Thực trạng quản lý kế hoạch, chương trình giảng dạy tại trườngNLU

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý hoạt động giảng dạy tại trường đại học nông lâm thành phố hồ chí minh (Trang 47 - 50)

NLU

Bảng 2.4: Thực trạng quản lý kế hoạch, chương trình giảng dạy

Nội dung Nhóm đánh giá Mức độ thực hiện Mức độ hiệu quả 1. Hướng dẫn cho GV nắm vững mục tiêu, kế hoạch, chương trình đào tạo

CBQL 2.46 2.46

Nội dung Nhóm đánh giá Mức độ thực hiện Mức độ hiệu quả

2. Đầu mỗi HK, yêu cầu GV lập kế hoạch giảng dạy của HK, năm học và kiểm tra phê duyệt

CBQL 2.38 2.31

GV 2.28 2.70

3. Bảo đảm thời gian và nghiêm cấm việc cắt xén chương trình cho các hoạt động khác

CBQL 3.08 2.77

GV 2.56 2.61

4. Theo dõi việc thực hiện chương trình hàng tuần, hàng tháng của GV

CBQL 2.38 2.54

GV 2.06 2.32

5. Sử dụng các phương tiện hỗ trợ cho việc theo dõi

CBQL 2.31 2.23

GV 2.36 2.47

Qua bảng số liệu thống kê, chúng ta thấy:

- Nội dung “Hướng dẫn cho GV nắm vững mục tiêu, kế hoạch, chương trình đào tạo”: cả CBQL và GV đánh giá là thường xuyên và có hiệu quả (X =2.46 – 2.75). Như vậy, các Trưởng, phó khoa, trưởng bộ môn đã thực hiện việc phổ biến mục tiêu, kế hoạch, chương trình giảng dạy cho các GV là người trực tiếp giảng dạy. Tuy nhiên, công tác này chỉ dừng lại ở mức “hiệu quả” trong mức độ thực hiện mà chúng tôi khảo sát. Hiệu quả ở đây là GV cũng nắm được mục tiêu, kế hoạch chương trình nhưng chưa được quán triệt một cách sâu sắc, điều này dẫn đến một hệ lụy là việc thực hiện kế hoạch dạy của GV dễ trì trệ, không theo đúng kế hoạch đã vạch ra từ trước, vẫn còn có một số GV lên lớp theo cảm tính, phòng học trống nhiều, một số môn học được GV rút ngắn, vì vậy mà chất lượng giảng dạy có phần bị giảm sút.

- Việc yêu cầu GV lập kế hoạch giảng dạy của học kỳ, của cả năm học và được kiểm tra phê duyệt vào đầu mỗi học kỳ cũng diễn ra thường xuyên và hiệu quả (X =2.28 – 2.70). Việc lập kế hoạch giảng dạy ở đầu mỗi HK là rất quan trọng, vì vậy mà hoạt động này cũng diễn ra thường xuyên ngay từ đầu năm học. Các CBQL đã phổ biến, yêu cầu GV thực hiện và GV cũng đã đưa ra các kế hoạch giảng dạy để được kiểm tra, phê duyệt.

- CBQL khẳng định rất thường xuyên thực hiện việc bảo đảm thời gian và nghiêm cấm việc cắt xén chương trình cho các hoạt động khác (điểm trung bình là 3.08). Với GV, việc thực hiện được đánh giá là thường xuyên (điểm trung bình là 2.56). Kết quả thực hiện cho thấy là biện pháp này có hiệu quả (X =2.61 – 2.77). Đa số GV thực hiện đúng với kế hoạch chương trình, lên lớp đúng giờ và dạy đủ buổi học quy định. Tuy nhiên, qua việc trao đổi với một số Trưởng khoa và Cán bộ phòng thanh tra giáo dục, nhiều GV kết thúc môn học sớm hơn dự kiến rất nhiều. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng môn học.

- Việc theo dõi thực hiện chương trình hàng tuần, hàng tháng của GV cũng diễn ra thường xuyên và đạt hiệu quả (X =2.06 – 2.54). Qua trao đổi có nhiều ý kiến cho rằng việc theo dõi hoạt động dạy của GV là những người có trình độ, đều là những nhà khoa học là vấn đề hết sức nhạy cảm và tế nhị. Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng giảng dạy thì theo dõi thực hiện chương trình, kế hoạch là điều cần thiết và quan trọng. Vì vậy, nhà trường cũng cần phải có những giải pháp hữu hiệu hơn nữa nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy trong bối cảnh đào tạo theo học chế tín chỉ như hiện nay.

- Các khoa cũng thường xuyên sử dụng có hiệu quả các phương tiện hỗ trợ cho việc theo dõi việc thực hiện chương trình của GV như biểu bảng, sổ báo giảng…(X =2.23 – 2.47). Như đã trình bày ở nội dung trên, theo dõi việc thực hiện chương trình của GV cần phải có những giải pháp hữu hiệu, vừa

đảm bảo tính công khai nhưng phải hết sức tế nhị thì sử dụng sổ báo giảng, biểu bảng… cũng khá hợp lý, nâng cao tinh thần tự chịu trách nhiệm của GV. Tuy nhiên qua trao đổi với các CBQL, các khoa không thực hiện một cách đồng đều biện pháp này.

Qua phân tích, chúng tôi nhận thấy rằng thực trạng quản lý kế hoạch, chương trình giảng dạy tại trường đã đạt được một số hiệu quả, tuy nhiên, cũng tồn tại nhiều thiếu sót, sơ hở của các CBQL. Nguyên nhân phần nào thuộc về việc thiếu sót các kỹ năng quản lý của các CBQL ở cấp Khoa. Vì vậy cần phải có những biện pháp quản lý hữu hiệu hơn nữa nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động quản lý kế hoạch, chương trình giảng dạy nói riêng và hiệu quả quản lý hoạt động giảng dạy nói chung.

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý hoạt động giảng dạy tại trường đại học nông lâm thành phố hồ chí minh (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)