Thực trạng các giải pháp xây dựng đội ngũ CBQL trung tâm GDTX-KT-HN

Một phần của tài liệu thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý trung tâm giáo dục thường xuyênkỹ thuật hướng nghiệp ở tỉnh bình dương (Trang 76 - 81)

GDTX-KT-HN ở tỉnh Bình Dương (giai đoạn 2010-2013)

Tỉnh Bình Dương hiện tại đang triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục Ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Bình Dương từ năm 2011 đến năm 2015 nhằm đảm bảo có một đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đủ về số lượng, cân đối về cơ cấu, có trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ và tâm huyết với nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ là công tác rất cần thiết. Do đó, tỉnh đã có nhiều giải pháp tăng cường đội ngũ quản lý các cấp các ngành, trong đó có CBQL trung tâm GDTX tỉnh, các trung tâm GDTX-KT-HN huyện, thị xã. Tuy nhiên, trước những yêu cầu đổi mới của công tác quản lý trường học, đội ngũ cán bộ quản lý các trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh, huyện, thị xã, thành phố của tỉnh Bình Dương còn một số bất cập về số lượng, chất lượng và cơ cấu, điều này tạo nên một số hạn chế nhất định trong việc cải thiện chất lượng quản lý các trung tâm giáo dục thường xuyên. Do vậy, người nghiên cứu tiến

hành khảo sát thực trạng một số giải pháp xây dựng đội ngũ CBQL trung tâm GDTX-KT-HN trong ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Bình Dương từ năm 2010 đến 2013.

Để khảo sát thực trạng thực hiện các giải pháp tăng cường xây dựng đội ngũ BQL các trung tâm GDTX-KT-HN ở tỉnh Bình Dương trong giai đoạn 2010-2013, chúng tôi đưa ra 10 nội dung giải pháp cơ bản và tiến hành khảo sát trên 4 nhóm đối tượng CBQL, GV, lãnh đạo Sở GDĐT và HV. Kết quả khảo sát được thể hiện tại bảng 2.16:

Bảng 2.16. Khảo sát thực trạng thực hiện các giải pháp tăng cường xây dựng đội ngũ CBQL trung tâm GDTX-KT-HN ở tỉnh Bình Dương

STT Nội dung

Mức độ thực hiện Kết quả thực hiện Tương quan Pearson giữa Mức độ và Kết quả Điểm trung bình Độ lệch chuẩn Xếp hạng Điểm trung bình Độ lệch chuẩn Xếp hạng 1

Tranh thủ sự quan tâm của các cấp, các ngành từ tỉnh đến cơ sở đối với việc xây dựng đội CBQL

3,30 0,69 7 3,42 0,73 9 0,58

2

Kế hoạch xây dựng đội ngũ CBQL trung tâm GDTX-KT-HN luôn được các cấp lãnh đạo quan tâm và từng lúc điều chỉnh, bổ sung theo từng giai đoạn đảm bảo phục vụ tốt chiến lược phát triển giáo dục

3,29 0,72 8 3,47 0,73 4 0,40

3

Thanh, kiểm tra thường xuyên về việc thực hiện quy chế làm việc, về công tác quản lý của giám đốc tại các trung tâm GDTX-KT-HN là một trong những kế hoạch quan trọng của Sở GDĐT trong việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học

4

Tuyển chọn và bổ nhiệm CBQL được thực hiện dân chủ, có chọn lọc kỹ lưỡng và đảm bảo khoa học

3,28 0,77 10 3,46 0,75 6 0,44

5

Công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho CBQL đương chức cũng như đội ngũ kế cận được thực hiện tốt, đảm bảo tiến độ và kế hoạch đề ra

3.42 0.71 2 3.47 0.73 4 0.47

6

CBQL được bố trí và sử dụng một cách đồng bộ, cấn đối, hợp lý và luôn được tạo điều kiện để đội ngũ này phát triển

3.29 0.75 8 3.48 0,75 3 0,51

7

Xây dựng quy hoạch cán bộ kế cận luôn được chú trọng, được tuyển chọn dân chủ từ cơ sở và đảm bảo chất lượng cán bộ quy hoạch

3,33 0,78 6 3,45 0,79 7 0,53

8

Chấn chỉnh và xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm nguyên tắc quản lý trung tâm, đảm bảo chất lượng quản lý ngày càng đạt hiệu quả cao

3,36 0,72 4 3,54 0,69 1 0,46

9

Đánh giá CBQL trung tâm GDTX-KT-HN được thực hiện dân chủ, công khai và đảm bảo các yêu cầu về nội dung, quy trình đánh giá cán bộ

3,37 0,73 3 3,45 0,77 7 0,47

10

Tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ quản lý trung tâm GDTX-KT-HN được làm việc, phát triển trong môi trường thuận lợi

3,46 0,67 1 3,53 0,70 2 0,42

- Về mức độ thực hiện các giải pháp của Sở GDĐT (là cơ quan quản lý giám đốc, các phó giám đốc các trung tâm)

Kết quả khảo sát Bảng 2.16 về ý kiến đánh giá của CBQL, GV, lãnh đão Sở & HV về mức độ thực hiện các giải pháp tăng cường đội ngũ CBQL các trung tâm trong thời gian qua cho thấy:

100% CBQL, GV, LĐ Sở và HV đánh giá “cần” với ĐTB từ 3,28 đến 3,46 theo thứ tự từ thấp lên cao, bao gồm: Tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ quản lý trung tâm GDTX-KT-HN được làm việc, phát triển trong môi trường thuận lợi (ĐTB=3,46, hạng 1), Công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho CBQL đương chức cũng như đội ngũ kế cận được thực hiện tốt, đảm bảo tiến độ và kế hoạch đề ra (ĐTB=3,42, hạng 2); Đánh giá CBQL trung tâm GDTX-KT-HN được thực hiện dân chủ, công khai và đảm bảo các yêu cầu về nội dung, quy trình đánh giá cán bộ (ĐTB =3,37, hạng 3); “Thanh, kiểm tra thường xuyên về việc thực hiện quy chế làm việc, về công tác quản lý của giám đốc tại các trung tâm GDTX-KT-HN là một trong những kế hoạch quan trọng của Sở GDĐT trong việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học” và “Chấn chỉnh và xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm nguyên tắc quản lý trung tâm, đảm bảo chất lượng quản lý ngày càng đạt hiệu quả cao” có cùng ĐTB=3,36 đồng hạng 4); Xây dựng quy hoạch cán bộ kế cận luôn được chú trọng, được tuyển chọn dân chủ từ cơ sở và đảm bảo chất lượng cán bộ quy hoạch (ĐTB =3.33, hạng 6); Tranh thủ sự quan tâm của các cấp, các ngành từ tỉnh đến cơ sở đối với việc xây dựng đội CBQL (ĐTB =3,30, hạng 7); “CBQL được bố trí và sử dụng một cách đồng bộ, cấn đối, hợp lý và luôn được tạo điều kiện để đội ngũ này phát triển” và “Kế hoạch xây dựng đội ngũ CBQL trung tâm GDTX-KT-HN luôn được các cấp lãnh đạo quan tâm và từng lúc điều chỉnh, bổ sung theo từng giai đoạn đảm bảo phục vụ tốt chiến lược phát triển giáo dục” có ĐTB =3,29 đồng hạng 8 và Tuyển chọn và bổ nhiệm CBQL được thực hiện dân chủ, có chọn lọc kỹ lưỡng và đảm bảo khoa học (ĐTB = 3,28, xếp hạng 10) chứng tỏ cơ quan chủ quản thực hiện các nội

dung này một cách đầy đủ và và ở mức “cần”.

Như vậy, kết quả Bảng 2.16 tuy có sự khác nhau về thứ tự xếp hạng mức độ cần thực hiện giữa các nội dung (ĐTB từ 3,28 đến 3,46), thực tế cho thấy Sở GDĐT luôn chú trọng đến công tác này và nhận được sự quan tâm rất nhiều từ các cấp lãnh đạo. Tuy nhiên, một số tiêu chí còn có ĐTB thấp so với các nội dung khác cùng bảng (trên 2,5) phản ánh phần nào thực tế hiện nay của ngành. Đó là công tác kê hoạch xây dựng đội ngũ CBQL trung tâm GDTX-KT-HN, sử dụng bố trí CBQL, công tác huy hoạch CBQL và tuyển chọn và bổ nhiệm CBQL chưa thật sự được thực hiện dân chủ, có chọn lọc kỹ lưỡng và đảm bảo khoa học.

Về kết quả thực hiện các giải pháp tăng cường đội ngũ CBQL hiện hành:

Bảng 2.16 cho thấy, các giải pháp tăng cường đội ngũ CBQL hiện hành được GV&CBQL, lãnh đạo Sở GDĐT và HV đánh giá kết quả thực hiện ở mức “tốt” và “khá” (ĐTB từ 3,42 đến 3,54). Trong đó, đại đa số đối tượng được khảo sát đều cho rằng, nội dung “Chấn chỉnh và xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm nguyên tắc quản lý trung tâm, đảm bảo chất lượng quản lý ngày càng đạt hiệu quả cao” được thực hiện ở mức đô “tốt” (ĐTB=3,54, xếp hạng 1); nội dung “Tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ quản lý trung tâm GDTX-KT-HN được làm việc, phát triển trong môi trường thuận lợi” cũng được đánh giá mức độ thực hiện “tốt” (ĐTB=3,53, hạng 2). Còn lại các giải pháp đều được đánh giá mức độ thực hiện ở mức độ “khá” đó là: CBQL được bố trí và sử dụng một cách đồng bộ, cấn đối, hợp lý và luôn được tạo điều kiện để đội ngũ này phát triển (ĐTB=3,48, hạng 3); “Công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho CBQL đương chức cũng như đội ngũ kế cận được thực hiện tốt, đảm bảo tiến độ và kế hoạch đề ra” và “Kế hoạch xây dựng đội ngũ CBQL trung tâm GDTX-KT-HN luôn được các cấp lãnh đạo

quan tâm và từng lúc điều chỉnh, bổ sung theo từng giai đoạn đảm bảo phục vụ tốt chiến lược phát triển giáo dục.” đồng hạng 4 với ĐTB=3,47; Tuyển chọn và bổ nhiệm CBQL được thực hiện dân chủ, có chọn lọc kỹ lưỡng và đảm bảo khoa học có ĐTB=3,46 được xếp hạng 6; “Xây dựng quy hoạch cán bộ kế cận luôn được chú trọng, được tuyển chọn dân chủ từ cơ sở và đảm bảo

Một phần của tài liệu thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý trung tâm giáo dục thường xuyênkỹ thuật hướng nghiệp ở tỉnh bình dương (Trang 76 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)