Thực trạng quản lý phân công giảng dạy tại trườngNLU

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý hoạt động giảng dạy tại trường đại học nông lâm thành phố hồ chí minh (Trang 50 - 54)

Trong hoạt động quản lý phân công giảng dạy tại trường, chúng tôi chỉ khảo sát thực trạng thực hiện phân công giảng dạy, còn các hoạt động quản lý khác của quản lý phân công giảng dạy, chúng tôi tiến hành trao đổi, lấy ý kiến từ các CBQL như Trưởng khoa và Trưởng bộ môn.

Bảng 2.5: Thực trạng quản lý phân công giảng dạy

Nội dung Nhóm đánh giá Mức độ thực hiện Mức độ hiệu quả

1. Phân công theo chuyên môn mà GV được đào tạo

CBQL 3.54 3.62

GV 3.34 3.58

2. Phân công theo năng lực của GV CBQL 3.08 3.23

GV 3.16 3.34

3. Phân công theo nguyện vọng của GV

CBQL 2.92 3.15

GV 2.97 3.21

Nội dung Nhóm đánh giá Mức độ thực hiện Mức độ hiệu quả GV 1.99 2.20

5. Phân công khối lượng giờ giảng đảm bảo tính vừa sức cho từng GV

CBQL 3.23 3.15

GV 2.82 2.92

6. Phân công ít nhất có 2 GV trở lên đảm nhận 1 môn trong chương trình đào tạo. Mỗi GV có thể đảm nhận từ 2-3 môn gần nhau trong chuyên ngành được đào tạo

CBQL 3.15 3.08

GV 3.10 3.12

7. Đảm bảo sự cân đối, kế thừa giữa các thế hệ GV

CBQL 3.00 3.38

GV 2.93 3.00

Qua bảng 2.5, chúng ta thấy:

- CBQL và GV khẳng định phân công theo chuyên môn mà GV được đào tạo là rất thường xuyên (X =3.34 – 3.62). Điều này chứng tỏ trong chuẩn phân công giảng dạy, CBQL đặt vị trí ưu tiên hàng đầu là khả năng chuyên môn của GV. Vì vậy đã phát huy được sở trường của GV trong giảng dạy môn học, nâng cao tính hiệu quả của biện pháp này. Tuy nhiên một số GV đánh giá tính hiệu quả của biện pháp này là không thật cao lắm (X =2.47), vì đôi khi cũng cần phải cân nhắc giữa chuyên môn đào tạo, năng lực và các đặc điểm khác của GV trong phân công giảng dạy.

- Việc “Phân công theo năng lực của GV” được CBQL và GV đánh giá là rất thường xuyên và đạt rất nhiều hiệu quả cho biện pháp này (X =3.04 – 3.34). Tùy vào năng lực của GV mà CBQL phân công số lượng giờ giảng đảm nhận phù hợp. Cùng với khả năng chuyên môn, việc phân công giảng

dạy theo năng lực góp phần làm tăng hứng thú giảng dạy, phát huy sở trường của GV trong giảng dạy môn học.

- Phân công giảng dạy cũng cần phải “Phân công theo nguyện vọng của GV”, nội dung này được CBQL và GV khẳng định là thực hiện một cách thường xuyên (X =2.92 – 2.97). Bởi vậy mà tính hiệu quả của biện pháp này rất cao (X =3.15 – 3.21). Những nguyện vọng chính đáng của GV (GV nữ đang mang thai, hoặc có con nhỏ, nhà xa trường, nhà có người ốm…) luôn được CBQL quan tâm, làm cho GV cảm thấy thoải mái, dễ chịu khi công tác, tạo bầu không khí thoải mái, thân thiện trong tập thể sư phạm, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy.

- Trong tất cả các biện pháp quản lý phân công giảng dạy, thì nội dung “Phân công theo yêu cầu của SV” được đánh giá thấp nhất về mức độ thực hiện và mức hiệu quả: ít thực hiện thường xuyên nên ít có hiệu quả (X =1.92 – 1.99). Như vậy các khoa chưa làm tốt nội dung này, đặc biệt trong việc đào tạo theo học chế tín chỉ như hiện nay, SV được lựa chọn GV giảng dạy theo ý của mình. Qua việc trao đổi với các Trưởng khoa, đồng thời là Cố vấn học tập cho SV, các khoa đã cố gắng cơ cấu nhân sự của khoa để đáp ứng với nhu cầu lựa chọn GV của SV trong giảng dạy môn học; tuy nhiên, lực lượng GV còn tương đối yếu, SV thường đăng ký môn học với các GV được sắp xếp trước, hoặc SV cứ đăng ký, nhưng sau đó vào học với GV khác. Một lý do khác nữa mà khi trao đổi với hầu hết các trưởng khoa cho biết rằng, việc lựa chọn GV để đăng ký đã làm thay đổi số lượng giờ giảng của GV, có người thì vượt giờ rất nhiều, có người lại thiếu giờ dạy hoặc thậm chí không có giờ dạy. Bởi vậy, nhằm cân đối số lượng giờ giảng, các Trưởng khoa linh động bố trí GV để tránh tình trạng trên. Quả thật, đây cũng là một vấn đề mà tất cả những nhà quản lý chúng ta phải nghiên cứu để đưa ra một giải pháp hữu hiệu nhằm đào tạo theo đúng tinh thần của học chế tín chỉ.

- Việc “Phân công đảm bảo tính vừa sức” được CBQL đánh giá là rất thường xuyên và rất hiệu quả (X =3.15 – 3.23). Nhưng GV thì cho là chỉ thực hiện ở mức thường xuyên và có hiệu quả (X =2.82 – 2.82). Số lượng giờ giảng của mỗi GV là khác nhau vì phụ thuộc vào số lượng GV trong đơn vị, khả năng chuyên môn mỗi người, nguyên vọng cá nhân và tầm ảnh hưởng của GV đối với SV. Vì vậy, trong khả năng, nhiều Trưởng bộ môn đã linh động phân công GV phụ trách môn học một cách đồng đều, đảm bảo ai cũng có giờ dạy. Chính điều này đã tác động đến nguyện vọng đăng ký GV cho môn học của SV.

- Trong phân công giảng dạy, CBQL luôn phân công ít nhất có 2 GV trở lên đảm nhận 1 môn trong CTĐT. Mỗi GV có thể đảm nhận từ 2-3 môn gần nhau trong chuyên ngành được đào tạo (X =3.10 – 3.21). Như vậy, các khoa đã làm tốt nội dung này, luôn có sự kế thừa giữa các thế hệ GV và tạo môi trường thân thiện, cùng hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau trong việc giảng dạy. Ở nội dung này, cả CBQL và GV đều đánh giá rất cao mức độ thực hiện và mức độ hiệu quả.

Như vậy hoạt động quản lý phân công giảng dạy tại trường được thực hiện rất thường xuyên, đảm bảo đúng quy định (tỉ lệ GV/SV, năng lực, khả năng chuyên môn, nguyện vọng…), quy trình trong quản lý phân công giảng dạy, góp phần vào thành tích của các hoạt động quản lý giảng dạy của trường.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý hoạt động giảng dạy tại trường đại học nông lâm thành phố hồ chí minh (Trang 50 - 54)