Điều chỉnh, phát hiện để phát

Một phần của tài liệu thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý trung tâm giáo dục thường xuyênkỹ thuật hướng nghiệp ở tỉnh bình dương (Trang 75)

triển cái tốt, khắc phục cái xấu 414 175 42,3 152 36,7 51 12,3 11 2,7 25 3,26 0.79

Qua kết quả Bảng 2.15 khảo sát việc thực hiện chức năng kiểm tra của đội ngũ CBQL trung tâm GDTX-KT-HN ở tỉnh Bình Dương cho thấy điểm trung bình chỉ ở mức KHÁ. Trong 05 nội dung của chức năng này thì nội dung “Thực hiện chế độ lãnh đạo có kiểm tra, kiểm tra có chương trình kế

hoạch” có điểm trung bình cao nhất (3,28), tốt (175 chiếm tỉ lệ 42.3%), khá (167, tỉ lệ 40.3%), trung bình (41, tỉ lệ 9,9%) và yếu (11, tỉ lệ 2.7%) chứng tỏ được nhiều người đồng tình đánh giá cao việc thực hiện công việc này của đội ngũ CBQL. Và 03 nội dung “Giám sát và điều chỉnh, uốn nắn những sai lệch kịp thời”, “Phân định rõ đúng, sai, tốt xấu của các đối tượng quản lý” và “Điều chỉnh, phát hiện để phát triển cái tốt, khắc phục cái xấu” có điểm trung bình ngang bằng nhau (3,26) và nội dung được đánh giá thấp nhất là “hoạt động kiểm tra được tiến hành công khai, thống nhất” với điểm trung bình (3.24), tốt (169, 40.8%), khá (164, 39.6%), trung bình (47,11%) và yếu (14, 3.4%). Như vậy, cần phải có các giải pháp tác động đến đội ngũ CBQL về tầm quan trọng của công tác kiểm tra phải được tiến hành công khai, minh bạch giúp cho họ thực hiện có hiệu quả hơn việc quản lý đơn vị.

2.2.4. Thực trạng các giải pháp xây dựng đội ngũ CBQL trung tâm GDTX-KT-HN ở tỉnh Bình Dương (giai đoạn 2010-2013) GDTX-KT-HN ở tỉnh Bình Dương (giai đoạn 2010-2013)

Tỉnh Bình Dương hiện tại đang triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục Ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Bình Dương từ năm 2011 đến năm 2015 nhằm đảm bảo có một đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đủ về số lượng, cân đối về cơ cấu, có trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ và tâm huyết với nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ là công tác rất cần thiết. Do đó, tỉnh đã có nhiều giải pháp tăng cường đội ngũ quản lý các cấp các ngành, trong đó có CBQL trung tâm GDTX tỉnh, các trung tâm GDTX-KT-HN huyện, thị xã. Tuy nhiên, trước những yêu cầu đổi mới của công tác quản lý trường học, đội ngũ cán bộ quản lý các trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh, huyện, thị xã, thành phố của tỉnh Bình Dương còn một số bất cập về số lượng, chất lượng và cơ cấu, điều này tạo nên một số hạn chế nhất định trong việc cải thiện chất lượng quản lý các trung tâm giáo dục thường xuyên. Do vậy, người nghiên cứu tiến

hành khảo sát thực trạng một số giải pháp xây dựng đội ngũ CBQL trung tâm GDTX-KT-HN trong ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Bình Dương từ năm 2010 đến 2013.

Để khảo sát thực trạng thực hiện các giải pháp tăng cường xây dựng đội ngũ BQL các trung tâm GDTX-KT-HN ở tỉnh Bình Dương trong giai đoạn 2010-2013, chúng tôi đưa ra 10 nội dung giải pháp cơ bản và tiến hành khảo sát trên 4 nhóm đối tượng CBQL, GV, lãnh đạo Sở GDĐT và HV. Kết quả khảo sát được thể hiện tại bảng 2.16:

Bảng 2.16. Khảo sát thực trạng thực hiện các giải pháp tăng cường xây dựng đội ngũ CBQL trung tâm GDTX-KT-HN ở tỉnh Bình Dương

STT Nội dung

Mức độ thực hiện Kết quả thực hiện Tương quan Pearson giữa Mức độ và Kết quả Điểm trung bình Độ lệch chuẩn Xếp hạng Điểm trung bình Độ lệch chuẩn Xếp hạng 1

Tranh thủ sự quan tâm của các cấp, các ngành từ tỉnh đến cơ sở đối với việc xây dựng đội CBQL

3,30 0,69 7 3,42 0,73 9 0,58

2

Kế hoạch xây dựng đội ngũ CBQL trung tâm GDTX-KT-HN luôn được các cấp lãnh đạo quan tâm và từng lúc điều chỉnh, bổ sung theo từng giai đoạn đảm bảo phục vụ tốt chiến lược phát triển giáo dục

3,29 0,72 8 3,47 0,73 4 0,40

3

Thanh, kiểm tra thường xuyên về việc thực hiện quy chế làm việc, về công tác quản lý của giám đốc tại các trung tâm GDTX-KT-HN là một trong những kế hoạch quan trọng của Sở GDĐT trong việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học

4

Tuyển chọn và bổ nhiệm CBQL được thực hiện dân chủ, có chọn lọc kỹ lưỡng và đảm bảo khoa học

3,28 0,77 10 3,46 0,75 6 0,44

5

Công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho CBQL đương chức cũng như đội ngũ kế cận được thực hiện tốt, đảm bảo tiến độ và kế hoạch đề ra

3.42 0.71 2 3.47 0.73 4 0.47

6

CBQL được bố trí và sử dụng một cách đồng bộ, cấn đối, hợp lý và luôn được tạo điều kiện để đội ngũ này phát triển

3.29 0.75 8 3.48 0,75 3 0,51

7

Xây dựng quy hoạch cán bộ kế cận luôn được chú trọng, được tuyển chọn dân chủ từ cơ sở và đảm bảo chất lượng cán bộ quy hoạch

3,33 0,78 6 3,45 0,79 7 0,53

8

Chấn chỉnh và xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm nguyên tắc quản lý trung tâm, đảm bảo chất lượng quản lý ngày càng đạt hiệu quả cao

3,36 0,72 4 3,54 0,69 1 0,46

9

Đánh giá CBQL trung tâm GDTX-KT-HN được thực hiện dân chủ, công khai và đảm bảo các yêu cầu về nội dung, quy trình đánh giá cán bộ

3,37 0,73 3 3,45 0,77 7 0,47

10

Tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ quản lý trung tâm GDTX-KT-HN được làm việc, phát triển trong môi trường thuận lợi

3,46 0,67 1 3,53 0,70 2 0,42

- Về mức độ thực hiện các giải pháp của Sở GDĐT (là cơ quan quản lý giám đốc, các phó giám đốc các trung tâm)

Kết quả khảo sát Bảng 2.16 về ý kiến đánh giá của CBQL, GV, lãnh đão Sở & HV về mức độ thực hiện các giải pháp tăng cường đội ngũ CBQL các trung tâm trong thời gian qua cho thấy:

100% CBQL, GV, LĐ Sở và HV đánh giá “cần” với ĐTB từ 3,28 đến 3,46 theo thứ tự từ thấp lên cao, bao gồm: Tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ quản lý trung tâm GDTX-KT-HN được làm việc, phát triển trong môi trường thuận lợi (ĐTB=3,46, hạng 1), Công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho CBQL đương chức cũng như đội ngũ kế cận được thực hiện tốt, đảm bảo tiến độ và kế hoạch đề ra (ĐTB=3,42, hạng 2); Đánh giá CBQL trung tâm GDTX-KT-HN được thực hiện dân chủ, công khai và đảm bảo các yêu cầu về nội dung, quy trình đánh giá cán bộ (ĐTB =3,37, hạng 3); “Thanh, kiểm tra thường xuyên về việc thực hiện quy chế làm việc, về công tác quản lý của giám đốc tại các trung tâm GDTX-KT-HN là một trong những kế hoạch quan trọng của Sở GDĐT trong việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học” và “Chấn chỉnh và xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm nguyên tắc quản lý trung tâm, đảm bảo chất lượng quản lý ngày càng đạt hiệu quả cao” có cùng ĐTB=3,36 đồng hạng 4); Xây dựng quy hoạch cán bộ kế cận luôn được chú trọng, được tuyển chọn dân chủ từ cơ sở và đảm bảo chất lượng cán bộ quy hoạch (ĐTB =3.33, hạng 6); Tranh thủ sự quan tâm của các cấp, các ngành từ tỉnh đến cơ sở đối với việc xây dựng đội CBQL (ĐTB =3,30, hạng 7); “CBQL được bố trí và sử dụng một cách đồng bộ, cấn đối, hợp lý và luôn được tạo điều kiện để đội ngũ này phát triển” và “Kế hoạch xây dựng đội ngũ CBQL trung tâm GDTX-KT-HN luôn được các cấp lãnh đạo quan tâm và từng lúc điều chỉnh, bổ sung theo từng giai đoạn đảm bảo phục vụ tốt chiến lược phát triển giáo dục” có ĐTB =3,29 đồng hạng 8 và Tuyển chọn và bổ nhiệm CBQL được thực hiện dân chủ, có chọn lọc kỹ lưỡng và đảm bảo khoa học (ĐTB = 3,28, xếp hạng 10) chứng tỏ cơ quan chủ quản thực hiện các nội

dung này một cách đầy đủ và và ở mức “cần”.

Như vậy, kết quả Bảng 2.16 tuy có sự khác nhau về thứ tự xếp hạng mức độ cần thực hiện giữa các nội dung (ĐTB từ 3,28 đến 3,46), thực tế cho thấy Sở GDĐT luôn chú trọng đến công tác này và nhận được sự quan tâm rất nhiều từ các cấp lãnh đạo. Tuy nhiên, một số tiêu chí còn có ĐTB thấp so với các nội dung khác cùng bảng (trên 2,5) phản ánh phần nào thực tế hiện nay của ngành. Đó là công tác kê hoạch xây dựng đội ngũ CBQL trung tâm GDTX-KT-HN, sử dụng bố trí CBQL, công tác huy hoạch CBQL và tuyển chọn và bổ nhiệm CBQL chưa thật sự được thực hiện dân chủ, có chọn lọc kỹ lưỡng và đảm bảo khoa học.

Về kết quả thực hiện các giải pháp tăng cường đội ngũ CBQL hiện hành:

Bảng 2.16 cho thấy, các giải pháp tăng cường đội ngũ CBQL hiện hành được GV&CBQL, lãnh đạo Sở GDĐT và HV đánh giá kết quả thực hiện ở mức “tốt” và “khá” (ĐTB từ 3,42 đến 3,54). Trong đó, đại đa số đối tượng được khảo sát đều cho rằng, nội dung “Chấn chỉnh và xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm nguyên tắc quản lý trung tâm, đảm bảo chất lượng quản lý ngày càng đạt hiệu quả cao” được thực hiện ở mức đô “tốt” (ĐTB=3,54, xếp hạng 1); nội dung “Tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ quản lý trung tâm GDTX-KT-HN được làm việc, phát triển trong môi trường thuận lợi” cũng được đánh giá mức độ thực hiện “tốt” (ĐTB=3,53, hạng 2). Còn lại các giải pháp đều được đánh giá mức độ thực hiện ở mức độ “khá” đó là: CBQL được bố trí và sử dụng một cách đồng bộ, cấn đối, hợp lý và luôn được tạo điều kiện để đội ngũ này phát triển (ĐTB=3,48, hạng 3); “Công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho CBQL đương chức cũng như đội ngũ kế cận được thực hiện tốt, đảm bảo tiến độ và kế hoạch đề ra” và “Kế hoạch xây dựng đội ngũ CBQL trung tâm GDTX-KT-HN luôn được các cấp lãnh đạo

quan tâm và từng lúc điều chỉnh, bổ sung theo từng giai đoạn đảm bảo phục vụ tốt chiến lược phát triển giáo dục.” đồng hạng 4 với ĐTB=3,47; Tuyển chọn và bổ nhiệm CBQL được thực hiện dân chủ, có chọn lọc kỹ lưỡng và đảm bảo khoa học có ĐTB=3,46 được xếp hạng 6; “Xây dựng quy hoạch cán bộ kế cận luôn được chú trọng, được tuyển chọn dân chủ từ cơ sở và đảm bảo chất lượng cán bộ quy hoạch” và “ Đánh giá CBQL trung tâm GDTX-KT-HN được thực hiện dân chủ, công khai và đảm bảo các yêu cầu về nội dung, quy trình đánh giá cán bộ” được đánh giá đồng hạng 7 với ĐTB=3,45.

Tuy nhiên, trong 10 nội dung cơ bản được khảo sát, CBQL, GV, lãnh đạo Sở GDĐT và HV đánh giá thấp nhất việc “Thanh, kiểm tra thường xuyên về việc thực hiện quy chế làm việc, về công tác quản lý của giám đốc tại các trung tâm GDTX-KT-HN là một trong những kế hoạch quan trọng của Sở GDĐT trong việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học” và “Tranh thủ sự quan tâm của các cấp, các ngành từ tỉnh đến cơ sở đối với việc xây dựng đội CBQL” có cùng ĐTB=3,42 cùng hạng 9.

Nhìn chung, kết quả khảo sát Bảng 2.16 cho thấy các giải pháp tăng cường đội ngũ CBQL hiện hành được đại đa số đối tượng khảo sát đánh giá tương đối tốt. Có thể nói đây là một kết quả đáng khích lệ cho các cấp lãnh đạo, trong đó có ngành giáo dục và đào tạo Bình Dương.

2.3. Nguyên nhân của thực trạng đội ngũ CBQL các trung tâm GDTX-KT-HN KT-HN

Từ kết quả khảo sát thực trạng và ý kiến của một số CBQL, GV và HV về mức độ “cảm thấy hài lòng” và “chưa hài” lòng về đội ngũ CBQL trung tâm GDTX-KT-HN ở tỉnh Bình Dương cho thấy, chất lượng đội ngũ CBQL trung tâm GDTX-KT-HN ở tỉnh Bình Dương trong thời gian qua đã đạt được một số thành tựu nhất định đồng thời cũng còn những hạn chế cần phải khắc phục.

Ưu điểm:

- Về nhận thức: Các cấp lãnh đạo đều thấy được vai trò, vị trí của đội ngũ CBQL trong nhà trường và xem đội ngũ này là cánh chim đầu đàn trong trong công tác xây dựng, phát triển nhà trường góp phần xây dựng nâng cao chất lượng giáo dục cho tỉnh nhà.

- Về công tác quản lý của đội ngũ CBQL: Đáp ứng được các yêu cầu về công tác quản lý các cơ sở giáo dục, chấp hành tố ý thức tổ chức kỷ luật và gần gũi, thông cảm, thường xuyên đôn đốc, động viên, khích lệ đồng nghiệp kịp thời với thái độ “chí công vô tư”, tạo môi trường và không khí làm việc ôn hòa, thân thiện.

- Về công tác quản lý đội ngũ CBQL các trung tâm: Sở GDĐT Bình Dương đã thực hiện tốt công tác dự báo nhu cầu, số lượng GV, CBQL, phân công, phân nhiệm đúng chuyên môn, năng lực và nguyện vọng của GV, CBQL; đánh giá CBQL đảm bảo được sự công khai, công bằng, trong đánh giá GV thể hiện được yêu cầu về phẩm chất đạo đức và chuyên môn, nghiệp vụ; chú ý bồi dưỡng năng lực quản lý, đạo đức nghề nghiệp, bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học cho đội ngũ CBQL.

- Đảm bảo tương đối tốt về môi trường làm việc cho đội ngũ CBQL: Ngành đã tham mưu xây dựng trường lớp, các phòng làm việc chức năng, trang bị tương đối đầy đủ thiết bị kỹ thuật phục vụ dạy học, tăng cường nguồn tài chính, đảm bảo các quyền lợi của GV, CBQL tạo được cảnh quan sạch đẹp, môi trường sư phạm lành mạnh.

Hạn chế:

- Một số CBQL trung tâm có cách làm việc còn có phần theo kiểu “bao cấp”, thiếu năng động, sáng tạo; trong công tác vẫn còn tùy tiện, chưa khoa học trong việc xây dựng kế hoạch, trong công tác quản lý thiếu khâu kiểm tra…. Mặt khác, một ít CBQL do tuổi cao nên khó có điều kiện vươn lên hơn nữa.

- Thực trạng quản lý đội ngũ CBQL trung tâm còn một số bất cập: Việc điều động, bổ nhiệm CBQL không đáp ứng được sự đồng bộ từ năng lực phẩm chất đến chuyên môn, nghiệp vụ; một số giải pháp tăng cường đội ngũ CBQL chưa mang lại hiệu quả cao và trong công tác đánh giá CBQL còn hiện tượng nể nang, chưa thật sự quan tâm, chú ý đến hoàn cảnh và đặc điểm tâm lý cá nhân để nhằm động viên, khuyến khích họ.

- Cơ cấu cán bộ quản lý là nữ chưa hợp lý, cơ cấu theo độ tuổi thiếu sự kế thừa…

- Công tác phối hợp với các trường phổ thông về quản lý tổ chức hoạt động dạy và học nghề phổ thông, công tác giáo dục hướng nghiệp chưa tốt.

- Trong công tác quản lý: Một vài CBQL còn chưa linh hoạt khi giải quyết công việc và các đột phá trong công tác quản lý, chưa thể hiện hết năng lực quản lý, còn “thích nghe một số nịnh hót”. Sắp xếp hoạt động dạy và học chưa thật sự khoa học (học viên học cả thứ Bảy và Chủ Nhật không có thời gian nghỉ ngơi, chưa có lớp 11, 12 hệ phân luồng sau trung học cơ sở học ban ngày…)

- Chưa thực hiện nhiều đề tài sáng kiến kinh nghiệm, nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng trong lĩnh vực công tác QLGD nói chung, QLGD trung tâm GDTX-KT-HN nói riêng.

2.3.1. Nguyên nhân chủ quan

- Các GĐ, PGĐ các trung tâm đã chủ động và có trách nhiệm trong thực hiện chức năng kế hoạch, chức năng tổ chức, chức năng kiểm tra trong công tác quản lý cơ sở giáo dục. CBQL các trung tâm có tương đối đầy đủ năng lực, phẩm chất đáp ứng nhu cầu.

- Ngành giáo dục và đào tạo thực hiện tương đối tốt các khâu trong quy trình trong tuyển dụng và đánh giá GV, điều động và bổ nhiệm CBQL và có sự quan tâm để xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ GV, CBQL.

- Chủ trương “phổ thông hóa” GDTX được các cấp, các ngành quan tâm và ủng hộn rất cao điều này đã tạo được sự đồng thuận trong công tác quản lý từ các chủ trương, chính sách, biện pháp thực hiện.

Một phần của tài liệu thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý trung tâm giáo dục thường xuyênkỹ thuật hướng nghiệp ở tỉnh bình dương (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)