Những cơ sở pháp lý để phát triển GD&ĐT, GDTX và đội ngũ CBQL của

Một phần của tài liệu thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý trung tâm giáo dục thường xuyênkỹ thuật hướng nghiệp ở tỉnh bình dương (Trang 88 - 91)

CBQL của tỉnh Bình Dương

- Chương trình số 20-CTHĐ/TU ngày 20/7/2011 của Tỉnh ủy Bình Dương về Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011-2015.

- Chỉ thị số 10-CT/TU ngày 10/8/2011 của Tỉnh ủy Bình Dương về công tác quy hoạch cán bộ nhiệm kỳ 2015-2020 và những năm tiếp theo.

việc phê duyệt Đề án tuyển chọn, đào tạo cán bộ nguồn từ học sinh, sinh viên xuất sắc trong tỉnh.

- Đề án xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011-2015 ban hành kèm theo Quyết định 884/QĐ-UBND ngày 24/3/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương.

- Công văn 363/SGDĐT-TCCB ngày 23/3/2011 của Sở Giáo dục và Đảo tạo Bình Dương về việc hướng dẫn đánh giá, phân loại cán bộ, công chức hàng năm.

3.1.3. Những định hướng phát triển GDTX, đội ngũ CBQL trung tâm GDTX đến năm 2020

Như chương 2 đã giới thiệu: Bình Dương là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Trong các năm qua, tỉnh Bình Dương đã tích cực thực hiện Chương trình đào tạo, cung ứng nguồn lao động cho các doanh nghiệp, chú trọng thực hiện Đề án dạy nghề cho lao động nông thôn, bộ đội xuất ngũ….Thực hiện tốt công tác này nên ngành đã xem hình thức giáo dục không chính quy (GDTX) là hệ thống giáo dục ngoài nhà trường có cấu trúc đa dạng, linh hoạt, mềm dẻo, theo cấp lớp hoặc không theo cấp lớp, có những phương thức gần với giáo dục chính quy như học theo chương trình tương đương như hệ thống giáo dục chính quy nhưng quy định về thời khoá biểu, niên chế năm học, chế độ nghỉ hè có thể khác hẳn.

Quan niệm về học trong học tập suốt đời phải được mở rộng và tiếp cận với “5 trụ cột” của học tập là: “Học để biết, học để làm, học để tồn tại, học để chung sống và bảo vệ trái đất”. Hiện nay, thế giới đã xác định ngoài học văn hoá cần phải học thêm kiến thức kỹ năng khác để làm việc, để sáng tạo, để làm người, để sống tốt hơn, thích ứng sự thay đổi của công việc, nghề nghiệp và xã hội.

Xác định tầm quan trọng của hình thức GDTX và xuất phát từ thực tiễn địa phương, chúng tôi dự báo phát triển các trung tâm giáo dục thường xuyên- kỹ thuật -hướng nghiệp ở tỉnh Bình Dương đến năm 2020 như sau:

Bảng 3.1. Dự báo về quy mô phát triển GDTX tỉnh Bình Dương đến năm 2020

Stt Năm 2010 Năm 2015 Năm 2020

1 Số lượng trung tâm 7 9 9 2 Số lượng học HV học BTVH 2685 3000 3500 3 Số lượng HV học nghề phổ thông 6711 8801 10000 4 Số lượng GV 235 275 315 5 Số lượng CBQL 20 28 28

Ghi chú: Từ năm 2015 tỉnh Bình Dương sẽ có thêm 2 trung tâm GDTX- KT-HN cấp huyện do tỉnh Bình Dương hình thành thêm 2 huyện mới là Bầu Bàng và Bắc Tân Uyên và cơ cấu tổ chức, chức năng hoạt động của các trung tâm có thể được bổ sung nhiều hơn do UBND tỉnh hiện đang có chủ trương sáp nhập các trường trung cấp nghề huyện, thị xã vào các trung tâm GDTX- KT-HN.

Với số liệu dự báo Bảng 3.1 và để thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Dương lần thứ IX (nhiệm kỳ 2010-2015) và thực hiện có hiệu quả Đề án Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục Ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Dương từ năm 2011 đến năm 2015 [41] Đề án Xây dựng xã hội học tập tỉnh Bình Dương giai đoạn 2013-2020 [42] cần tập trung vào các nội dung sau:

- Tiếp tục đẩy mạnh việc hoàn chỉnh công tác GD&ĐT các cấp, tập trung phát triển nguồn nhân lực, đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện theo hướng “chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa”. Trước hết coi việc chấn

chỉnh kỷ cương trong giáo dục và nâng cao chất lượng, tinh thần trách nhiệm của đội ngũ CBQL giáo dục là khâu “ Đột phá” trong giáo dục.

- Chăm lo công tác cử CBQLGD và đội ngũ giáo viên đi bồi dưỡng và đào tạo nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Bố trí sắp xếp hợp lý đội ngũ CBQLGD và giáo viên theo quy định của Bộ GD&ĐT.

Trên cơ sở những quan điểm của Đảng và Nhà nước, quan điểm chỉ đạo của Nghị quyết Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Bình Dương về phát triển GD&ĐT, phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; khảo sát, đánh giá thực trạng thực trạng đội ngũ CBQL trung tâm GDTX-KTY-HN toàn tỉnh Bình Dương, Chúng tôi đề cập các giải pháp nhằm xây dựng, phát triển đội ngũ CBQL có đủ các điều kiện và tiêu chuẩn theo các quy định quy chế bổ nhiệm cán bộ bảo đảm đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đạt chuẩn và từng bước nâng cao trình độ trên chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ. Bảo đảm theo những nguyên tắc: Phát triển phải kết hợp giữa lợi ích thiết thực trước mắt với đáp ứng yêu cầu phát triển ổn định, bền vững, lâu dài của sự nghiệp GD&ĐT, của sự nghiệp CNH- HĐH. Phát triển phải đảm bảo tính khoa học, tính thực tiễn, kế thừa và phát triển, bảo đảm tính hiệu quả và tính khả thi.

3.2. Nguyên tắc đề xuất giải pháp

Dựa trên cơ sở lý luận (chương 1) và thực trạng đội ngũ CBQL trung tâm GDTX-KT-HN tỉnh Bình Dương (chương 2), việc đề xuất các giải pháp đề xây dựng đội ngũ CBQL trung tâm GDTX-KT-HN tỉnh Bình Dương trong thời gian tới dựa trên các nguyên tắc sau:

Một phần của tài liệu thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý trung tâm giáo dục thường xuyênkỹ thuật hướng nghiệp ở tỉnh bình dương (Trang 88 - 91)