Phân cấp công tác quản lý trung tâm GDTX

Một phần của tài liệu thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý trung tâm giáo dục thường xuyênkỹ thuật hướng nghiệp ở tỉnh bình dương (Trang 43 - 44)

Phân cấp quản lý là quá trình phân bố lại quyền ra quyết định giữa cơ quan cấp trên với cơ quan cấp dưới theo hướng giảm quyền lực của cơ quan cấp trên và tăng quyền lực của cơ quan cấp dưới.

Phân cấp quản lý giáo dục là việc chuyển giao quyền hạn, quyền ra quyết định cho cấp dưới thông qua các tổ chức giáo dục. Có 4 cấp được chuyển giao quyền hạn là: Cấp Trung ương; cấp tỉnh; cấp quận, huyện; và cấp nhà trường. Phân cấp quản lý các cơ sở GDTX: Trung tâm GDTX được tổ chức tại cấp tỉnh và cấp huyện; trung tâm học tập cộng đồng (HTCĐ) được tổ chức tại cấp xã, phường, thị trấn; trường Bổ túc văn hóa tổ chức tại cấp huyện; các trung tâm tin học; các trung tâm ngoại ngữ…

Về việc phân cấp quản lý trung tâm GDTX, hiện tại toàn tỉnh Bình Dương có 01 trung tâm GDTX tỉnh, 06 trung tâm GDTX-KT-HN huyện, thị xã đều thống nhất do Sở GD&ĐT quản lý chuyên môn, nhân sự và quản tài chính đối với trung tâm GDTX tỉnh, còn lại các trung tâm cấp huyện do huyện quản tài chính. Theo quy định của Nhà nước [3], trung tâm GDTX là cơ sở giáo dục chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của Sở Giáo dục và Đào tạo, vì vậy giám đốc Sở trực tiếp là chủ thể của hoạt động quản lý phát triển đội ngũ giám đốc TTGDTX theo hướng chuẩn hoá có các vai trò sau: 1/Là đại diện chính quyền; 2/ Chủ sự về tài lực, vật lực; 3/ Là hạt nhân tổ chức và điều

hành; 4/ Là tác nhân thúc đẩy sự phát triển.

Một phần của tài liệu thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý trung tâm giáo dục thường xuyênkỹ thuật hướng nghiệp ở tỉnh bình dương (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)