Bảng 2.9: Thực trạng quản lý việc bồi dưỡng chuyên môn của GV
Nội dung Nhóm đánh giá Mức độ thực hiện Mức độ hiệu quả
1. Lập quy hoạch bồi dưỡng và phát triển đội ngũ GV phù hợp với năng lực của từng GV
CBQL 2.46 2.38
GV 2.51 2.79
Nội dung Nhóm đánh giá Mức độ thực hiện Mức độ hiệu quả học thuật cho GV GV 2.26 2.56
3. Thường xuyên tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn cho các GV
CBQL 2.15 2.23
GV 2.41 2.72
4. Thường xuyên tổ chức phương pháp dạy mới và kỹ năng lựa chọn, sử dụng phương pháp dạy học cho GV
CBQL 2.15 2.23
GV 2.12 2.26
5. Thường xuyên tổ chức bồi dưỡng kỹ năng xây dựng giáo trình điện tử, ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng các phương tiện, thiết bị hiện đại cho GV
CBQL 1.77 1.54
GV 2.16 2.31
6. Tạo điều kiện và khuyến khích GV học tập nâng cao trình độ trong và ngoài nước
CBQL 2.92 2.77
GV 3.01 3.13
7. Kiểm tra kết quả bồi dưỡng và xử lý kịp thời việc GV tham gia chưa tốt các hoạt động bồi dưỡng nâng cao trình độ
CBQL 1.92 1.54
GV 1.96 1.96
8. Động viên GV tham gia viết các bài báo khoa học về chuyên môn hoặc về phương pháp cho các tạp chí chuyên ngành trong nước và thế giới
CBQL 2.69 2.62
Qua bảng số liệu thống kê trên, chúng ta thấy:
- Việc “Lập quy hoạch bồi dưỡng và phát triển đội ngũ GV phù hợp với năng lực của từng GV” được thực hiện một cách thường xuyên (X =2.38 – 2.79).
- Trong bồi dưỡng chuyên môn cho GV, CBQL cũng thường xuyên tổ chức sinh hoạt học thuật cho GV (X =2.26 – 2.56). Sinh hoạt học thuật trong bộ môn được tổ chức thường xuyên, định kỳ (mỗi tháng một lần, một GVtrình bày một chuyên đề) giúp GV có thể học hỏi, trao đổi về PPGD, cách thiết kế và trình bày bài giảng. Tuy nhiên, hoạt động này cũng không được thực hiện một cách đồng đều ở các khoa. Qua nghiên cứu thì chúng tôi nhận thấy cần phải nhân rộng hình thức này ở tất cả các khoa trong trường.
- Việc tổ chức các phương pháp dạy mới và kỹ năng lựa chọn, sử dụng phương pháp dạy học cho GV được thực hiện thường xuyên (X =2.12 – 2.26) thông qua các buổi sinh hoạt học thuật của bộ môn, của khoa.
- CBQL ít hoặc không tổ chức bồi dưỡng kỹ năng xây dựng giáo trình điện tử, ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng các phương tiện, thiết bị hiện đại cho GV (X =1.54 – 1.77). Qua trao đổi với nhiều CBQL, thì họ cho GV có thể học hỏi việc sử dụng các phương tiện hiện đại thông qua các buổi sinh hoạt học thuật nên không cần phải tổ chức riêng các buổi bồi dưỡng kỹ năng xây dựng giáo trình điện tử, ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng các phương tiện, thiết bị hiện đại cho GV.
- Hoạt động tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn cho các GV được đánh giá là thường xuyên (X =2.15 – 2.72). Tuy nhiên, việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn chỉ phù hợp với những GV nằm trong các chương trình đào tạo của nhà trường. Vì vậy mà CBQL thường xuyên “Tạo điều kiện và khuyến khích GV học tập nâng cao trình độ trong và ngoài nước”
(X =2.77 – 3.33). Bất kể khi nào GV có nhu cầu, hoặc có các học bổng nước ngoài, Khoa và nhà trường luôn tạo điều kiện để GV có thể tham gia. Tuy nhiên, vì chính sách ưu đãi và quy chế ràng buộc (học phí tự đóng nếu học ngoài trường, giờ nghĩa vụ không được giảm…) với cán bộ đi học là khắt khe, không phù hợp nên rất nhiều GV không thích được nhà trường cử đi học. Như vậy, cần có những quy định hợp lý hơn về giờ nghĩa vụ và tài trợ học phí để GV yên tâm học tập, nâng cao trình độ chuyên môn.
- CBQL không thực hiện việc “Kiểm tra kết quả bồi dưỡng và xử lý kịp thời việc GV tham gia chưa tốt các hoạt động bồi dưỡng nâng cao trình độ”(
=
X 1.54 – 1.96). Điều này các Trưởng khoa thường đổ lỗi vì những bất hợp lý về việc cử cán bộ đi học nên họ cũng ngại khi phải kiểm tra kết quả bồi dưỡng và xử lý kịp thời việc GV tham gia chưa tốt các hoạt động bồi dưỡng nâng cao trình độ (hiện nay nhà trường chỉ mới ban hành quy định chế tài với GV được cử đi học mà không hoàn thành đúng thời hạn).
- Trong các biện pháp quản lý việc bồi dưỡng chuyên môn của GV cũng cần phải bồi dưỡng, động viên về các hoạt động nghiên cứu khoa học. CBQL đã thường xuyên “Động viên GV tham gia viết các bài báo khoa học về chuyên môn hoặc về phương pháp cho các tạp chí chuyên ngành trong nước và thế giới”( X =2.57 – 2.69) bằng tinh thần và vật chất.
* Đánh giá công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn của GV tại trường NLU: Điều 15 Luật giáo dục quy định trách nhiệm và quyền hạn của nhà giáo như sau: “Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục. Nhà giáo phải không ngừng học tập, rèn luyện nêu gương tốt cho người học…”. Bồi dưỡng để nâng cao chất lượng nhà giáo, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục. Nhà trường vẫn chưa thật làm tốt công tác quy hoạch bồi dưỡng GV. Đặc biệt, cử GV đi học nước ngoài hiện nay là một vấn đề nan giải. Nhà trường chưa có chính sách sử dụng, đãi ngộ
hợp lý khi GV bồi dưỡng ở nước ngoài về nên đa số GV bỏ trường sang các cơ sở khác hoặc làm việc luôn tại nước mình đang học. Tình trạng này dẫn đến một hệ lụy là cơ cấu đội ngũ vẫn thiếu và tương đối yếu (minh chứng bằng việc số GV/SV: 1/43_ theo điều tra của phòng đào tạo năm 2011)
2.2.8. Thực trạng quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của GV đối với SV tại trường NLU