2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Đại học Nông Lâm Tp. HCM ngày nay là một trường đại học đa ngành, đa lĩnh vực với mũi nhọn và thế mạnh về các chuyên ngành nông lâm ngư nghiệp, trực thuộc Bộ Giáo dục và đào tạo, tọa lạc trên khu đất rộng 118 ha, thuộc khu phố 6, phường Linh Trung, quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh và huyện Dĩ An tỉnh Bình Dương.
Tiền thân là trường Quốc gia Nông lâm mục Bảo Lộc (1955), trường Cao Đẳng Nông lâm súc (1963), Học viện Nông nghiệp (1972), trường Đại học Nông nghiệp (thuộc viện Đại học Bách khoa Thủ Đức - 1974), trường Đại học Nông nghiệp 4 (1975), trường Đại học Nông lâm nghiệp TP. HCM (1985) trên cơ sở sát nhập hai trường cao đẳng Lâm nghiệp (Trảng Bom – Đồng Nai) và trường Đại học Nông nghiệp 4 (Thủ Đức – TP. HCM), trường Đại học Nông Lâm (thành viên Đại học quốc gia Tp. HCM - 1995), trường Đại học Nông lâm Tp. HCM trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo (2000).
Trải qua hơn nửa thế kỷ hoạt động, trường đã đạt được nhiều thành tích xuất sắc về đào tạo, nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ thuật nông lâm ngư nghiệp, chuyển giao công nghệ, quan hệ quốc tế. Trường đã vinh dự nhận Huân chương Lao động hạng ba (1985), Huân chương Lao động Hạng nhất (2000), và Huân chương Độc lập hạng ba (2005).
2.1.2. Mục tiêu, nhiệm vụ đào tạo
Trường Đại học Nông Lâm TP. HCM tiếp tục xây dựng và phát triển thành một trường đại học có chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và hợp tác quốc tế ngang bằng với chất lượng của các trường đại học tiên tiến trong khu vực Đông Nam Á và trên thế giới. Thông qua các nhiệm vụ chính trị của một trường đại học, Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục khẳng định và giữ vững uy tín, vai trò của một trường đại học có uy tín trong và ngoài nước, đóng góp tích cực và có hiệu quả cao hơn vào sự nghiệp giáo dục đào tạo, quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước, phấn đấu trở thành trường đại học đa ngành có ảnh hưởng mang tính quyết định đối với khu vực Đông Nam Bộ và Nam Trung Bộ.
Đào tạo cán bộ kỹ thuật có trình độ đại học và trên đại học trong các lĩnh vực khoa học – công nghệ, sư phạm – ngoại ngữ, kinh tế - quản lý với thế mạnh và mũi nhọn về công nghệ sinh học trong lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp, tài nguyên, môi trường, bảo quản và chế biến nông sản thực phẩm. Triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học hướng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đồng thời phục vụ cho việc bảo vệ, bảo tồn, sử dụng có hiệu quả và bền vững môi trường, tài nguyên thiên nhiên. Phát triển mạnh mẽ thông tin tư liệu, quảng bá kiến thức và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật đến người sản xuất, hợp tác nghiên cứu khoa học đào tạo với các đơn vị trong và ngoài nước về lĩnh vực nông – ngư nghiệp và một số ngành kinh tế khoa học công nghệ có liên quan.
2.1.3. Quy mô đào tạo
- Về ngành học: Đại học Nông Lâm Tp. HCM là một trường đại học đa ngành, đa lĩnh vực với các ngành đào tạo hệ đại học: Bảo quản chế biến nông sản thực phẩm; Bảo quản chế biến nông sản thực phẩm và Dinh dưỡng người; Bảo quản chế biến nông sản và vi sinh thực phẩm; Bảo vệ thực vật; Cảnh
quan; Cơ khí Bảo quản chế biến nông sản thực phẩm; Cơ khí Nông Lâm; Cơ điện tử; Công nghệ hóa học; Công nghệ giấy-Bột giấy; Công nghệ thông tin; Công nghệ nhiệt lạnh; Công nghệ sinh học; Công nghệ kỹ thuật sản xuất thức ăn chăn nuôi; Công nghệ kỹ thuật ô tô; Công nghệ địa chính; Chăn nuôi; Chế biến thủy sản; Chế biến lâm sản; Điều khiển tự động; Hệ thống thông tin địa lý; Kế toán; Kinh doanh nông nghiệp; Kinh tế; Kinh tế tài nguyên môi trường; Khuyến nông và phát triển nông thôn; Kỹ thuật môi trường; Lâm nghiệp; Nông học; Nông lâm kết hợp; Nuôi trồng thủy sản và Ngư y; Quản lý tài nguyên rừng; Quản lý đất đai; Quản lý thị trường bất động sản; Quản trị kinh doanh; Quản trị kinh doanh thương mại; Quản lý môi trường; Quản lý môi trường và du lịch sinh thái; Sư phạm kỹ thuật; Thú y và dược thú y; Tiếng Anh; Tiếng Pháp. Các ngành đào tạo hệ cao đẳng: Công nghệ tự động; Công nghệ kỹ thuật ô tô; Công nghệ nhiệt lạnh; Công nghệ cơ điện tử; Công nghệ kỹ thuật cơ khí; Kế toán; Khuyến nông; Nông Lâm kết hợp; Lâm sinh; Quản trị kinh doanh; Trồng trọt.
Bảng 2.1: Tổng hợp quy mô đào tạo đại học, cao đẳng và trung cấp
STT Ngành học 2009 2010 Tuyển mới Quy mô Tốt nghiệp Tuyển mới Quy mô
I. Đào tạo đại học 3.644 22.277 4.012 5789 24.063
1 Hệ chính quy 2.852 12.779 2.614 2189 12.363
Trong đó: Sư phạm 60 407 60 115 462
2 Hệ vừa làm vừa học 456 8.685 1.253 3400 10.832
3 Đào tạo bằng 2 0 25 25 25 25
4 Đào tạo liên thông
STT Ngành học 2009 2010 Tuyển mới Quy mô Tốt nghiệp Tuyển mới Quy mô học)
II Đào tạo cao đẳng 539 1.438 154 139 1423
1 Hệ chính quy 539 1.438 154 139 1423
III Đàp tạo trung cấp
chuyên nghiệp 55 2.462 1650 1500 2312
1 Hệ chính quy 55 2.462 1650 1500 2312
Tổng cộng 4.238 26.177 5816 7428 2778
(Nguồn: Số liệu báo cáo tổng kết năm học 2010 - 2011)
- Các ngành/chuyên ngành đào tạo Thạc sĩ và Tiến sĩ hiện nay: Trồng trọt, bảo vệ thực vật, Khoa học đất, Chăn nuôi, Lâm học, Kỹ thuật máy và thiết bị cơ giới hóa nông – lâm nghiệp, Thú y, Quản lý đất đai, Kỹ thuật máy, thiết bị và công nghệ gỗ, giấy, Công nghệ thực phẩm và đồ uống, Kinh tế Nông nghiệp, Nuôi trồng thủy sản, Công nghệ sinh học.
Bảng 2.2: Tổng hợp quy mô đào tạo sau đại học (số lượng học viên/năm) STT Loại hình đào tạo 2009 2010 Tuyển mới Quy mô Tốt nghiệp Tuyển mới Quy mô Tốt nghiệp
1 Đào tạo Tiến sĩ 3 26 6 10 30 8
2 Đào tạo Thạc sĩ 252 402 102 300 600 312
Tổng cộng 255 428 108 310 630 320
- Về đội ngũ giảng viên: có đủ số lượng đáp ứng nhu cầu đào tạo và nghiên cứu khoa học, Trường đã xây dựng cơ cấu đội ngũ giảng viên phù hợp theo điều kiện thực tế của Trường. Tuy nhiên, việc quy chuẩn về tỷ lệ cán bộ giảng dạy/SV hiện nay đối với trường đại học đa ngành còn gặp nhiều khó khăn. Do vậy cơ cấu đội ngũ giảng viên hiện tại của Trường được vận dụng dựa trên yếu tố: (1) Số giờ giảng/cán bộ giảng dạy; (2) nhu cầu mở ngành mới; (3) khối chuyên ngành; Số lượng Sinh viên chính quy và sinh viên không chính quy và được xây dựng trên cơ sở cấp khoa. Đến nay trường đã có 885 cán bộ viên chức: trong đó Cán bộ giảng dạy là 611 ( Tiến sĩ là 106 chiếm tỉ lệ 17.56%; Thạc sĩ là 226 chiếm tỉ lệ 35.92%; Đại học là 279 chiếm tỉ lệ 46.52%), cán bộ nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ 21 (Tiến sĩ là 5; Thạc sĩ là 1; Đại học là 15), cán bộ phục vụ giảng dạy 244 (Đại học là 85) và Cán bộ quản lý hành chính là 9 (Thạc sĩ là 5).
2.1.4. Cơ cấu tổ chức nhà trường
Từ khi thành lập cho đến nay, trường NLU trong quá trình phát triển đã nhiều lần thay đổi về cơ cấu tổ chức, mục tiêu đào tạo, chương trình đào tạo, nội dung đào tạo cho phù hợp với yêu cầu qua từng thời kỳ phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Hiện nay trường NLU đã có 12 khoa, 3 bộ môn trực thuộc trường, 1 viện nghiên cứu Công nghệ sinh học và môi trường, 13 trung tâm, 12 phòng ban chức năng, 1 thư viện, hệ thống ký túc xá cho trên 3750 SV, 1 phân hiệu tại tỉnh Gia Lai, 1 phân hiệu tại tỉnh Bình Thuận.
2.2. Thực trạng quản lý hoạt động giảng dạy tại trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh Lâm thành phố Hồ Chí Minh
2.2.1. Giới thiệu mẫu nghiên cứu và cách thức xử lý số liệu
Tìm hiểu thực trạng quản lý hoạt động giảng dạy tại trường NLU, chúng tôi sử dụng phiếu thăm dò về các vấn đề liên quan đến quản lý hoạt động giảng dạy như quản lý nội dung chương trình, quản lý phân công giảng dạy và quản lý các hoạt động khác phục vụ trực tiếp cho hoạt động giảng dạy. Phiếu thăm dò được phát ra cho các trưởng, phó khoa, trưởng bộ môn và giảng viên (GV) đang công tác, giảng dạy tại trường theo bảng 2.4:
Bảng 2.3: Mẫu khảo sát
Số TT Đối tượng Số lượng
1 Trưởng, phó khoa 13
2 Giảng viên 137
Tổng cộng 150
Mỗi nội dung chúng tôi khảo sát trên hai bình diện là:
- Mức độ thực hiện của từng nội dung quản lý trong thực tiễn quản lý hoạt động giảng dạy tại trường NLU
- Mức độ hiệu quả của từng nội dung quản lý trong thực tiễn quản lý hoạt động giảng dạy tại trường NLU.
Sau khi thu phiếu thăm dò, chúng tôi dùng phần mềm SPSS (Statistical Packge for the Social Sciences) để xử lý số liệu, từ đó đánh giá, nhận xét và rút ra kết luận về thực trạng quản lý hoạt động giảng dạy của GV trường NLU. Chúng tôi chủ yếu đánh giá kết quả và nguyên nhân của thực trạng qua điểm trung bình của từng nội dung trả lời của hai nhóm khách thể được khảo sát. Qua đó chúng tôi so sánh phần trả lời của từng khách thể của cùng một nội dung câu hỏi để phân tích, tổng hợp và rút ra kết luận.
Công thức và ký hiệu được dùng để tính gồm có: Độ trung bình theo công thức:
X =
N xi
∑ Trong đó:
X : Điểm trung bình chung
i
x : điểm trung bình từng khách thể N: tổng số khách thể
Quy ước về cách xác định mức độ đánh giá theo thang điểm khảo sát: - Điểm trung bình đánh giá mức độ thực hiện và kết quả thực hiện:
+ Từ 3.5 đến 4: rất thường xuyên/ rất hiệu quả + Từ 2.5 đến dưới 3.5: thường xuyên/ hiệu quả + Từ 1.5 đến dưới 2.5: ít thường xuyên/ ít hiệu quả + Từ 1 đến dưới 1.5: không thực hiện/ không hiệu quả
- Điểm trung bình đánh giá mức độ về tính cần thiết và khả thi: + Từ 2.5 đến 3: rất nhiều/ rất cần thiết/ rất khả thi
+ Từ 1.5 đến dưới 2.5: nhiều/ cần thiết/ khả thi
+ Từ 1 đến dưới 1.5: ít / không cần thiết/ không khả thi
2.2.2. Thực trạng quản lý kế hoạch, chương trình giảng dạy tại trường NLU NLU
Bảng 2.4: Thực trạng quản lý kế hoạch, chương trình giảng dạy
Nội dung Nhóm đánh giá Mức độ thực hiện Mức độ hiệu quả 1. Hướng dẫn cho GV nắm vững mục tiêu, kế hoạch, chương trình đào tạo
CBQL 2.46 2.46
Nội dung Nhóm đánh giá Mức độ thực hiện Mức độ hiệu quả
2. Đầu mỗi HK, yêu cầu GV lập kế hoạch giảng dạy của HK, năm học và kiểm tra phê duyệt
CBQL 2.38 2.31
GV 2.28 2.70
3. Bảo đảm thời gian và nghiêm cấm việc cắt xén chương trình cho các hoạt động khác
CBQL 3.08 2.77
GV 2.56 2.61
4. Theo dõi việc thực hiện chương trình hàng tuần, hàng tháng của GV
CBQL 2.38 2.54
GV 2.06 2.32
5. Sử dụng các phương tiện hỗ trợ cho việc theo dõi
CBQL 2.31 2.23
GV 2.36 2.47
Qua bảng số liệu thống kê, chúng ta thấy:
- Nội dung “Hướng dẫn cho GV nắm vững mục tiêu, kế hoạch, chương trình đào tạo”: cả CBQL và GV đánh giá là thường xuyên và có hiệu quả (X =2.46 – 2.75). Như vậy, các Trưởng, phó khoa, trưởng bộ môn đã thực hiện việc phổ biến mục tiêu, kế hoạch, chương trình giảng dạy cho các GV là người trực tiếp giảng dạy. Tuy nhiên, công tác này chỉ dừng lại ở mức “hiệu quả” trong mức độ thực hiện mà chúng tôi khảo sát. Hiệu quả ở đây là GV cũng nắm được mục tiêu, kế hoạch chương trình nhưng chưa được quán triệt một cách sâu sắc, điều này dẫn đến một hệ lụy là việc thực hiện kế hoạch dạy của GV dễ trì trệ, không theo đúng kế hoạch đã vạch ra từ trước, vẫn còn có một số GV lên lớp theo cảm tính, phòng học trống nhiều, một số môn học được GV rút ngắn, vì vậy mà chất lượng giảng dạy có phần bị giảm sút.
- Việc yêu cầu GV lập kế hoạch giảng dạy của học kỳ, của cả năm học và được kiểm tra phê duyệt vào đầu mỗi học kỳ cũng diễn ra thường xuyên và hiệu quả (X =2.28 – 2.70). Việc lập kế hoạch giảng dạy ở đầu mỗi HK là rất quan trọng, vì vậy mà hoạt động này cũng diễn ra thường xuyên ngay từ đầu năm học. Các CBQL đã phổ biến, yêu cầu GV thực hiện và GV cũng đã đưa ra các kế hoạch giảng dạy để được kiểm tra, phê duyệt.
- CBQL khẳng định rất thường xuyên thực hiện việc bảo đảm thời gian và nghiêm cấm việc cắt xén chương trình cho các hoạt động khác (điểm trung bình là 3.08). Với GV, việc thực hiện được đánh giá là thường xuyên (điểm trung bình là 2.56). Kết quả thực hiện cho thấy là biện pháp này có hiệu quả (X =2.61 – 2.77). Đa số GV thực hiện đúng với kế hoạch chương trình, lên lớp đúng giờ và dạy đủ buổi học quy định. Tuy nhiên, qua việc trao đổi với một số Trưởng khoa và Cán bộ phòng thanh tra giáo dục, nhiều GV kết thúc môn học sớm hơn dự kiến rất nhiều. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng môn học.
- Việc theo dõi thực hiện chương trình hàng tuần, hàng tháng của GV cũng diễn ra thường xuyên và đạt hiệu quả (X =2.06 – 2.54). Qua trao đổi có nhiều ý kiến cho rằng việc theo dõi hoạt động dạy của GV là những người có trình độ, đều là những nhà khoa học là vấn đề hết sức nhạy cảm và tế nhị. Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng giảng dạy thì theo dõi thực hiện chương trình, kế hoạch là điều cần thiết và quan trọng. Vì vậy, nhà trường cũng cần phải có những giải pháp hữu hiệu hơn nữa nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy trong bối cảnh đào tạo theo học chế tín chỉ như hiện nay.
- Các khoa cũng thường xuyên sử dụng có hiệu quả các phương tiện hỗ trợ cho việc theo dõi việc thực hiện chương trình của GV như biểu bảng, sổ báo giảng…(X =2.23 – 2.47). Như đã trình bày ở nội dung trên, theo dõi việc thực hiện chương trình của GV cần phải có những giải pháp hữu hiệu, vừa
đảm bảo tính công khai nhưng phải hết sức tế nhị thì sử dụng sổ báo giảng, biểu bảng… cũng khá hợp lý, nâng cao tinh thần tự chịu trách nhiệm của GV. Tuy nhiên qua trao đổi với các CBQL, các khoa không thực hiện một cách đồng đều biện pháp này.
Qua phân tích, chúng tôi nhận thấy rằng thực trạng quản lý kế hoạch, chương trình giảng dạy tại trường đã đạt được một số hiệu quả, tuy nhiên, cũng tồn tại nhiều thiếu sót, sơ hở của các CBQL. Nguyên nhân phần nào thuộc về việc thiếu sót các kỹ năng quản lý của các CBQL ở cấp Khoa. Vì vậy cần phải có những biện pháp quản lý hữu hiệu hơn nữa nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động quản lý kế hoạch, chương trình giảng dạy nói riêng và hiệu quả quản lý hoạt động giảng dạy nói chung.
2.2.3. Thực trạng quản lý phân công giảng dạy tại trường NLU
Trong hoạt động quản lý phân công giảng dạy tại trường, chúng tôi chỉ khảo sát thực trạng thực hiện phân công giảng dạy, còn các hoạt động quản lý khác của quản lý phân công giảng dạy, chúng tôi tiến hành trao đổi, lấy ý kiến từ các CBQL như Trưởng khoa và Trưởng bộ môn.
Bảng 2.5: Thực trạng quản lý phân công giảng dạy
Nội dung Nhóm đánh giá Mức độ thực hiện Mức độ hiệu quả
1. Phân công theo chuyên môn mà GV được đào tạo
CBQL 3.54 3.62
GV 3.34 3.58
2. Phân công theo năng lực của GV CBQL 3.08 3.23
GV 3.16 3.34
3. Phân công theo nguyện vọng của GV
CBQL 2.92 3.15