Cơ sở lý luận về trung tâm và CBQL trung tâm GDTX-KT-HN

Một phần của tài liệu thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý trung tâm giáo dục thường xuyênkỹ thuật hướng nghiệp ở tỉnh bình dương (Trang 31)

1.3.1. Vị trí, nhiệm vụ và quyền hạn của trung tâm GDTX-KT-HN

1.3.1.1. Trung tâm GDTX

Tại điều 2, chương I, Qui chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm giáo dục thường xuyên [3] đã qui định: Trung tâm GDTX là cơ sở GDTX của hệ thống giáo dục quốc dân. Trung tâm GDTX bao gồm Trung tâm GDTX quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Trung tâm GDTX cấp huyện), Trung tâm GDTX tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Trung tâm GDTX cấp tỉnh). Trung tâm GDTX có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.

1.3.1.2.Vai trò, vị trí của GDTX

Hệ giáo dục thường xuyên có ý nghĩa vô cùng to lớn trong hệ thống giáo dục quốc dân, vì nó cung ứng cơ hội học tập tiếp tục theo chương trình THCS, THPT cho những người hoàn thành bậc tiểu học, THCS nhưng vì lý do nào đó không thể vào được hệ THCS, THPT (bao gồm chính qui, bán công hay tư thục) hoặc học dở dang THCS, THPT. Ở các nước đang phát triển, do ngân sách Nhà nước còn nhiều hạn chế cho việc phát triển giáo dục, nhiều người nghèo không đủ điều kiện tham gia các chương trình giáo dục chính qui. Họ phải lao động để kiếm sống. Trong quá trình lao động, họ nhận thấy cần phải có trình độ THPT mới có thể tiếp thu và áp dụng những kỹ thuật mới.

1.3.1.3. Mục tiêu, nhiệm vụ của hệ GDTX-KT-HN

* Mục tiêu :

Giáo dục thường xuyên giúp mọi người vừa làm vừa học, học liên tục, học suốt đời nhằm hoàn thiện nhân cách, mở rộng hiểu biết, nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ để cải thiện chất lượng cuộc sống, tìm việc làm, tự tạo việc làm và thích nghi với đời sống xã hội.

Nhà nước có chính sách phát triển giáo dục thường xuyên, thực hiện giáo dục cho mọi người, xây dựng xã hội học tập.

Mục tiêu của hệ GDTX nhằm giúp cho học viên củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục tiểu học, THCS, hoàn thiện học vấn phổ thông; có những hiểu biết về tiếng Việt, Toán, Khoa học tự nhiên và Khoa học xã hội; giúp học viên làm tốt hơn công việc đang làm hoặc có thể học nghề, trung cấp, cao đẳng, đại học.

Giáo dục kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp giúp người học có những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động.

* Nhiệm vụ của trung tâm GDTX:

Tại điều 3, chương I, Qui chế tổ chức và hoạt động của trung tâm giáo dục thường xuyên[3] đã qui định:

Nhiệm vụ của Trung tâm GDTX là tổ chức thực hiện các chương trình giáo dục: Chương trình xóa mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ; Chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học, cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ; Chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông. Điều tra nhu cầu học tập trên địa bàn, xác định nội dung học tập, đề xuất với sở giáo dục và đào tạo, chính quyền địa

phương việc tổ chức các chương trình và hình thức học phù hợp với từng loại đối tượng. Tổ chức các lớp học theo chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông. Tổ chức dạy và thực hành kỹ thuật nghề nghiệp, các hoạt động lao động sản xuất và các hoạt động khác phục vụ học tập. Nghiên cứu, tổng kết rút kinh nghiệm về tổ chức và hoạt động nhằm nâng cao chất lượng giáo dục góp phần phát triển hệ thống giáo dục thường xuyên.

* Nhiệm vụ của trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp:

Tại điều 3, chương I, Qui chế tổ chức và hoạt động của trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp [4] đã qui định nhiệm vụ của trung tâm kỹ thuật - hướng nghiệp là: Dạy công nghệ, kỹ thuật, dạy nghề phổ thông và tư vấn hướng nghiệp cho học sinh học chương trình giáo dục phổ thông. Bồi dưỡng giáo viên các trường trung học cơ sở (THCS), trung học phổ thông (THPT) về giáo dục kỹ thuật tổng hợp, hướng nghiệp. Tổ chức lao động sản xuất và dịch vụ kỹ thuật phục vụ giáo dục đào tạo, góp phần phân luồng học sinh sau THCS và THPT. Nghiên cứu ứng dụng các đề tài khoa học về giáo dục kỹ thuật tổng hợp, hướng nghiệp, dạy nghề cho học sinh phổ thông, thử nghiệm, ứng dụng và chuyển giao công nghệ mới phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Mở lớp dạy nghề; liên kết với các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân để đào tạo và tư vấn hướng nghiệp cho học sinh, thanh thiếu niên và các đối tượng khác khi có nhu cầu. Trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp được phép liên kết với Trung tâm giáo dục thường xuyên, Trung tâm dạy nghề trên địa bàn và các cơ sở giáo dục khác để thực hiện nhiệm vụ giáo dục thường xuyên, hướng nghiệp và dạy nghề theo quy định.

1.3.2. Vai trò, nhiệm vụ của đội ngũ CBQL trung tâm GDTX-KT-HN

1.3.2.1. Vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn của giám đốc trung tâm GDTX

Chương II, điều 13, Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm giáo dục thường xuyên [3] đã quy định:

-Vai trò của GĐ trung tâm GDTX: là người trực tiếp quản lý, điều hành và chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý cấp trên về hoạt động của trung tâm; là người có phẩm chất chính trị và người có đạo đức tốt, có năng lực quản lý, tốt nghiệp đại học và công tác trong ngành giáo dục ít nhất 5 năm. Giám đốc Trung tâm giáo dục thường xuyên được bổ nhiệm và bổ nhiệm lại theo nhiệm kỳ; mỗi nhiệm kỳ là 5 năm. Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo theo ủy quyền của Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm Giám đốc Trung tâm GDTX.

- Nhiệm vụ và quyền hạn của Giám đốc trung tâm GDTX: Lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và giám sát đánh giá việc thực hiện kế hoạch nhằm hoàn thành các nhiệm vụ của Trung tâm; Quản lý cơ sở vật chất và các tài sản của Trung tâm; Quản lý nhân viên, giáo viên và học viên của Trung tâm; Bổ nhiệm các trưởng phòng, phó phòng, tổ trưởng, tổ phó; thành lập các phòng chuyên môn, nghiệp vụ, tổ chuyên môn, nghiệp vụ; Quản lý tài chính, quyết định thu chi và phân phối các thành quả lao động, thực hành kỹ thuật, dịch vụ theo quy định; Ký học bạ, các giấy chứng nhận trình độ học lực và kỹ thuật, nghề nghiệp, chứng chỉ giáo dục thường xuyên cho học viên học tại Trung tâm theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Được hưởng các chế độ theo quy định.

1.3.1.2. Vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn của Phó Giám đốc Trung tâm giáo dục thường xuyên

Chương II, điều 14, Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm giáo dục thường xuyên [3] đã quy định:

- Vai trò của phó giám đốc là người giúp việc cho giám đốc, có phẩm chất chính trị và đạo đức tốt, có năng lực quản lý, tốt nghiệp đại học, công tác trong ngành giáo dục ít nhất 5 năm. Phó giám đốc trung tâm giáo dục thường xuyên được bổ nhiệm và bổ nhiệm lại theo nhiệm kỳ; mỗi nhiệm kỳ là 5 năm. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh hoặc giám đốc sở giáo dục và đào tạo theo uỷ quyền của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm phó giám đốc trung tâm giáo dục thường xuyên theo đề nghị của giám đốc trung tâm giáo dục thường xuyên.

- Phó giám đốc có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây: Thực hiện và chịu trách nhiệm trước giám đốc về những việc được phân công; Chịu trách nhiệm trước cấp trên về các hoạt động có liên quan của trung tâm; Thay mặt giám đốc điều hành hoạt động của trung tâm khi được giám đốc uỷ quyền; Được hưởng các chế độ theo quy định.

1.3.3. Năng lực, phẩm chất của đội ngũ CBQL trung tâm GDTX-KT-HN

Theo tác giả Đặng Xuân Sơn - Giảng viên Trường Đại học Tiền Giang trong công trình “Từ những năng lực cơ bản của con người thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa, suy nghĩ về việc bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục ở các nhà trường phổ thông hiện nay”, đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục ở các nhà trường phổ thông (Trong đó có các trung tâm GDTX-KT-HN) có 08 năng lực phẩm chất sau đây:

- Năng lực tự hoàn thiện:

Trong quá trình xã hội hóa cá thể - quá trình phát triển và hoàn thiện nhân cách diễn ra trong suốt cuộc đời, mọi cá nhân đều phải và biết tự học, tự tu dưỡng bằng nhiều con đường để khẳng định giá trị nhân cách - bản chất con người của mình, nhất là trong bối cảnh học suốt đời và cùng nhau xây dựng một xã hội học tập hiện nay. Chỉ có như vậy mới khẳng định được vai trò chủ thể của mình – làm chủ tự nhiên, làm chủ xã hội và làm chủ bản thân.

Với tư cách là nhà quản lý giáo dục, muốn hình thành được những năng lực này trước tiên người quản lý phải rèn luyện, trau dồi để có được những năng lực này. Đó là tấm gương sáng, cần được thể hiện sinh động trong mọi hoạt động của nhà quản lý.

- Năng lực giao tiếp ứng xử:

Năng lực phản ánh nhận thức, thái độ cũng như phương thức thể hiện của con người với các mối quan hệ trong gia đình, nhà trường và ngoài xã hội. Trong xu thế hội nhập, giao lưu giao thoa giữa các nền văn hóa hiện nay năng lực này ngày càng trở nên quan trọng và cấp thiết, nó biểu hiện giá trị của mỗi cá nhân ra bên ngoài trong hoạt động sống của mình, nó phản ánh nghệ thuật sống của con người, phản ánh giá trị văn hóa giao tiếp của cá nhân.

Là nhà quản lý giáo dục, trong môi trường giáo dục con người năng lực giao tiếp ứng xử là vấn đề có tính thường xuyên, hàng ngày và được phản ánh cụ thể trong các mối quan hệ giao tiếp, nhất là giao tiếp sư phạm. Như vậy người quản lý nhà trường phải là kiểu mẫu trong mọi mối quan hệ, với cấp dưới, với nhân dân, với học sinh…

- Năng lực thích ứng:

Xã hội ngày càng có những biến động rất nhanh và theo nhiều chiều hướng khác nhau. Vấn đề đặt ra là: Xuất phát từ lý tưởng cách mạng trong sáng, quan điểm giai cấp rõ ràng và với năng lực, bản lĩnh của mình mỗi cá nhân cần có sự thích ứng để phù hợp với những thay đổi của cuộc sống, của điều kiện học tập và lao động... luôn làm chủ bản thân mình để “xuất tâm” từ đó mà “nhập tâm” một cách có hiệu quả cao nhất.

Năng lực thích ứng là năng lực mang tính thời đại – Thời đại của sự hội nhập, của toàn cầu hóa nền kinh tế. Là người quản lý nhà trường, quản lý việc giáo dục con người năng lực này chính là một biểu hiện cụ thể của tính thời đại và của sự hội nhập đó.

- Năng lực tổ chức và quản lý:

Năng lực này phản ánh chức năng kế hoạch hóa, khả năng tổ chức chỉ đạo thực hiện các hoạt động, khả năng dự báo, dự đoán và kiểm tra các hoạt động sống của con người. Đây là một năng lực cần thiết và hết sức quan trọng của con người trong thời kỳ CNH-HĐH, thời kỳ hội nhập, thời kỳ phát triển kinh tế tri thức của thế kỷ XXI.

Với tư cách là nhà quản lý giáo dục trong các nhà trường phổ thông, năng lực tổ chức và quản lý là năng lực bản lề, có tính chất quyết định đến việc thực hiện các chức năng quản lý của người hiệu trưởng, đến hiệu quả hoạt động của toàn bộ nhà trường.

- Năng lực hoạt động chính trị xã hội:

Đây là năng lực đánh giá rõ nhất, cụ thể nhất nhân cách người cách mạng, đánh giá những phẩm chất chính trị của mỗi cá nhân. Trong bối cảnh khu vực và thế giới có nhiều phức tạp như hiện nay, đòi hỏi mỗi con người phải biết hợp tác và hợp tác trên cơ sở quan điểm giai cấp rõ ràng, xác định rõ lý tưởng cách mạng đó là: Độc lập dân tộc và Chủ nghĩa Xã hội. Mỗi người cần phải rèn luyện để có được những tri thức, kỹ năng và thái độ từ đó phát triển năng lực hoạt động chính trị xã hội của mình. Đó là một yêu cầu bức xúc nhằm giải quyết hàng loạt những mâu thuẫn giữa cá nhân với cộng đồng, với dân tộc và với nhân loại.

Là người quản lý nhà trường phải thấy rõ nhiệm vụ hàng đầu đó là: Làm cho Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh trở thành tư tưởng của toàn dân, nhất là thế hệ trẻ, mà trước tiên là học sinh trong nhà trường của mình. Có thể nói: năng lực hoạt động chính trị xã hội phản ánh cụ thể quan điểm giai cấp, thế giới quan, niềm tin cách mạng, niềm tin sư phạm của nhà quản lý, nhà giáo dục.

Trong xu thế hội nhập, để phát triển mỗi con người cần phải biết hợp tác với nhau và trên cơ sở hợp tác đó mà cạnh lành mạnh với nhau - đó chính là động lực của sự phát triển, là đòi hỏi mang tính khách quan.

Người cán bộ quản lý giáo dục cần nhận thức sâu sắc vấn đề này, từ đó mới có thể thực hiện hiệu quả các chức năng quản lý trong tập thể của mình. Cụ thể nhà quản lý giáo dục, cần phải thực hiện tốt năng lực này trong việc tổ chức các hoạt động của tập thể giáo viên, tập thể học sinh. Nhất là trong công cuộc đổi mới dạy và học, đổi mới việc giáo dục con người hiện nay.

- Năng lực lao động nghề chuyên biệt:

Đây chính là giá trị để đánh giá và khẳng định nhân cách của mỗi cá nhân. Đây cũng là vấn đề không thể thiếu được trong giai đoạn CNH-HĐH đang diễn ra với tốc độ cao, với nhịp độ khẩn trương. Mỗi cá nhân cần căn cứ vào những phẩm chất và năng lực của bản thân, sở trường sở đoản của mình, căn cứ sở thích ước muốn, căn cứ quan điểm sống để lựa chọn cho mình một nghề phù hợp mà xã hội đang cần. Từ đó có thể cống hiến hết mình và tìm thấy niềm vui niềm hạnh phúc với nghề đã chọn.

Là người quản lý nhà trường tức là làm nghề sư phạm, nghề quản lý công tác giáo dục và cảm hóa những con người đang lớn lên, từng thành viên phải thấy rõ vai trò thay mặt Đảng, Nhà nước và Nhân dân của mình. Như vậy việc tu dưỡng, trau dồi để có được tấm lòng, tài năng và tầm nhìn xa trông rộng là vấn đề cốt yếu của mỗi cán bộ quản lý giáo dục.

- Năng lực nghiên cứu khoa học:

Con người của thời đại ngày nay là con người phải có tính phê phán trí tuệ, không bằng lòng với cái hiện có, luôn tiến về phía trước. Đó cũng là con người có khả năng tiếp cận và giải quyết vấn đề bằng con đường riêng của mình. Như vậy có thể nói: Năng lực nghiên cứu khoa học là một đòi hỏi đối với người lao động trong thời đại bùng nổ thông tin, thời đại khoa học và

công nghệ phát triển không ngừng, thời đại mà nhân loại đang từng bước bước vào nền kinh tế tri thức.

Với tư cách là nhà quản lý giáo dục trong các nhà trường, mỗi người cần phải thấy được đây là một nhiệm vụ trọng tâm trong công tác của mình. Bản thân họ phải là tấm gương của việc nghiên cứu để có thể phát động, tổ chức,

Một phần của tài liệu thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý trung tâm giáo dục thường xuyênkỹ thuật hướng nghiệp ở tỉnh bình dương (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)