1.4.1. Mục tiêu, nội dung xây dựng đội ngũ
1.4.1.1. Mục tiêu xây dựng đội ngũ
Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý trung tâm giáo dục thường xuyên - kỹ thuật - hướng nghiệp mạnh về số lượng chất lượng, phát triển theo hướng
chuẩn hóa đội ngũ theo tiêu chuẩn do Bộ GD&ĐT ban hành [5].
1.4.1.2. Nội dung xây dựng đội ngũ
Nội dung xây dựng đội ngũ CBQL phải đảm bảo kết hợp đủ ba yếu tố: Phát triển về số lượng, về cơ cấu và chất lượng. Về số lượng: Phát triển bảo đảm đủ số lượng CBQL theo biên định của bộ GD&ĐT. Mỗi trung tâm có một GĐ và một số PGĐ tùy theo quy mô của từng trung tâm.Về cơ cấu: Phát triển đội CBQL cán bộ quản lý đồng bộ về tuổi, giới tính, dân tộc, thâm niên quản lý, vùng miền. Về chất lượng: Theo quan niệm của triết học chất lượng là cái tạo nên phẩm chất, giá trị của một người, một sự vật, sự việc. Đó là tổng thể những thuộc tính cơ bản, khẳng định sự tồn tại của một người, một sự vật và phân biệt nó với người, sự vật khác. Để thực hiện tốt nội dung xây dựng đội ngũ, cần tập trung vào các mặt sau đây:
- Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ toàn diện cả về lý luận chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn và năng lực thực tiễn. Quan tâm đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý coi trọng cả tài và đức.
- Chăm lo xây dựng thật tốt đội ngũ cán bộ, chú trọng đội ngũ cán bộ kế cận vững vàng, đủbản lĩnh về các mặt.
- Đảm bảo đúng tiêu chuẩn cán bộ, trẻ hoá đội ngũ cán bộ, kết hợp tốt các độ tuổi, bảo đảm tính liên tục, tính phát triển trong đội ngũ cán bộ....
- Đổi mới công tác đánh giá, bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý - một trong những giải pháp thực hiện Nghị quyết TW 4 (khóa XI)
"Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay" đang được các tỉnh, thành phố (TP) triển khai mạnh mẽ cần phải đổi mới công tác đánh giá, bổ nhiệm để có được đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý xứng tầm; quy trình bổ nhiệm gồm 7 bước không quá 50 tuổi với nam, 45 tuổi với nữ và các tiêu chuẩn cần thiết, cán bộ trong diện quy hoạch cần có hiểu biết sâu về lĩnh vực đảm nhận; có phương pháp làm việc khoa học và khả năng nghiên cứu, tham
mưu, đề xuất giải pháp tổ chức thực hiện hiệu quả nhiệm vụ được giao về lĩnh quản lý giáo dục đào tạo. Đặc biệt, cán bộ diện được bổ nhiệm phải có chương trình hành động trình hội đồng xét duyệt, khi được 50% trở lên số thành viên trong tập thể lãnh đạo chấp thuận, việc bổ nhiệm mới thành công. căn cứ kết quả đánh giá để bổ nhiệm, điều động, luân chuyển cán bộ theo yêu cầu công việc và năng lực, sở trường…
1.4.2. Quản lý xây dựng đội ngũ CBQL trung tâm GDTX-KT-HN
1.4.2.1. Quản lý xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý
Để xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý nói riêng, cán bộ quản lý trung tâm GDTX-KT-HN nói chung đông về số lượng mạnh về chất cần thiết phải đẩy mạnh các công tác sau đây:
- Xây dựng kế hoạch: Điều tra nhu cầu phát triển các trung tâm giáo dục thường xuyên - kỹ thuật - hướng nghiệp, và đội ngũ quản lý tại trung tâm. Dự kiến số lượng, tiêu chuẩn, nguồn nhân lực chuẩn bị quy hoạch. Chuẩn bị khâu bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ kế cận…
- Tổ chức triển khai công tác quy hoạch: Quản lý, đào tạo, bồi dưỡng nhằm xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục có phẩm chất đạo đức và tinh thần trách nhiệm cao, chuẩn hóa, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục, phục vụ công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Lãnh đạo, chỉ đạo: Làm cho đội ngũ cán bộ quản lý trung tâm nhận thức được tầm quan trọng về công tác quản lý xây dựng đội ngũ quản lý; các địa phương, sở giáo dục đào tạo cần quan tâm chỉ đạo mở nhiều lớp đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, về lý luận cho đội ngũ này. Làm cho đội ngũ nhận thức và vận dụng chủ trương, đường lối của Đảng vào thực tiễn ngày càng có hiệu quả hơn. Làm cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp hiểu rõ xây dựng đội ngũ trong cơ chế thị trường để tích lũy nhiều kinh
nghiệm, có hướng hoạch định chính sách, khả năng cụ thể hóa đường lối, chủ trương cho thực tiễn tại địa phương, trung tâm. Phát huy tính chủ động, sáng tạo được của đội ngũ cán bộ, tiến tới giảm, bỏ “bệnh” kinh nghiệm, giáo điều, tính ỷ lại, thụ động.
- Kiểm tra công tác xây dựng đội ngũ được quy hoạch về chuyên môn, phẩm chất, năng lực, công tác quản lý…đáp ứng yêu cầu đảm nhận nhiệm vụ giáo dục đào tạo tại trung tâm. Hàng năm đánh giá chất lượng, bổ sung số lượng cho đạt chuẩn.
1.4.2.2. Tiêu chuẩn đội ngũ cán bộ quản lý
Xây dựng đội ngũ CBQL trung tâm GDTX - KT-HN là nhằm phát triển đội ngũ CBQL đạt theo hướng chuẩn hóa của Quyết định [5], đó là:
- Tiêu chuẩn 1: Phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp (3 tiêu chí): + Tiêu chí 1. Phẩm chất chính trị.
+ Tiêu chí 2. Đạo đức nghề nghiệp. + Tiêu chí 3.Lối sống tác phong.
- Tiêu chuẩn 2: Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm (5 tiêu chí): + Tiêu chí 4. Hiểu biết chương trình GDTX.
+ Tiêu chí 5. Trình độ chuyên môn. + Tiêu chí 6. Nghiệp vụ sư phạm.
+ Tiêu chí 8. Năng lực ngoại ngữ và ứng dụng CNTT. + Tiêu chí 7. Tự học và sáng tạo.
- Tiêu chuẩn 3: Năng lực lãnh đạovà quản lý trung tâm (12 tiêu chí): + Tiêu chí 9. Tầm nhìn chiến lược.
+ Tiêu chí 10. Thiết kế và định hướng triển khai.
+ Tiêu chí 11.Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch HĐ. + Tiêu chí 12. Tổ chức bộ máy và phát triển đội ngũ.
+ Tiêu chí 15. Phát triển môi trường giáo dục.
+ Tiêu chí 17. Quản lý công tác thi đua, khen thưởng. + Tiêu chí 18. Xây dựng hệthống thông tin.
+ Tiêu chí 19.Hợp tác, liên kết, hỗ trợ cộng đồng. + Tiêu chí 14. Quản lý tài chính, tài sản.
+ Tiêu chí 16. Quản lý hành chính.
+ Tiêu chí 20. QL hoạt động đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục.
1.4.3. Phân cấp công tác quản lý trung tâm GDTX
Phân cấp quản lý là quá trình phân bố lại quyền ra quyết định giữa cơ quan cấp trên với cơ quan cấp dưới theo hướng giảm quyền lực của cơ quan cấp trên và tăng quyền lực của cơ quan cấp dưới.
Phân cấp quản lý giáo dục là việc chuyển giao quyền hạn, quyền ra quyết định cho cấp dưới thông qua các tổ chức giáo dục. Có 4 cấp được chuyển giao quyền hạn là: Cấp Trung ương; cấp tỉnh; cấp quận, huyện; và cấp nhà trường. Phân cấp quản lý các cơ sở GDTX: Trung tâm GDTX được tổ chức tại cấp tỉnh và cấp huyện; trung tâm học tập cộng đồng (HTCĐ) được tổ chức tại cấp xã, phường, thị trấn; trường Bổ túc văn hóa tổ chức tại cấp huyện; các trung tâm tin học; các trung tâm ngoại ngữ…
Về việc phân cấp quản lý trung tâm GDTX, hiện tại toàn tỉnh Bình Dương có 01 trung tâm GDTX tỉnh, 06 trung tâm GDTX-KT-HN huyện, thị xã đều thống nhất do Sở GD&ĐT quản lý chuyên môn, nhân sự và quản tài chính đối với trung tâm GDTX tỉnh, còn lại các trung tâm cấp huyện do huyện quản tài chính. Theo quy định của Nhà nước [3], trung tâm GDTX là cơ sở giáo dục chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của Sở Giáo dục và Đào tạo, vì vậy giám đốc Sở trực tiếp là chủ thể của hoạt động quản lý phát triển đội ngũ giám đốc TTGDTX theo hướng chuẩn hoá có các vai trò sau: 1/Là đại diện chính quyền; 2/ Chủ sự về tài lực, vật lực; 3/ Là hạt nhân tổ chức và điều
hành; 4/ Là tác nhân thúc đẩy sự phát triển.
1.5. Một số yếu tố ảnh hưởng đến việc xây dựng đội ngũ CBQL
Theo quan điểm của Đảng ta: Phát triển nền Kinh tế thị trường là phát triển lực lượng sản xuất, phát triển kinh tế để xây dựng cơ sở vật - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội. Kinh tế tăng trưởng góp phần nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân tạo điều kiện phát triển giáo dục.Như thế, nếu như đất nước có nền kinh tế thật sự phát triển thì có nhiều điều kiện thuận lợi để chăm lo, phát triển đội ngũ CBQL, trong đó có CBQLGD.
Trong xã hội ổn định, phát triển thì có nhiều điều kiện thuận lợi cho công tác xây dựng đội ngũ CBQL…
Văn hóa là nền tảng của xã hội, văn hóa góp phần quan trọng trong mọi vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội, nó chính là động lực cho sự phát triển bền vững. Do đó, nó có ý nghĩa nhất định trong chiến lược phát triển GD&ĐT, xây dựng đội ngũ CBQL có văn hóa cao là góp phần vào cho sự phát triển bền vững của xã hội.
Công tác quản lý trung tâm GDTX, quản lý nhà nước ảnh hưởng không nhỏ đến công tác xây dựng: Xây dựng đội ngũ CBQLGD đủ mạnh về số lượng và chất lượng phải tuân thủ đầy đủ các quy định, các chủ trương, chính sách về công tác cán bộ của Nhà nước và ngành GDĐT.
Tiểu kết chương 1
Từ những khái niệm cơ bản đã nêu và việc hệ thống hoá cơ sở lý luận đội ngũ cán bộ quản lý các Trung tâm GDTX-KT-HN tác giả có các nhận xét sau:
- Quản lý là một hoạt động xã hội đặc thù, là sự tác động hợp quy luật của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý bằng các giải pháp phát huy tác dụng của các phương tiện và chức năng quản lý, nhằm đạt tới mục tiêu quản lý.
- Giám đốc các trung tâm GDTX-KT-HN là người có vai trò quan trọng trong việc điều hành, duy trì các hoạt động của trung tâm. Để quản lý tốt các hoạt động ở trung tâm thì người giám đốc phải nắm vững các mục tiêu, nguyên tắc, chức năng, nhiệm vụ và nội dung quản lý. Từ đó vận dụng một cách hợp lý, linh hoạt sáng tạo và phù hợp với đặc điểm trung tâm nhằm tổ chức các hoạt động của trung tâm một cách khoa học, huy động được đội ngũ giáo viên nhiệt tình có trách nhiệm cao trong giảng dạy, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục của trung tâm.
Những cơ sở lý luận trên của đề tài là căn cứ khoa học để chúng tôi tiến hành điều tra, khảo sát thực trạng đội ngũ CBQL trung tâm GDTX-KT-HN ở tỉnh Bình Dương từ năm 2010-2013 và đề xuất một số giải pháp để xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý trung tâm GDTX-KT-HN ở tỉnh Bình Dương trong thời gian tới nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới công tác quản lý giáo dục nói chung.
Chương 2. THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN-KỸ THUẬT - HƯỚNG
NGHIỆP Ở TỈNH BÌNH DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2010-2013
2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hoá và xã hội của tỉnh Bình Dương 2.1.1. Về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Dương 2.1.1. Về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Dương
Bình Dương là một tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ, diện tích tự nhiên 2.695,22km2 (chiếm khoảng 0,83% diện tích cả nước, khoảng 12% diện tích miền Đông Nam Bộ), toàn tỉnh có 6 huyện và 1 thị xã với 91 xã, phường, thị trấn. Tính đến tháng 12/2009 toàn tỉnh có 1.487.571 nhân khẩu, trong đó diện thường trú: 866.754, tạm trú: 624.817.
Bình Dương là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương và thành phố Hồ Chí Minh). Hiện nay tỉnh có 29 khu công nghiệp, 01 khu Công nghiệp - Dịch vụ và Đô thị đang được xây dựng có diện tích 4.196 ha. Giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 105.923 tỷ đồng, tăng 20,5% so với năm 2009, vượt kế hoạch năm 2010; trong đó, các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài chiếm 67%, tăng 19,4% so với năm 2009. Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 8 tỷ 294 triệu đô la Mỹ, tăng 23,5% so với cùng kỳ và vượt kế hoạch năm 2010. Toàn tỉnh có 1.600 doanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp vào 183 nước và vùng lãnh thổ. Do nhiều dự án được triển khai, doanh nghiệp ký được nhiều đơn hàng nên nhu cầu nhập vật tư, máy móc thiết bị đầu tư xây dựng, nguyên liệu phục vụ sản xuất tăng đã đẩy kim ngạch nhập khẩu tăng 25,6% so với năm 2009. GDP năm 2010 ước tăng khoảng 14,5%, GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt khoảng 30,1 triệu đồng.
2.1.2. Tình hình phát triển giáo dục và đào tạo tỉnh Bình Dương
2.1.2.1 Về quy mô phát triển
Đến năm học 2012-2013, toàn ngành giáo dục và đào tạo tỉnh có 454 đơn vị trường học, trung tâm gồm 339 trường công lập, 115 trường tư thục, 8 trung tâm GDTX, GDTX-KT-HN với tổng số học sinh, học viên các ngành học, cấp học huy động đầu năm học 2012-2013 là 265.699, chia ra cụ thể như sau: Mầm non: 70.215 cháu; Tiểu học: 110.891 học sinh; THCS: 57.782 học sinh; THPT: 22.451 học sinh; GDTX cấp THCS: 516 học viên; GDTX cấp THPT: 3.844 học viên; học viên các lớp liên kết đào tạo…..
Trên toàn tỉnh hiện có 36 trung tâm ngoại ngữ, tin học ngoài công lập được UBND tỉnh cấp giấy phép hoạt động với số người tham gia học tập khoảng 26.000; 91 trung tâm học tập cộng đồng (100% đơn vị cấp xã có trung tâm HTCĐ) với số lượt người tham gia học chuyên đề tại các trung tâm này khoảng 300.000 lượt. Khối giáo dục chuyên nghiệp và đại học hiện có 18 đơn vị, gồm 08 trường đại học, 02 trường cao đẳng và 08 trường trung cấp chuyên nghiệp.
2.1.2.2. Về trường cơ sở vật chất, trang thiết bị, trường đạt chuẩn quốc gia
Đến năm 2012, trường lớp, cơ sở vật chất ngành giáo dục cơ bản đáp ứng quy mô phát triển giáo dục toàn tỉnh. Hiện nay toàn tỉnh có 191/339 nhà trường, trung tâm công lập có lầu đạt tỷ lệ 56,34%.
Công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia đang được ngành giáo dục đẩy mạnh, đến cuối năm 2012 toàn tỉnh có 134/331 trường công lập đạt chuẩn quốc gia, tỷ lệ 40,48%, trong đó Giáo dục Mầm non có 41 trường, Tiểu học có 58 trường, THCS có 25 trường và THPT có 10 trường. Ngoài ra còn có 03 trường ngoài công lập đạt chuẩn quốc gia gồm 02 trường Mầm non, 01 trường Trung Tiểu học.
2.1.2.3. Về tình hình chuẩn hoá đội ngũ của toàn ngành giáo dục:
Tính đến tháng 2012-2013, riêng khối công lập toàn ngành có 10.833 giáo viên trực tiếp dạy lớp và 920 cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục, với trình độ chuyên môn nghiệp vu cụ thể như sau:
* Giáo dục mầm non:
- Về chuyên môn: Giáo viên mầm non hệ công lập là 99,42%% đạt chuẩn trở lên trong đó trên chuẩn là 36,95%. Cán bộ quản lý mầm non 100% đạt chuẩn trở lên, trong đó 85,76% trên chuẩn.
- Về ngoại ngữ: Tỷ lệ giáo viên mầm non có chứng chỉ A đạt 39,67% - Số cán bộ quản lý chưa qua bồi dưỡng quản lý giáo dục là 37,85%; chưa có chứng chỉ A ngoại ngữ là 19,10%; 47,2% chưa đạt trình độ đại học.
Đối với giáo viên mầm non ngoài công lập có phép đến tháng 6/2012 là 1239 người, trình độ đạt chuẩn là 81,19%.
* Giáo dục phổ thông: - Cấp tiểu học:
+ Về chuyên môn : Trình độ giáo viên tiểu học đạt chuẩn trở lên là