Quản lý đổi mới phương pháp giảng dạy, sử dụng phương tiện giảng

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý hoạt động giảng dạy tại trường đại học nông lâm thành phố hồ chí minh (Trang 34 - 36)

giảng dạy của giảng viên

Ở bậc đại học, cao đẳng thì hoạt động giảng dạy của GV luôn giữ vai trò chủ đạo. Thông qua hoạt động giảng dạy, GV tổ chức, điều khiển và lãnh đạo các hoạt động học tập của SV để họ thực hiện đầy đủ có chất lượng các yêu cầu của môn học. Vì vậy, phương pháp giảng dạy của GV có tác động trực tiếp đến phương pháp và kết quả học tập của SV.

Đặc điểm của dạy học theo học chế tín chỉ là tối ưu hóa vai trò của người học _ mà các phương pháp dạy học truyền thống không phát huy hết vai trò của người học. Thêm vào đó, con đường ngắn nhất để chinh phục khoa học công nghệ là cải cách giáo dục và đổi mới phương pháp dạy học. Bởi vậy, phải đổi mới phương pháp dạy học. Đổi mới phương pháp giảng dạy có nghĩa là làm sao cho người học tự học, là học cách để người họ tự tìm việc làm

“dạy cho sinh viên là dạy cho họ có thể tự tìm việc làm” (Phan Văn Khải), rèn luyện kỹ năng năng động, sáng tạo, kỹ năng làm việc nhóm.

Đổi mới phương pháp giảng dạy hiện nay không chỉ là một phong trào mà còn là một yêu cầu bắt buộc đối với mỗi GV. Tuy nhiên, việc đổi mới phương pháp giảng dạy phần lớn chỉ dừng lại ở mức chủ trương, chưa thật sự sâu sắc và toàn diện. Vì vậy, quản lý đổi mới phương pháp giảng dạy, sử dụng phương tiện giảng dạy của GV là điều hết sức quan trọng và cần thiết góp phần thực hiện tốt mục tiêu giáo dục đề ra.

Quản lý đổi mới phương pháp giảng dạy là phải:

- Quán triệt nhận thức cho toàn thể GV về đổi mới phương pháp giảng dạy;

- Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của GV trong việc lựa chọn và sử dụng phương pháp giảng dạy;

- Tổ chức thao giảng, dự giờ, trao đổi về các phương pháp giảng dạy; - Tổ chức các lớp bồi dưỡng, chuyên đề về phương pháp giảng dạy; - Khuyến khích và tăng cường khả năng tự nghiên cứu của GV;

- Yêu cầu và tạo điều kiện tốt để GV thường xuyên sử dụng giáo trình điện tử, ứng dụng công nghệ thông tin trên lớp;

- Tổ chức cho GV khai thác và sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị dạy học hiện có;

- Thường xuyên tổ chức cho GV trao đổi, rút kinh nghiệm về kỹ năng sử dụng các thiết bị mới;

- Tạo điều kiện cho GV vận hành thử các phương tiện, thiết bị dạy học trước khi lên lớp.

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý hoạt động giảng dạy tại trường đại học nông lâm thành phố hồ chí minh (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)