Tính cần thiết và khả thi của biện pháp quản lý việc thực hiện nộ

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý hoạt động giảng dạy tại trường đại học nông lâm thành phố hồ chí minh (Trang 86 - 89)

nội dung chương trình dạy học

Dưới đây là bảng thống kê đánh giá các phiếu trưng cầu ý kiến của CBQL và GV các khoa về những biện pháp quản lý thực hiện nội dung chương trình:

Bảng 3.4: Biện pháp quản lý việc thực hiện nội dung chương trình dạy học Nội dung Nhóm đánh giá Mức độ cần thiết Mức độ khả thi

1. Yêu cầu GV xây dựng đề cương môn học phải phù hợp với đặc thù phát triển của trường và khoa

CBQL 2.31 2.23

GV 2.41 2.02

2. Khoa duyệt giáo trình và đề cương chi tiết môn học. Đề cương và giáo trình phải được cập nhật và bổ sung kiến thức mới 2 năm một lần.

CBQL 2.46 2.08

GV 2.31 2.07

3. GV xây dựng kế hoạch giảng dạy, giáo trình, nội dung, phương pháp và những yêu cầu với SV từng bài dạy

CBQL 2.23 2.23

GV 2.29 2.14

4. GV phải luôn cập nhật những kiến thức chuyên môn mới cũng như yêu cầu của doanh nghiệp để bổ sung cho nội dung bài dạy

CBQL 2.85 2.08

GV 2.66 2.26

5. Thanh tra đào tạo theo dõi việc thực hiện giảng dạy có đúng và đủ thời lượng các môn học, lịch trình, tiến độ dạy

CBQL 2.46 1.77

GV 2.20 1.98

6. Tổ giám thị thường xuyên đi kiểm tra hoạt động lên lớp của

CBQL 2.15 1.69

Nội dung Nhóm đánh giá Mức độ cần thiết Mức độ khả thi GV, lịch nghỉ, lịch bù giờ của GV 7. Khoa quản lý đề cương, đề thi, đáp án của GV. Sau khi khoa đã kiểm tra, thẩm định nội dung đề thi mới chuyển tới TTKT

CBQL 2.31 2.46

GV 2.37 2.16

8. Khoa kết hợp với CVHT theo dõi TKB theo từng lớp

CBQL 1.92 1.92

GV 1.92 1.88

- Các biện pháp quản lý việc thực hiện nội dung chương trình được CBQL, GV cho rằng cần thiết và khả thi (X =2.02 – 2.85), trong đó, tính khả thi cũng chưa được đánh giá cao (X =2.07 – 2.46).

- Có một số biện pháp như việc phối hợp với Thanh tra đào tạo, với Tổ giám thị nhằm theo dõi việc thực hiện nội dung chương trình của GV là không khả thi (X =1.69 – 1.92). Lý do là nhân sự phòng thanh tra giáo dục còn quá mỏng: 1 trưởng phòng và 2 nhân viên (lực lượng chủ yếu là các cộng tác viên từ các khoa). Thứ hai là do nhận thức của các GV về công tác thanh tra giảng dạy còn chưa đúng, họ cho rằng, thanh tra là tìm ra cái sai, cái không đúng của họ để xử lý, các yếu tố tâm lý chi phối nên họ không muốn bị thanh tra giảng dạy ở môi trường đại học. Hơn nữa, qua trao đổi chúng tôi được biết CBQL rất tin tưởng vào GV.

Vì vậy mà biện pháp kết hợp với Cố vấn học tập để theo dõi thời khóa biểu từng lớp cũng không cần thiết và không thể thực hiện như theo đánh giá CBQL và GV (X =1.88 – 1.92).

- Tóm lại, qua kết quả thăm dò ý kiến cho thấy hầu hết các ý kiến được hỏi đều cho rằng các biện pháp quản lý việc thực hiện nội dung chương trình mà đề tài đưa ra đều mang tính cần thiết nhưng có một số biện pháp chưa có tính khả thi cao. Điều này cũng nằm trong dự đoán của chúng tôi là thực tiễn triển khai thì lại khó hơn rất nhiều với việc xây dựng chương trình. Trong các biện pháp nhằm tăng cường công tác quản lý nội dung chương trình giảng dạy thì các biện pháp nâng cao quản lý việc thực hiện nội dung chương trình lại khó thực hiện hơn xây dựng chương trình.

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý hoạt động giảng dạy tại trường đại học nông lâm thành phố hồ chí minh (Trang 86 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)