chương trình môn học
Bảng 3.3: Các biện pháp quản lý xây dựng chương trình
Nội dung Nhóm đánh giá Mức độ cần thiết Mức độ khả thi
1. Các khoa xây dựng chương trình đào tạo dựa trên chương trình khung của Bộ giáo dục & Đào tạo, tham khảo chương trình đào tạo nước ngoài cùng ngành nghề và sự cân đối giữa lý thuyết
CBQL 2.46 2.00
Nội dung Nhóm đánh giá Mức độ cần thiết Mức độ khả thi và thực hành
2. Các khoa nên bổ sung vào chương trình các chuyên đề tự chọn mang tính thời sự và các kỹ năng mềm cho SV
CBQL 2.62 2.00
GV 2.71 2.33
3. Đề cương chi tiết phải có mục tiêu rõ ràng, nội dung chi tiết: khối lượng kiến thức, tài liệu tham khảo, loại hình kiểm tra
CBQL 2.62 2.54
GV 2.77 2.61
4. Đưa vào chương trình những môn học mới phù hợp với xu thế phát triển của thế giới
CBQL 2.46 2.54
GV 2.65 2.36
Qua bảng 3.3, chúng ta thấy rằng các biện pháp đưa ra được đánh giá ở mức cần thiết và khả thi (X =2.00 – 2.77). Cần thiết việc “Các khoa xây dựng CTĐT dựa trên CTK của BGD & ĐT, tham khảo CTĐT nước ngoài cùng ngành nghề và sự cân đối giữa lý thuyết và thực hành.”. Việc “Các khoa nên bổ sung vào CT các chuyên đề tự chọn mang tính thời sự và các kỹ năng mềm cho SV” được xếp hạng thứ 2 (về mức độ cần thiết) trong 4 biện pháp về xây dựng chương trình. Biện pháp này phù hợp với yêu cầu mà xã hội đặt ra cho nguồn nhân lực tương lai, SV sau khi tốt nghiệp phải biết vận dụng một cách sáng tạo, linh hoạt các nội dung học tập vào quá trình làm việc. Thêm vào đó, nên “Đưa vào chương trình những môn học mới phù hợp với xu thế phát triển của thế giới” thì mới mong lực lượng được đào tạo ra đáp ứng được yêu cầu
xã hội, không bị lạc hậu, tránh nguy cơ lãng phí tài nguyên chất xám vô cùng quý giá này. Cần thiết phải có đề cương môn học thật chi tiết: phải có mục tiêu rõ ràng, nội dung chi tiết (khối lượng kiến thức, tài liệu tham khảo, loại hình kiểm tra).
Tính khả thi của các biện pháp không cao lắm, điểm trung bình dao động từ 2.00 – 2.61. Vì thời lượng của đào tạo theo tín chỉ không nhiều (138 tín chì) nên các Khoa rất khó để cân đối giữa giờ lý thuyết và thực hành trong chương trình khung. Còn việc đưa các chuyên đề tự chọn mang tính thời sự và các kỹ năng mềm vào CT cũng khiến CBQL và GV băn khoăn, vì phụ thuộc rất nhiều đặc thù của Khoa, có chăng là những khoa xã hội (Khoa Ngoại ngữ - Sư phạm, Bộ môn lý luận chính trị) có thể thêm những học phần đó vào chương trình. Một thực tế đáng lo ngại hơn nữa là hiện nay chương trình đào tạo giữa các khoa của trường lại thiếu tính liên thông, các môn học lại bị ràng buộc bởi các môn học trước, môn tiên quyết nên SV gặp rất nhiều trở ngại trong việc đăng ký môn học. Việc đưa vào chương trình những môn học mới phù hợp với xu thế phát triển của thế giới cũng khiến nhiều CBQL và GV lo ngại bởi tính thận trọng trong QL, ngại những sự thay đổi nên biện pháp này chỉ dừng lại ở mức khả thi.