Thực trạng năng lực, phẩm chất của đội ngũ CBQL trung tâm GDTX-KT-

Một phần của tài liệu thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý trung tâm giáo dục thường xuyênkỹ thuật hướng nghiệp ở tỉnh bình dương (Trang 56 - 76)

GDTX-KT-HN ở tỉnh Bình Dương

Các năng lực này bao quát các lĩnh vực hoạt động từ tư duy, nhận thức đến thái độ, tình cảm và hành vi ứng xử. Hai là hệ thống các kỹ năng đo lường, đánh giá năng lực lãnh đạo quản lý. Đó là các kỹ năng xây dựng các

chỉ báo, chỉ số về từng nhóm năng lực lãnh đạo quản lý; các kỹ năng lập kế hoạch thu thập thông tin định lượng và định tính cần cho chỉ báo, chỉ số đánh giá; các kỹ năng thu thập, xử lý, phân tích các thông tin; các kỹ năng tổng hợp, khái quát rút ra kết luận về trình độ năng lực lãnh đạo quản lý.

Chất lượng đội ngũ quản lý chịu ảnh hưởng không nhỏ từ nhóm năng lực quản lý. Cho nên người nghiên cứu đã tiến hành khảo sát nhóm năng lực quản lý của đội ngũ quản lý các trung tâm GDTX-KT-HN.

Bảng 2.3 là kết quả khảo sát mức độ nhận định về tầm quan trọng của nhóm năng lực phẩm chất đội ngũ CBQL các trung tâm. Các nội dung này được khảo sát trên 04 đối tượng: Cán bộ quản lý, giáo viên, lãnh đạo Sở GDĐT và học viên các trung tâm GDT -KT-HN ở tỉnh Bình Dương.

Bảng 2.3. Mức độ nhận định về tầm quan trọng của nhóm năng lực phẩm chất của đội ngũ CBQL trung tâm GDTX-KT-HN ở tỉnh Bình Dương

TT Nhóm năng lực, phẩm chất Mức độ nhận định CBQL đánh giá GV đánh giá Lãnh đạo Sở đánh giá Học viên đánh giá Trung bình Thứ hạng Trung bình Thứ hạng Trung bình Thứ hạng Trung bình Thứ hạng 1 Nhóm năng lực quản lý 3.30 4 3.13 3 3.61 5 2.94 4 2 Nhóm năng lực chuyên môn 3.34 3 3.12 4 3.65 4 3.02 3 3 Nhóm năng lực giao tiếp 3.24 5 2.94 5 3.70 3 2.87 5 4 Nhóm phẩm chất đạo đức 3.71 2 3.27 2 3.72 1 3.13 2 5 Nhóm phẩm chất chính trị 3.83 1 3.33 1 3.72 1 3.15 1

Trung bình chung 3.48 3.16 3.68 3.02

Từ kết quả khảo sát Bảng 2.3 ta thấy điểm trung bình của từng nhóm năng lực, phẩm chất cao hơn trung bình mẫu 2,5, điều này chứng tỏ các ý kiến trả lời chủ yếu tập trung ở các nhận định “tốt” và “khá”. Trung bình chung

của cán bộ quản lý là X=3,48, giáo viên là X=3,16;lãnh đạo Sở là X=3,68, học viên là X= 3,02. Tuy nhiên lại có sự khác nhau về nhận định tầm quan trọng của từng nội dung cụ thể:

Bảng 2.4. Kết quả so sánh điểm trung bình của 4 nhóm CBQL, GV, Lãnh đạo Sở, Học viên về các nhóm năng lực phẩm chất của đội ngũ CBQL

trung tâm GDTX-KT-HN ở tỉnh Bình Dương

TT Nhóm năng lực, phẩm chất Trị số F (ANOVA) Xác suất

Điểm trung bình đánh giá có khác biệt giữa

1 Nhóm năng lực quản lý 16,38 < 0,01 1. Lãnh đạo Sở với Giáo viên 2. Lãnh đạo Sở với Học viên

2 Nhóm năng lực chuyên

môn 13,74 < 0,01

1. Lãnh đạo Sở với Giáo viên 2. Lãnh đạo Sở với Học viên

3 Nhóm năng lực giao tiếp 24,20 < 0,01 1. Lãnh đạo Sở với Giáo viên 2. Lãnh đạo Sở với Học viên

4 Nhóm phẩm chất đạo đức 13,33 < 0,01

1. Lãnh đạo Sở với Giáo viên 2. Lãnh đạo Sở với Học viên 3. CB quản lý với Giáo viên 4. CB quản lý với Học viên

5 Nhóm phẩm chất chính trị 9,01 < 0,01

1. Lãnh đạo Sở với Giáo viên 2. Lãnh đạo Sở với Học viên 3. CB quản lý với Giáo viên 4. CB quản lý với Học viên

Trung bình chung 20,82 < 0,01

1. Lãnh đạo Sở với Giáo viên 2. Lãnh đạo Sở với Học viên 3. CB quản lý với Giáo viên 4. CB quản lý với Học viên Kết quả ANOVA trên đây cho thấy: Có khác biệt rất ý nghĩa (xác suất < 0,01) giữa điểm trung bình đánh giá của Lãnh đạo Sở so với trung bình đánh giá của GV và của học viên trong cả 5 nhóm PC, NL nói trên. Riêng với nhóm phẩm chất đạo đức và nhóm phẩm chất chính trị thì có thêm khác biệt giữa nhóm CB quản lý với giáo viên và học viên. Các trung bình đánh giá của Lãnh đạo Sở và CB quản lý luôn là cao hơn giáo viên và học viên.

Các nhóm đối tượng khảo sát có sự khác biệt nhưng đều đánh giá nhóm phẩm chất chính trị của đội ngũ CBQL trung tâm GDTX-KT-HN là tốt nhất, xếp hạng 1: CBQL đánh giá X=3,48; GV đánh giá X=3,33; Lãnh đạo Sở đánh giá X=3,72; HV đánh giá X=3,15. Nhóm phẩm chất đạo đức của đội ngũ CBQL cũng được đánh giá với thứ hạng cao (CBQL tự đánh giá X=3,71, GV đánh giá X=3,72, HV đánh giá X= 3,13, xếp hạng 2; lãnh đạo Sở lại đánh nhóm này cao với X= 3,72, xếp hạng 1). Nhóm năng lực chuyên môn được CBQL đánh giá với X= 3,33, HV đánh giá X= 3,02, xếp hạng 3; GV đánh giá với X= 3,12, HV đánh giá với X= 3,65, xếp hạng 4. Nhóm năng lực quản lý CBQL tự đánh giá X=3,71, HV đánh giá với X=2,94, xếp hạng 4; GV đánh giá X=3,13 xếp hạng 3, trong khi lãnh đạo Sở nhóm năng lực này của CBQL là thấp nhất với X= 3,61 xếp hạng 5. Nhóm năng lực giao tiếp của đội ngũ CBQL được 03 nhóm đối trượng khảo sát đánh giá thấp nhất: CBQL tự đánh giá X=3,24, GV đánh giá X=2,94, HV đánh giá X= 2,87 xếp hạng 5, chỉ có lãnh đạo Sở tự đánh giá X=3,70 xếp hạng 3.

Tóm lại, từ kết quả trên đây cho thấy, Lãnh đạo Sở đánh giá cả 5 nhóm phẩm chất, năng lực đều có X> 3,5, nghĩa là mức “tốt”. CBQL thì đánh giá 2 nhóm phẩm chất đạo đức và phẩm chất chính trị ở mức “tốt”, các nhóm phẩm chất, năng lực còn lại ở mức “khá”. Về phía Giáo viên và Học viên: Tất cả 5 nhóm phẩm chất, năng lực đều mức “khá”. Và đánh giá một cách tổng thể, nhóm năng lực giao tiếp, nhóm năng lực quản lý và nhóm năng lực chuyên môn của đội ngũ CBQL trung tâm GDTX-KT-HN tỉnh Bình Dương có thứ hạng thấp hơn nhóm phẩm chất chính trị, đạo đức. Đặc biệt, nhóm năng lực giao tiếp được đánh giá thấp nhất. Đây có thể xem là phần còn hạn chế của đội ngũ CBQL làm cơ sở cho việc xây dựng các giải pháp tăng cường phát triển đội ngũ ở chương 3.

Dưới đây là kết quả khảo sát từng nội dung chi tiết của từng nhóm năng lực, phẩm chất của đội ngũ CBQLGD trung tâm GDTX-KT-HN:

Bảng 2.5. Khảo sát nhóm năng lực quản lý của đội ngũ CBQL trung tâm GDTX - KT- HN ở tỉnh Bình Dương

Stt Nội dung nhóm năng lực quản lý

Đánh giá Mức độ cần thiết Điểm trung bình Độ lệch chuẩn hạng Xếp Điểm trung bình Độ lệch chuẩn hạng Xếp 1

Am hiểu đời sống văn hóa và tình hình phát

triển kinh tế - xã hội ở địa phương 3,32 0,74 2 3,51 0,63 3

2

Linh hoạt điều chỉnh, thay đổi quyết định quản lý khi thấy không phù hợp với thực tiễn

của đơn vị 3,24 0,78 6 3,53 0,70 2

3

Có năng lực tổ chức chỉ đạo, kiểm tra và

đánh giá các hoạt động giáo dục 3,36 0,72 1 3,51 0,71 3

4

Có óc tưởng tượng, sáng tạo, phân tích kịp thời tình hình giáo dục tại địa phương và trong

nước để dự báo chiến lược phát triển của đơn vị 3,09 0,82 10 3,41 0,77 7

5

Có khả năng tổng kết kinh nghiệm và tổ chức

nghiên cứu khoa học trong trung tâm 3,05 0,86 11 3,39 0,78 9

6

Chủ động và biết phối hợp tốt các lực lượng giáo dục trong và ngoài trung tâm để tham gia quản lý các hoạt động giáo dục, thực hiện xã hội hóa giáo dục.

3,23 0,81 8 3,38 0,74 11

7

Có khả năng xây dựng kế hoạch phát triển và sử dụng tốt đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân

viên của đơn vị 3,26 0,79 5 3,50 0,74 5

8

Vận dụng tốt lý luận quản lý và cụ thể hóa các chỉ đạo của cấp trên cho phù hợp với đơn

vị 3,24 0,77 6 3,39 0,79 9

9

Tổ chức có hiệu quả các phong trào thi đua và biết động viên khen thưởng bằng tinh thần

và vật chất kịp thời 3,32 0,74 2 3,55 0,71 1

10

Có tổ chức xây dựng hệ thống thông tin phục

vụ các hoạt động giáo dục 3,18 0,86 9 3,46 0,69 6

11

Tổ chức đánh giá khách quan, khoa học, công bằng kết quả học tập và rèn luyện của học viên; kết quả công tác rèn luyện của giáo viên, nhân viên và lãnh đạo trung tâm.

3,31 0,78 4 3,41 0,78 7

Kết quả khảo sát Bảng 2.5 cho thấy: Các nhóm đối tượng khảo sát đã đánh giá về mức độ và kết quả thực thiện Nhóm năng lực quản lý của đội ngũ CBQL các trung tâm GDTX - KT- HN tỉnh Bình Dương là “cần” và “khá”, thể hiện qua X ở mức “khá” = 3,05-3,36 và mức độ cần thiết X = 3,38-3,55 (Cần và rất cần). Cụ thể nội dung “Có năng lực tổ chức chỉ đạo, kiểm tra và đánh giá các hoạt động giáo dục” được đánh giá ở mức cao nhất (X= 3,36 và 3,51); Am hiểu đời sống văn hóa và tình hình phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương (X= 3,32 và 3,51); Tổ chức có hiệu quả các phong trào thi đua và biết động viên khen thưởng bằng tinh thần và vật chất kịp thời (X=3,32 và 3,55); Tổ chức đánh giá khách quan, khoa học, công bằng kết quả học tập và rèn luyện của học viên; kết quả công tác rèn luyện của giáo viên, nhân viên và lãnh đạo trung tâm (X=3,331 và 3,41); Có khả năng xây dựng kế hoạch phát triển và sử dụng tốt đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên của đơn vị (3,26 và 3,50); Linh hoạt điều chỉnh, thay đổi quyết định quản lý khi thấy không phù hợp với thực tiễn của đơn vị (X=3,24 và 3,53); Vận dụng tốt lý luận quản lý và cụ thể hóa các chỉ đạo của cấp trên cho phù hợp với đơn vị (X=3,24 và 3,39); Chủ động và biết phối hợp tốt các lực lượng giáo dục trong và ngoài trung tâm để tham gia quản lý các hoạt động giáo dục, thực hiện xã hội hóa giáo dục (X=3,23 và 3,38); Có tổ chức xây dựng hệ thống thông tin phục vụ các hoạt động giáo dục (X=3,18 và 3,46); Có óc tưởng tượng, sáng tạo, phân tích kịp thời tình hình giáo dục tại địa phương và trong nước để dự báo chiến lược phát triển của đơn vị (X=3,09 và 3,41) và Có khả năng tổng kết kinh nghiệm và tổ chức nghiên cứu khoa học trong trung tâm (X =3,05 và 3,39).

Như vậy, Tuy có sự khác biệt về xếp hạng các nội dung của nóm năng lực quản lý từ 1-11 về đánh giá và mức độ cần thiết nhưng các nhóm được hỏi ý kiến đều thống nhất đánh giá cao năng lực tổ chức chỉ đạo, kiểm tra và đánh giá các hoạt động giáo dục, năng lực tổ chức có hiệu quả các phong trào thi

đua và biết động viên khen thưởng bằng tinh thần và vật chất kịp thời và am hiểu đời sống văn hóa và tình hình phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương của đội ngũ CBQL trung tâm… Tuy nhiên, qua khảo sát, có một số nội dung của nhóm năng lực này của đội ngũ CBQL lại được đánh giá không cao, đó là năng lực chủ động và biết phối hợp tốt các lực lượng giáo dục trong và ngoài trung tâm để tham gia quản lý các hoạt động giáo dục, thực hiện xã hội hóa giáo dục, năng lực có óc tưởng tượng, sáng tạo, phân tích kịp thời tình hình giáo dục tại địa phương và trong nước để dự báo chiến lược phát triển của đơn vị và có khả năng tổng kết kinh nghiệm và tổ chức nghiên cứu khoa học trong trung tâm.

Bảng 2.6. Khảo sát nhóm năng lực chuyên môn của đội ngũ CBQL trung tâm GDTX - KT- HN ở tỉnh Bình Dương

Stt Nội dung nhóm năng lực chuyên môn

Đánh giá Mức độ cần thiết Điểm trung bình Độ lệch chuẩn hạng Xếp Điểm trung bình Độ lệch chuẩn hạng Xếp 1

Trình độ chuyên môn tốt, đã đạt danh hiệu giáo viên

dạy giỏi 3,35 0,73 5 3,52 0,67 2

2

Nắm vững nội dung, chương trình giáo dục thường

xuyên, chương trình kỹ thuật hướng nghiệp 3,46 0,68 1 3,55 0,67 1

3

Hiểu được các nguyên tắc, chức năng nhiệm vụ của quản

lý trường học, quản lý trung tâm GDTX 3,40 0,69 2 3,50 0,66 3

4

Có khả năng tự học, tự nghiên cứu để nâng cao trình

độ chuyên môn, quản lý, chính trị 3,26 0,74 8 3,47 0,67 4

5 Có trình độ chuyên môn đạt chuẩn theo quy định 3,38 0,74 3 3,46 0,68 5

6

Biết xây dựng môi trường học tập và tạo điều kiện học

tập cho mọi thành viên trong đơn vị 3,36 0,72 4 3,46 0,68 5

7

Sử dụng được một trong các ngoại ngữ (Anh, Pháp, Nga,

Đức…) 2,94 0,86 9 3,26 0,78 9

8 Sử dụng được công nghệ thông tin trong công việc 3,31 0,77 7 3,46 0,70 5

9

Nắm vững lý luận quản lý và nghiệp vụ quản lý theo

Kết quả khảo sát Bảng 2.6 cho thấy: Các nhóm đối tượng khảo sát đã đánh giá về mức độ và kết quả thực thiện Nhóm năng lực quản lý của đội ngũ CBQL các trung tâm GDTX - KT- HN tỉnh Bình Dương là “cần” và “khá”, thể hiện qua X ở mức “khá” = 2,94-3,46 và mức độ cần thiết X = 3,26-3,55 (Cần và rất cần). Các nhóm khảo sát đánh giá cao năng lực “Nắm vững nội dung, chương trình giáo dục thường xuyên, chương trình kỹ thuật hướng nghiệp” (ở mức đánh giáX=3,46 “khá”, xếp hạng 1; mức độ X= 3,55 “rất cần thiết”, xếp hạng 1); Hiểu được các nguyên tắc, chức năng nhiệm vụ của quản lý trường học, quản lý trung tâm GDTX (X =3,40 và 3,50); Có trình độ chuyên môn đạt chuẩn theo quy định (X =3,38-3,46); Biết xây dựng môi trường học tập và tạo điều kiện học tập cho mọi thành viên trong đơn vị (X =3,36-3,46); Trình độ chuyên môn tốt, đã đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi (X =3,35-3,52); Nắm vững lý luận quản lý và nghiệp vụ quản lý theo chương trình của Bộ GD&ĐT quy định (X=3,34 và 3,41). Trong nhóm này, 03 năng lực có thứ hạng thấp nhất là Sử dụng được công nghệ thông tin trong công việc (X=3,31 và 3,46); Có khả năng tự học, tự nghiên cứu để nâng cao trình độ chuyên môn, quản lý, chính trị; (X=3,26 và 3,47); Sử dụng được một trong các ngoại ngữ (Anh, Pháp, Nga, Đức…) (X=2,94 và 3,26). Trong đó, năng lực sử dụng được một ngoại ngữ được đánh giá là thấp nhất trong các năng lực của nhóm năng lực chuyên môn của đội ngũ CBQL trung tâm GDTX-KT-HN. Trong khi đó, hiện nay, đứng trước xu thế hội nhập và đòi hỏi của đổi mới toàn diện, căn bản giáo dục thì các năng lực được đánh giá thấp này phải được nâng cao, ưu tiên hơn. Cho nên, đây là cơ sở để đề ra các giải pháp nhằm nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ CBQL trung tâm GDTX-KT-HN trong thời gian tới ở chương 3.

Bảng 2.7. Khảo sát nhóm năng lực giao tiếp của đội ngũ CBQL trung tâm GDTX - KT- HN ở tỉnh Bình Dương

Stt Nội dung nhóm năng lực giao tiếp

Đánh giá Mức độ cần thiết Điểm trung bình Độ lệch chuẩn Xếp hạng Điểm trung bình Độ lệch chuẩn Xếp hạng

1 Có khả năng sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp 3,31 0,77 1 3,56 0,69 1

2

Biết dựa vào cử chỉ, điệu bộ và ngôn ngữ của ngồi đối diện

mà tiến hành giao tiếp, trao đổi cho phù hợp 3,25 0,74 4 3,43 0,73 3

3

Có khả năng ghi nhớ và tái hiện các vấn đề trong quá

trình giao tiếp 3,21 0,74 5 3,37 0,78 5

4

Có khả năng tiến hành phương thức “tự kỷ ám thị”

để hiểu mình, hiểu người 3,00 0,85 6 3,22 0,85 6

5

Biết tỏ ra ôn tồn, nhẹ nhàng, khách quan nhưng hết sức nghiêm túc khi tiếp xúc nhằm phát hiện ra vấn

Một phần của tài liệu thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý trung tâm giáo dục thường xuyênkỹ thuật hướng nghiệp ở tỉnh bình dương (Trang 56 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)