Điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hoá và xã hội của tỉnh Bình Dương

Một phần của tài liệu thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý trung tâm giáo dục thường xuyênkỹ thuật hướng nghiệp ở tỉnh bình dương (Trang 46)

2.1.1. Về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Dương

Bình Dương là một tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ, diện tích tự nhiên 2.695,22km2 (chiếm khoảng 0,83% diện tích cả nước, khoảng 12% diện tích miền Đông Nam Bộ), toàn tỉnh có 6 huyện và 1 thị xã với 91 xã, phường, thị trấn. Tính đến tháng 12/2009 toàn tỉnh có 1.487.571 nhân khẩu, trong đó diện thường trú: 866.754, tạm trú: 624.817.

Bình Dương là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương và thành phố Hồ Chí Minh). Hiện nay tỉnh có 29 khu công nghiệp, 01 khu Công nghiệp - Dịch vụ và Đô thị đang được xây dựng có diện tích 4.196 ha. Giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 105.923 tỷ đồng, tăng 20,5% so với năm 2009, vượt kế hoạch năm 2010; trong đó, các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài chiếm 67%, tăng 19,4% so với năm 2009. Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 8 tỷ 294 triệu đô la Mỹ, tăng 23,5% so với cùng kỳ và vượt kế hoạch năm 2010. Toàn tỉnh có 1.600 doanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp vào 183 nước và vùng lãnh thổ. Do nhiều dự án được triển khai, doanh nghiệp ký được nhiều đơn hàng nên nhu cầu nhập vật tư, máy móc thiết bị đầu tư xây dựng, nguyên liệu phục vụ sản xuất tăng đã đẩy kim ngạch nhập khẩu tăng 25,6% so với năm 2009. GDP năm 2010 ước tăng khoảng 14,5%, GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt khoảng 30,1 triệu đồng.

2.1.2. Tình hình phát triển giáo dục và đào tạo tỉnh Bình Dương

2.1.2.1 Về quy mô phát triển

Đến năm học 2012-2013, toàn ngành giáo dục và đào tạo tỉnh có 454 đơn vị trường học, trung tâm gồm 339 trường công lập, 115 trường tư thục, 8 trung tâm GDTX, GDTX-KT-HN với tổng số học sinh, học viên các ngành học, cấp học huy động đầu năm học 2012-2013 là 265.699, chia ra cụ thể như sau: Mầm non: 70.215 cháu; Tiểu học: 110.891 học sinh; THCS: 57.782 học sinh; THPT: 22.451 học sinh; GDTX cấp THCS: 516 học viên; GDTX cấp THPT: 3.844 học viên; học viên các lớp liên kết đào tạo…..

Trên toàn tỉnh hiện có 36 trung tâm ngoại ngữ, tin học ngoài công lập được UBND tỉnh cấp giấy phép hoạt động với số người tham gia học tập khoảng 26.000; 91 trung tâm học tập cộng đồng (100% đơn vị cấp xã có trung tâm HTCĐ) với số lượt người tham gia học chuyên đề tại các trung tâm này khoảng 300.000 lượt. Khối giáo dục chuyên nghiệp và đại học hiện có 18 đơn vị, gồm 08 trường đại học, 02 trường cao đẳng và 08 trường trung cấp chuyên nghiệp.

2.1.2.2. Về trường cơ sở vật chất, trang thiết bị, trường đạt chuẩn quốc gia

Đến năm 2012, trường lớp, cơ sở vật chất ngành giáo dục cơ bản đáp ứng quy mô phát triển giáo dục toàn tỉnh. Hiện nay toàn tỉnh có 191/339 nhà trường, trung tâm công lập có lầu đạt tỷ lệ 56,34%.

Công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia đang được ngành giáo dục đẩy mạnh, đến cuối năm 2012 toàn tỉnh có 134/331 trường công lập đạt chuẩn quốc gia, tỷ lệ 40,48%, trong đó Giáo dục Mầm non có 41 trường, Tiểu học có 58 trường, THCS có 25 trường và THPT có 10 trường. Ngoài ra còn có 03 trường ngoài công lập đạt chuẩn quốc gia gồm 02 trường Mầm non, 01 trường Trung Tiểu học.

2.1.2.3. Về tình hình chuẩn hoá đội ngũ của toàn ngành giáo dục:

Tính đến tháng 2012-2013, riêng khối công lập toàn ngành có 10.833 giáo viên trực tiếp dạy lớp và 920 cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục, với trình độ chuyên môn nghiệp vu cụ thể như sau:

* Giáo dục mầm non:

- Về chuyên môn: Giáo viên mầm non hệ công lập là 99,42%% đạt chuẩn trở lên trong đó trên chuẩn là 36,95%. Cán bộ quản lý mầm non 100% đạt chuẩn trở lên, trong đó 85,76% trên chuẩn.

- Về ngoại ngữ: Tỷ lệ giáo viên mầm non có chứng chỉ A đạt 39,67% - Số cán bộ quản lý chưa qua bồi dưỡng quản lý giáo dục là 37,85%; chưa có chứng chỉ A ngoại ngữ là 19,10%; 47,2% chưa đạt trình độ đại học.

Đối với giáo viên mầm non ngoài công lập có phép đến tháng 6/2012 là 1239 người, trình độ đạt chuẩn là 81,19%.

* Giáo dục phổ thông: - Cấp tiểu học:

+ Về chuyên môn : Trình độ giáo viên tiểu học đạt chuẩn trở lên là 99,61%, trong đó trên chuẩn là 77,69%. Cán bộ quản lý tiểu học 100% đạt chuẩn trở lên trong đó 93,26% trên chuẩn.

+ Ngoại ngữ: Tỷ lệ giáo viên tiểu học có chứng chỉ A đạt 47,92%

+ Số cán bộ quản lý chưa qua bồi dưỡng quản lý giáo dục là 44,1%; 16,85% chưa đạt trình độ đại học.

- Cấp THCS:

+ Về chuyên môn: Trình độ giáo viên THCS đạt chuẩn trở lên là 99,82%, trong đó trên chuẩn là 59,94%.

+ Về ngoại ngữ: Tỷ lệ giáo viên THCS có chứng chỉ A đạt 33,26%.

+ Cán bộ quản lý THCS 100% đạt chuẩn trở lên trong đó 85,9% trên chuẩn. Cán bộ quản lý cấp THCS chưa qua bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo

dục là 41,67%.

Đối với cấp THCS trong các trường THPT có 160 giáo viên, 100% đạt chuẩn trở lên, trong đó trên chuẩn là 49,38%; về ngoại ngữ số giáo viên không có chứng chỉ A là 54,38%.

- Cấp THPT:

+ Về chuyên môn: Trình độ giáo viên THPT đạt chuẩn trở lên là 98,33%, trong đó trên chuẩn là 8,47%.

+ Về ngoại ngữ: Tỷ lệ giáo viên THPT có chứng chỉ B đạt 28,31%.

+ Cán bộ quản lý THPT 100% đạt chuẩn trở lên trong đó 11,76% trên chuẩn và 43,53% CBQL có chứng chỉ B ngoại ngữ.

* Giáo dục chuyên nghiệp (GDCN):

- Về chuyên môn: Trình độ giáo viên giáo dục chuyên nghiệp đạt chuẩn trở lên là 94,25%, trong đó trên chuẩn là 13,79%. Cán bộ quản lý GDCN 100% đạt chuẩn chuyên môn, trong đó có 31,25% trên chuẩn.

2.1.2.4. Các hoạt động hỗ trợ công tác xây dựng xã hội học tập

Việc tổ chức Đại Hội giáo dục ở các cấp thực hiện khá tốt. Tính đến nay đã có 7/7 huyện, thị xã, thành phố của tỉnh Bình Dương tổ chức Đại hội Giáo dục cấp huyện, đạt 100% khối huyện thị 91/ 91 xã phường, thị trấn trong tỉnh đều ĐHGD cấp xã 100%..

Qua các năm học, Sở Giáo dục và Đào tạo, Công đoàn ngành giáo dục tỉnh đều có công văn nhắc nhở Phòng Giáo dục và Đào tạo và Công đoàn giáo dục các huyện, thị xã, thành phố, các trường trung học, trung tâm giáo dục thường xuyên về vai trò tham mưu của cơ quan giáo dục địa phương đối với Hội đồng giáo dục địa phương.

Tuy có khó khăn, nhưng với sự hợp tác tích cực, thường xuyên của Ngành Giáo dục và Đào tạo các cấp, hoạt động của các Hội đồng giáo dục cấp huyện, cấp xã đã đi vào ổn định và có tác động tích cực đến công tác xây

dựng xã hội học tập tỉnh Bình Dương.

Căn cứ Quy chế tạm thời, mỗi học kỳ, các Hội đồng giáo dục sinh hoạt để giải quyết các vấn đề về giáo dục, trong đó có nội dung vận động cụ thể của từng đơn vị trường học, trung tâm….

Các đơn vị thuộc Phòng Giáo dục và Đào tạo quản lý đều tổ chức Chi hội Khuyến học, các trường THPT và trực thuộc đều thành lập Hội Khuyến học cơ sở.

Tỉnh đã tổ chức Đại hội Hội Cựu giáo chức cấp tỉnh và 7/7 huyện, thị xã, thành phố. Sự phát triển của Hội Khuyến học và Hội cựu giáo chức đã góp phần đáng kể trong việc xây dựng xã hội học tập.

2.1.2.5. Về huy động mọi nguồn lực, khơi dậy mọi tiềm năng để phát triển GDĐT

Việc vận động các lực lượng xã hội tham gia, hỗ trợ vật chất-tinh thần góp phần tháo gỡ những khó khăn trước mắt cho ngành luôn được Sở và Công đoàn giáo dục tỉnh đặc biệt quan tâm. Trong năm học, các Công ty, xí nghiệp đóng trên địa bàn, các mạnh thường quân, các nhà hảo tâm,…đã tích cực hỗ trợ, đóng góp về tinh thần và vật chất cho giáo dục; đặc biệt công ty Cao su Dầu Tiếng, Phước Hoà tiếp tục sát cánh với giáo dục địa phương, quan tâm xây dựng xã hội học tập trong lực lượng công nhân do các công ty quản lý. Điển hình là công ty cao su Dầu Tiếng trong thực hiện Đề án xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2005-2010, đã liên kết tổ chức cho 1280 công nhân theo học các lớp BTVH với tổng kinh phí hỗ trợ khoảng 1,5 tỷ đồng; tổ chức tập huấn kỹ thuật tại chỗ cho 11.422 lượt người, với tổng kinh phí 1,7 tỷ đồng. Đưa đi đào tạo sau đại học 8 người, đại học và trung cấp hệ tại chức 95 người, với kinh phí: 280 triệu đồng. Cử đi học các trường lớp khác 96 người, với kinh phí 340 triệu đồng, trong đó các lớp học chính trị 25 người, chuyên môn nghiệp vụ 10 người, tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ khác 61

người. Việc phối hợp của ngành giáo dục với các ban ngành đoàn thể, Hội khuyến học vận động tặng đồ dùng học tập, quần áo và học bổng cho trẻ em nghèo hiếu học, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn được tạo mọi điều kiện để cho các em đến trường, kết quả đã vận động được trên 43 tỷ đồng ( thị xã Thủ Dầu Một 2.722.083.350 đồng; huyện Dĩ An 781.700.000 đồng; huyện Thuận An 19.875.835.750 đồng; huyện Bến Cát 4.297.941.300 đồng; huyện Tân Uyên 3.138.962.000 đồng; huyện Phú Giáo 7.469.514.000 đồng; huyện Dầu Tiếng 5.204.980.000 đồng).

2.1.2.7. Về thực hiện cuộc vận động “Hỗ trợ giáo dục miền núi, vùng sâu-vùng xa” và xây dựng nhà công vụ giáo viên góp phần vào công tác xây dựng xã hội học tập

Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 176/2006/QĐ-UBND về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý đang công tác tại 22 xã vùng sâu-vùng xa của tỉnh. Cụ thể là chế độ trợ cấp lần đầu 3 triệu đồng/ người; thực hiện việc miễn học phí cho học sinh 22 xã vùng sâu-vùng xa.

Đối với nhà công vụ 4 huyện phía Bắc của tỉnh, tính đến nay, toàn tỉnh có 287 nhà CVGV và bố trí ở cho giáo viên địa phương khác đến công tác. Tuy nhiên, hiện nay quy mô giáo dục tỉnh nhà phát triển mạnh cùng với chính sách thu hút đầu tư đã phát sinh vấn đề nhà ở giáo viên ở 2 thị xã, thành phố phía Nam. Ngành Giáo dục tỉnh đang tích cực tham mưu xây dựng nhà công vụ các thị xã, thành phố phía Nam.

2.1.3. Tình hình phát triển các trung tâm GDTX-KT-HN

Các trung tâm GDTX-KT-HN ở tỉnh Bình Dương được hình thành trên cơ sở sát nhập từ các trung tâm GDTX và trung tâm kỹ thuật tổng hợp từ năm 2008 theo Quyết định [39]. Từ khi được hình thành cho đến nay, các trung tâm GDTX-KT-HN đã thực hiện có hiệu quả hệ giáo dục không chính quy của địa phương và được tỉnh ngày càng quan tâm đấu tư về mọi mặt, cụ thể:

Để đẩy mạnh việc xây dựng xã hội học tập UBND tỉnh Bình Dương đã ra Quyết định số 195/2006/QĐ-UBND, ngày 08/8/2006 về việc phê duyệt Đề án Xã hội hóa giáo dục đến năm 2010 và tiếp đó là Quyết định [41]. Trên cơ sở các Quyết định này giai đoạn 2005 - 2010 và những năm học 2011-2012, 2012-2013 số lượng Trung tâm GDTX, GDTX-KT-HN, Ngoại ngữ, Tin học Bồi dưỡng văn hoá, nghiệp vụ trong tỉnh ngày càng tăng lên, và tỉnh đã đẩy mạnh đầu tư cơ sở vật chất cho trung tâm GDTX, GDTX-KT-HN, kết quả 100% trung tâm công lập được lầu hóa.

Về công tác chuyên môn các trung tâm GDTX, GDTX-KT-HN đã tổ chức tốt việc dạy chương trình Bổ túc văn hóa, nghề phổ thông, liên kết đào tạo đại học cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề…; các trung tâm, cơ sở ngoại ngữ, tin học cũng được phát triển, bảo đảm đúng yêu cầu về hoạt động bồi dưỡng, thi chứng chỉ A, B, C Tin học, chứng chỉ ngoại ngữ A, B, C, TOEIC, TOEFL, IETS,... nhằm đáp ứng nhu cầu người học.

Đến năm 2013 toàn tỉnh có 135 cơ sở giáo dục thường xuyên, gồm: 01 trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh, 6 trung tâm GDTX-KT-HN huyện, thị xã, 01 trung tâm ngoại ngữ - tin học cấp tỉnh hệ công lập, 91 trung tâm học tập cộng đồng và 36 trung tâm ngoại ngữ, tin học, bồi dưỡng văn hoá và luyện thi đại học ngoài công lập.

Hiện nay Trung tâm học tập cộng đồng là cơ sở giáo dục thường xuyên do Ủy ban nhân dân cấp xã trực tiếp quản lý và chịu sự chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ của Phòng Giáo dục và Đào tạo cấp huyện. Nhìn chung, hiện nay 100% HTCĐ có khó khăn về cơ sở vật chất và đội ngũ, nhưng do sự cần thiết của giáo dục cộng đồng, các địa phương đã linh động hoá việc đáp ứng yêu cầu cơ sở vật chất cho Trung tâm để phục vụ cho hoạt động khi cần thiết.

Năm 2013, giáo dục thường xuyên đã bảo đảm chỉ tiêu phân luồng sau THCS do tỉnh giao, tỷ lệ tốt nghiệp BTTHPT là 84,42% (Năm 2012: 67,2%).

Về công tác chống mù chữ có 7/7 đơn vị cấp huyện và 91/91 đơn vị cấp xã đạt chuẩn Quốc gia chống mù chữ, trong đó số người biết chữ độ tuổi 15 - 35 là 98,9%, độ tuổi 35 – 60 là 97,1%, tỷ lệ người biết chữ từ 15 đến 60 tuổi trong toàn tỉnh là 98,0%.

2.2. Thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý trung tâm GDTX-KT-HN ở tỉnh Bình Dương Bình Dương

Bảng 2.1. Thống kê trình độ đào tạo của GV, CBQL trung tâm GDTX-KT- HN ở tỉnh Bình Dương năm học 2012-2013

Môn Tổng

số

TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO

Chưa qua

đào tạo Trung cấp CĐSP 12+3

ĐH SP Trên ĐH GV dạy lớp cấp 2 32 1 3 27 1 0 GV dạy lớp cấp 3 162 0 1 3 155 3 CBQL 20 0 0 0 18 2 Cộng GVC3, QL 182 0 1 3 173 5 % GVC3, QL

Dưới chuẩn 4/182 (2,17%) 180/182 (97,83%) Từ chuẩn trở lên

% GVC2 Dưới chuẩn 4/32(12,5%) Từ chuẩn trở lên

28/32 (87,5%)

Số liệu ở Bảng 2.1 cho biết trình độ đào tạo của đội ngũ GV, CBQL các trung tâm GDTX ở tỉnh Bình Dương năm học 2012-2013: Cán bộ quản lý, giáo viên khối GDTX-KT-HN có trình độ đào tạo là 216, trong đó:

+ Số giáo viên cấp 2 có trình độ đạt chuẩn trở lên (cao đẳng trở lên): 28/32, tỉ lệ 87,5%, trong đó số có trình độ trên chuẩn (từ đại học trở lên) là 01/32, tỉ lệ 3,12%. Số có trình độ dưới chuẩn (dưới cao đẳng) là 01/32, tỉ lệ 3,12%.

số có trình độ chuẩn từ đại học trở lên 180/182, tỉ lệ 97,83% trong đó số trên chuẩn có 06/184, tỉ lệ 3,26%. Số có trình độ dưới chuẩn (dưới đại học) là 4/184, tỉ lệ 2,17%.

Bảng 2.2. Thống kê thâm niên quản lý, trình độ, độ tuổi và giới tính của CBQL các trung tâm GDTX, GDTX-KT-HN ở tỉnh Bình Dương năm học

2012-2013 Trung tâm Số CB QL Nữ Độ tuổi Trình độ chuyên môn Trình độ chính trị Trình độ ngoại ngữ Trình độ tin học Thâm niên quản 30- 39 40- 50 >50 ĐH Th.S CC TC A B A B Tỉnh 4 1 0 1 3 3 1 1 3 1 3 1 3 <=15 25 25 75 75 25 25 75 25 75 25 75 Thuận An 3 0 2 1 3 1 2 1 2 1 <=10 0 66.7 0 33.3 100 0 0 33.3 3 66.67 33 66.7 33.3 Dĩ An 2 1 1 1 2 2 2 1 1 <=10 50 0 50 50 100 0 0 100 100 0 50 50 Tân Uyên 3 0 1 2 1 1 3 2 1 3 <=12 0 33.3 0 67 33.3 33 0 100 67 33 67 0 Phú Giáo 2 1 1 1 2 1 1 1 1 1 1 <=12 50 0 50 50 100 0 50 50 50 50 50 50 Bến Cát 3 0 0 2 1 3 1 2 2 1 2 1 <=12 0 0 67 33 100 0 33 67 67 33 67 33 Dầu Tiếng 3 2 1 2 3 2 2 1 2 1 <=15 67 33 0 67 100 0 0 67 67 33 67 33

Một phần của tài liệu thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý trung tâm giáo dục thường xuyênkỹ thuật hướng nghiệp ở tỉnh bình dương (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)