Hoạt động giảng dạy bao gồm các công đoạn như lập kế hoạch giảng dạy, triển khai kế hoạch giảng dạy ở trên lớp và kiểm tra đánh giá kết quả học tập của SV. Vì thế, quản lý hoạt động giảng dạy buộc phải quản lý từng công đoạn của quy trình giảng dạy của GV, trong đó công đoạn đầu tiên là việc chuẩn bị lên lớp thông qua việc chuẩn bị kế hoạch giảng dạy.
Chuẩn bị kế hoạch giảng dạy là khâu rất quan trọng, giúp cho GV chuẩn bị được nội dung bài học và chủ động được thời gian giảng dạy trên lớp. Trên cơ sở nghiên cứu kĩ chương trình, kế hoạch giảng dạy, đọc và phân tích kĩ nội dung môn dạy, Hiệu trưởng hoặc Trưởng khoa cần phổ biến đến GVcác việc làmdưới đây nhằm quản lý tốt việc chuẩn bị kế hoạch bài dạy:
- Xây dựng các quy định thống nhất về kế hoạch dạy học, kế hoạch bài dạy. Một kế hoạch bài dạy được thiết kế tốt sẽ giúp giảng viên tự tin, chủ động triển khai ở trên lớp đạt chất lượng cao. Hiệu trưởng hoặc Trưởng khoa cần phổ biến hoặc tập huấn cho giảng viên những yêu cầu cần thiết để lập kế hoạch bài dạy như:
+ Nhận dạng bài dạy (bài dạy lý thuyết hay bài dạy kỹ năng) + Viết mục tiêu bài dạy (kết quả cần đạt đến của bài dạy)
+ Thiết kế bài dạy, bao gồm nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức
- Chỉ đạo tổ chuyên môn xác định thống nhất hệ thống mục tiêu, chuẩn kiến thức bài dạy, trao đổi phương hướng giảng dạy từng bài, những bài khó, những tư liệu mới cần bổ sung vào bài dạy, những thiết bị cần thiết cho bài dạy.
- Xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá bài dạy, xếp loại kế hoạch bài dạy, kế hoạch môn dạy
- Kiểm tra định kỳ và đột xuất việc lập và sử dụng hiệu quả kế hoạch bài dạy, kế hoạch môn dạy