giảng dạy của khoa
Bảng 3.2: Kế hoạch hóa hoạt động của khoa
Nội dung Nhóm đánh giá Mức độ cần thiết Mức độ khả thi
1. Lên kế hoạch đào tạo và gửi về từng khoa
CBQL 2.38 2.69
GV 2.10 2.78
2. Từng khoa lên kế hoạch giảng dạy của HK, của một năm và của cả khóa đào tạo
CBQL 2.77 2.62
GV 2.82 2.09
3. Lên kế hoạch cụ thể cho từng loại hoạt động chuyên môn
CBQL 2.62 2.62 GV 2.58 2.73 4. Dự kiến 2 GV phụ trách môn học CBQL 2.23 2.69 GV 2.53 2.60
5. Kế hoạch đào tạo của khoa được thông báo đến tập thể GV trong khoa
CBQL 2.24 2.49
GV 2.78 2.69
Qua bảng 3.2, các biện pháp mà chúng tôi đưa ra đều được đánh giá là cần thiết (X =2.10 – 2.82) như: việc cần thiết phải lên kế hoạch đào tạo và
gửi về từng khoa (nhà trường); kế hoạch càng chi tiết, càng cụ thể càng giúp cho hoạt động dạy học hiệu quả, vì vậy mà từng khoa lên kế hoạch giảng dạy của học kỳ, của một năm và của cả khóa đào tạo và phải lên kế hoạch cụ thể cho từng loại hoạt động chuyên môn; Dự kiến 2 GV phụ trách môn học là điều cần thiết bởi phải dự phòng khi GV có những công tác đột xuất. Việc dự phòng 2 GV cho một môn học cũng thể hiện sự tôn trọng đối với SV khi lên lớp, đảm bảo chất lượng giảng dạy, đúng tiến độ và tăng khả năng thu hút bài học và sự phân loại, lựa chọn GV của SV cho môn học. Kế hoạch đào tạo của khoa phải được thông báo đến tập thể GV trong khoa để tất cả GV đều nắm được kế hoạch và cùng nhau thực hiện tốt kế hoạch đề ra.
Các biện pháp này cũng được đánh giá là khả thi (X =2.09 – 2.78) vì CBQL đã có nghiệp vụ và công việc này thật ra là đã được thực hiện, song chưa hoàn chỉnh, chưa chi tiết và cụ thể. Các Trường khoa và các Trưởng bộ môn cần nắm rõ lý luận về kế hoạch và lập kế hoạch giáo dục để góp phần đổi mới, cải tiến quản lý hoạt động giảng dạy, nâng cao chất lượng dạy – học.