Giới thiệu mẫu nghiên cứu và cách thức xử lý số liệu

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý hoạt động giảng dạy tại trường đại học nông lâm thành phố hồ chí minh (Trang 46 - 47)

Tìm hiểu thực trạng quản lý hoạt động giảng dạy tại trường NLU, chúng tôi sử dụng phiếu thăm dò về các vấn đề liên quan đến quản lý hoạt động giảng dạy như quản lý nội dung chương trình, quản lý phân công giảng dạy và quản lý các hoạt động khác phục vụ trực tiếp cho hoạt động giảng dạy. Phiếu thăm dò được phát ra cho các trưởng, phó khoa, trưởng bộ môn và giảng viên (GV) đang công tác, giảng dạy tại trường theo bảng 2.4:

Bảng 2.3: Mẫu khảo sát

Số TT Đối tượng Số lượng

1 Trưởng, phó khoa 13

2 Giảng viên 137

Tổng cộng 150

Mỗi nội dung chúng tôi khảo sát trên hai bình diện là:

- Mức độ thực hiện của từng nội dung quản lý trong thực tiễn quản lý hoạt động giảng dạy tại trường NLU

- Mức độ hiệu quả của từng nội dung quản lý trong thực tiễn quản lý hoạt động giảng dạy tại trường NLU.

Sau khi thu phiếu thăm dò, chúng tôi dùng phần mềm SPSS (Statistical Packge for the Social Sciences) để xử lý số liệu, từ đó đánh giá, nhận xét và rút ra kết luận về thực trạng quản lý hoạt động giảng dạy của GV trường NLU. Chúng tôi chủ yếu đánh giá kết quả và nguyên nhân của thực trạng qua điểm trung bình của từng nội dung trả lời của hai nhóm khách thể được khảo sát. Qua đó chúng tôi so sánh phần trả lời của từng khách thể của cùng một nội dung câu hỏi để phân tích, tổng hợp và rút ra kết luận.

Công thức và ký hiệu được dùng để tính gồm có: Độ trung bình theo công thức:

X =

N xi

∑ Trong đó:

X : Điểm trung bình chung

i

x : điểm trung bình từng khách thể N: tổng số khách thể

Quy ước về cách xác định mức độ đánh giá theo thang điểm khảo sát: - Điểm trung bình đánh giá mức độ thực hiện và kết quả thực hiện:

+ Từ 3.5 đến 4: rất thường xuyên/ rất hiệu quả + Từ 2.5 đến dưới 3.5: thường xuyên/ hiệu quả + Từ 1.5 đến dưới 2.5: ít thường xuyên/ ít hiệu quả + Từ 1 đến dưới 1.5: không thực hiện/ không hiệu quả

- Điểm trung bình đánh giá mức độ về tính cần thiết và khả thi: + Từ 2.5 đến 3: rất nhiều/ rất cần thiết/ rất khả thi

+ Từ 1.5 đến dưới 2.5: nhiều/ cần thiết/ khả thi

+ Từ 1 đến dưới 1.5: ít / không cần thiết/ không khả thi

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý hoạt động giảng dạy tại trường đại học nông lâm thành phố hồ chí minh (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)