm thi, phải đảm bảo bảo mật, an toàn tuyệt đối của đề thi.

- Khoa kết hợp với Cố vấn học tập theo dõi thời khóa biểu theo từng lớp. Việc kết hợp này giúp GV trong khoa có thể nắm được tình hình học tập của từng SV qua đó có thể điều chỉnh hoặc đổi mới phương pháp dạy học, có kế hoạch giúp đỡ, định hướng học tập cho SV, đảm bảo các em học đúng, học đủ chương trình đúng hạn.

3.2.3. Biện pháp phát triển đội ngũ GV

Việc phát triển đội ngũ GV góp phần nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động giảng dạy. Phát triển đội ngũ GV có thể là phát triển về mặt số lượng và cũng có thể là phát triển về mặt chất lượng. Sau khi nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động giảng dạy của nhà trường, chúng tôi nhận thấy các khoa chưa có nhu cầu phát triển số lượng GV nên chúng tôi chỉ quan tâm đến việc phát triển GV về mặt chất lượng, là cả phẩm chất và năng lực của đội ngũ GV. Phát triển đội ngũ giảng viên của CBQL thực chất là quản lý việc bồi dưỡng và tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ giảng dạy.

a. Mục đích của biện pháp: nhằm nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ cán bộ giảng dạy tại trường góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy.

b. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp gồm:

- Bồi dưỡng các vấn đề chung về quy chế đào tạo: học chế tín chỉ, phương pháp giảng dạy đại học… Giao thoa giữa hai học chế (niên chế và tín chỉ) khiến cho nhiều GV, nhất là các GV đã có thâm niên (trên 10 năm), gặp rất nhiều khó khăn từ cách tổ chức lớp học, phương pháp giảng dạy, đánh giá môn học, quy ước thang điểm…

- Đưa GV đi tập huấn, dự hội nghị, hội thảo, tham quan; tăng cường giao lưu thì mới có thể học hỏi, cải tiến phương pháp giảng dạy.

- Tổ chức bồi dưỡng cấp trường, cấp khoa về nghiệp vụ sư phạm: trên thực tế có rất nhiều GV được giữ lại trường không qua lớp nghiệp vụ sư phạm, thiếu các kỹ năng đứng lớp, vì vậy mà chất lượng của bài học phần nào bị ảnh hưởng không tốt. Hơn thế nữa GV cũng cần phải cập nhật những kiến thức về kỹ năng giảng dạy mới trong xu thế đổi mới giảng dạy vì vậy phải tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho GV.

- Bồi dưỡng chuyên môn ngắn hạn trong nước và ngoài nước: nhà trường luôn tạo điều kiện để GV học tập nâng cao trình độ chuyên môn trong và ngoài nước. Sự liên thông giữa các trường trong khu vực tạo nên điều kiện thuận lợi cho các GV muốn giao lưu học hỏi. Đây cũng đồng thời là nghĩa vụ của mỗi GV, phải không ngừng nâng cao trình độ, nghiệp vụ chuyên môn trong cả cuộc đời của mình.

- Bồi dưỡng đổi mới phương pháp dạy học hiện đại vì mục tiêu của giáo dục đại học như thủ tướng Phan Văn Khải đã phát biểu “Cái chúng ta cần ở SV khi ra trường hiện nay không phải là những kiến thức ghi chép được mà là năng lực tự học, sáng tạo, để giải quyết những vấn đề trong thực tiễn”. Điều này cần thiết phải đổi mới phương pháp giảng dạy, phát huy vai trò của những

phương pháp dạy học hiện đại trong đào tạo theo học chế tín chỉ như hiên nay.

3.3. Khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của biện pháp

3.3.1. Tính cần thiết và khả thi của nhóm biện pháp nâng cao trình độ cho CBQL cho CBQL

Kết quả thăm dò ở bảng 3.1 được thể hiện dưới đây cho phép chúng tôi nhận xét như sau:

Bảng 3.1: Nhóm biện pháp nâng cao trình độ

Nội dung Nhóm đánh giá Mức độ cần thiết Mức độ khả thi

1. Bồi dưỡng và phát triển đội ngũ kế cận.

CBQL 2.33 2.46

GV 2.69 2.47

2. Bồi dưỡng lý luận nghiệp vụ quản lý

CBQL 2.38 2.38

GV 2.51 2.36

3. Bồi dưỡng lý luận về chủ nghĩa Mác- Lê, tư tưởng HCM

CBQL 2.08 2.00

GV 1.82 1.89

4. Đổi mới nhận thức quản lý CBQL 2.46 2.23

GV 2.74 2.29

5. Đổi mới phương pháp quản lý CBQL 2.62 2.31

GV 2.79 2.52

- Đa số các biện pháp đều được CBQL và GV đánh giá là cần thiết (X =2.08 – 2.79). Riêng biện pháp “Bồi dưỡng lý luận về chủ nghĩa Mác- Lê, tư tưởng HCM” được GV đánh giá là không cần thiết và không khả thi (X =1.82 – 1.89), nguyên nhân là vì các GV cho là các buổi học tập chính trị được tổ chức định kỳ cũng là quá đủ với CBQL. Sự khác biệt này cũng cho

chúng ta thấy rằng, vấn đề nhận thức phụ thuộc rất nhiều vào tâm thế, địa vị của chúng ta.

-Tính khả thi của các biện pháp cũng chưa được đánh giá cao (X =2.00 – 2.52) do một số nguyên nhân, chẳng hạn như tư tưởng ngại thay đổi của các CBQL; sự không phù hợp trong quy định chế độ đãi ngộ, quyền hạn trách nhiệm của CBQL…

3.3.2. Tính cần thiết và khả thi của biện pháp kế hoạch hóa hoạt động giảng dạy của khoa giảng dạy của khoa

Bảng 3.2: Kế hoạch hóa hoạt động của khoa

Nội dung Nhóm đánh giá Mức độ cần thiết Mức độ khả thi

1. Lên kế hoạch đào tạo và gửi về từng khoa

CBQL 2.38 2.69

GV 2.10 2.78

2. Từng khoa lên kế hoạch giảng dạy của HK, của một năm và của cả khóa đào tạo

CBQL 2.77 2.62

GV 2.82 2.09

3. Lên kế hoạch cụ thể cho từng loại hoạt động chuyên môn

CBQL 2.62 2.62 GV 2.58 2.73 4. Dự kiến 2 GV phụ trách môn học CBQL 2.23 2.69 GV 2.53 2.60

5. Kế hoạch đào tạo của khoa được thông báo đến tập thể GV trong khoa

CBQL 2.24 2.49

GV 2.78 2.69

Qua bảng 3.2, các biện pháp mà chúng tôi đưa ra đều được đánh giá là cần thiết (X =2.10 – 2.82) như: việc cần thiết phải lên kế hoạch đào tạo và

gửi về từng khoa (nhà trường); kế hoạch càng chi tiết, càng cụ thể càng giúp cho hoạt động dạy học hiệu quả, vì vậy mà từng khoa lên kế hoạch giảng dạy của học kỳ, của một năm và của cả khóa đào tạo và phải lên kế hoạch cụ thể cho từng loại hoạt động chuyên môn; Dự kiến 2 GV phụ trách môn học là điều cần thiết bởi phải dự phòng khi GV có những công tác đột xuất. Việc dự phòng 2 GV cho một môn học cũng thể hiện sự tôn trọng đối với SV khi lên lớp, đảm bảo chất lượng giảng dạy, đúng tiến độ và tăng khả năng thu hút bài học và sự phân loại, lựa chọn GV của SV cho môn học. Kế hoạch đào tạo của khoa phải được thông báo đến tập thể GV trong khoa để tất cả GV đều nắm được kế hoạch và cùng nhau thực hiện tốt kế hoạch đề ra.

Các biện pháp này cũng được đánh giá là khả thi (X =2.09 – 2.78) vì CBQL đã có nghiệp vụ và công việc này thật ra là đã được thực hiện, song chưa hoàn chỉnh, chưa chi tiết và cụ thể. Các Trường khoa và các Trưởng bộ môn cần nắm rõ lý luận về kế hoạch và lập kế hoạch giáo dục để góp phần đổi mới, cải tiến quản lý hoạt động giảng dạy, nâng cao chất lượng dạy – học.

3.3.3. Tính cần thiết và khả thi của biện pháp quản lý việc xây dựng chương trình môn học chương trình môn học

Bảng 3.3: Các biện pháp quản lý xây dựng chương trình

Nội dung Nhóm đánh giá Mức độ cần thiết Mức độ khả thi

1. Các khoa xây dựng chương trình đào tạo dựa trên chương trình khung của Bộ giáo dục & Đào tạo, tham khảo chương trình đào tạo nước ngoài cùng ngành nghề và sự cân đối giữa lý thuyết

CBQL 2.46 2.00

Nội dung Nhóm đánh giá Mức độ cần thiết Mức độ khả thi và thực hành

2. Các khoa nên bổ sung vào chương trình các chuyên đề tự chọn mang tính thời sự và các kỹ năng mềm cho SV

CBQL 2.62 2.00

GV 2.71 2.33

3. Đề cương chi tiết phải có mục tiêu rõ ràng, nội dung chi tiết: khối lượng kiến thức, tài liệu tham khảo, loại hình kiểm tra

CBQL 2.62 2.54

GV 2.77 2.61

4. Đưa vào chương trình những

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý hoạt động giảng dạy tại trường đại học nông lâm thành phố hồ chí minh (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)