Những cơ sở pháp lý để phát triển GD&ĐT của Đảng và Nhà nước

Một phần của tài liệu thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý trung tâm giáo dục thường xuyênkỹ thuật hướng nghiệp ở tỉnh bình dương (Trang 87 - 88)

nước

- Chiến lược phát triển GD giai đoạn 2011- 2020 của Thủ tướng Chính phủ đã đề cập đến“tập trung vào việc đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục quốc dân”.

- Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư về xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục với “Mục tiêu là xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được chuẩn hoá, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm, tay nghề của nhà giáo”.

- Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo với nhiệm vụ “Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo”.

- Nghị quyết số 37/2004/QH 11 ngày 03/12/2004 của Quốc hội về GD. Nghị quyết chỉ rõ: “Tập trung xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ giáo dục đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đạt chuẩn về chất lượng, đặc biệt coi trọng việc nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lương tâm trách nhiệm nghề nghiệp. Hoàn thiện cơ chế chính sách về đào tạo, bồi dưỡng sử dụng cán bộ, và tạo điều kiện cho nhà giáo, cán bộ quản lý thường xuyên tự học tập cập nhật kiến thức nâng cao trình độ, kỹ năng về chuyên môn, nghiệp

vụ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục”.

- Yêu cầu về phát triển đội ngũ GV, CBQLGD còn được nhấn mạnh trong Luật GD [21], Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2011- 2020 [6].

- Quyết định số 09/2005/ QĐ-TTg ngày 11/01/2005 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục cả về ba phương thức: Đánh giá và sàng lọc; đào tạo và bồi dưỡng; sử dụng và đãi ngộ. Để đổi mới căn bản, toàn diện và đồng bộ giáo dục nước nhà rất cần thiết phải đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, trong đó, yếu tố đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục có chất lượng cao được chú trọng quan tâm phát triển hàng đầu. Và như thế, chất lượng cán bộ quản lý giáo dục được coi làm bệ đỡ để thực hiện thành công các mục tiêu về chất lượng giáo dục, đổi mới giáo dục.

- Vai trò, nhiệm vụ của giám đốc các trung tâm GDTX-KT-HN được quy định theo Quy chế [3], [4].

- Quy định Chuẩn giám đốc trung tâm giáo dục thường xuyên[5] quy định giám đốc các trung tâm GDTX phải đạt 3 tiêu chuẩn với 20 tiêu chí về phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp; năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm; năng lực lãnh đạo, quản lý trung tâm.

Một phần của tài liệu thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý trung tâm giáo dục thường xuyênkỹ thuật hướng nghiệp ở tỉnh bình dương (Trang 87 - 88)