Nguồn lực của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phẩn gang thép thái nguyên (Trang 26 - 28)

5. Kết cấu của đề tài

1.1.2.3. Nguồn lực của doanh nghiệp

Nguồn lực doanh nghiệp nói chung là sự tổng hòa giữa nguồn lực hữu hình có thể chi phối trong kinh doanh nhƣ: nhân, tài, vật lực và nguồn lực vô hình nhƣ thời gian, thông tin kiến thức, giá trị thƣơng hiệu… Việc doanh nghiệp có giành đƣợc chiến thắng trong cuộc cạnh tranh trên thị trƣờng hay không, không chỉ phụ thuộc vào quy mô, số lƣợng của nguồn lực doanh nghiệp mà còn phụ thuộc vào trình độ khoa học trong việc phân bố nguồn lực. Sự cạnh tranh trên thị trƣờng ngày nay ngày càng có xu thế quốc tế hóa, phần lớn các doanh nghiệp đều phải đối mặt với cuộc chiến kinh tế trên thế giới, vì vậy, việc sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong DN đã trở thành nhiệm vụ quan trọng của các doanh nghiệp hiện nay. Chúng ta sẽ nghiên cứu một số nguồn lực cơ bản sau:

* Nguồn lực lao động

Nguồn lao động là một nguồn lực vô cùng quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Việc doanh nghiệp có sử dụng tốt nguồn nhân lực của mình hay không sẽ ảnh hƣởng trực tiếp đến hiệu quả các nguồn lực khác của doanh nghiệp từ đó ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Vì vậy, đánh giá đúng số lƣợng và chất lƣợng lao động là một trong những công việc quan trọng của các nhà quản lý doanh nghiệp.

Nguồn nhân lực đƣợc phân bổ vào các vị trí khác nhau nhƣ: Đội ngũ cán bộ quản lý sẽ là ngƣời trực tiếp điều khiển hoạt động sản xuất kinh doanh, chính họ là ngƣời quyết định đến cạnh tranh nhƣ thế nào và lƣờng trƣớc đƣợc khả năng cạnh tranh đến bao nhiêu. Còn đội ngũ nhân lực trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất ra sản phẩm. Với đội ngũ này xuất phát từ thực tế công việc nên

quản lý góp phần làm cho sản phẩm hoàn thiện hơn và đạt đƣợc các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật…

* Nguồn lực cơ sở vật chất kỹ thuật

Hệ thống máy móc, dây chuyền công nghệ, kho tàng bến bãi… của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có ảnh hƣởng lớn đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Nó thể hiện năng lực sản xuất và quyết định chất lƣợng của sản phẩm. Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại cùng với một công nghệ tiên tiến phù hợp với quy mô sản xuất của doanh nghiệp chắc chắn sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp lên rất nhiều.

Với cơ sở vật chất tốt, chất lƣợng sản phẩm đƣợc nâng cao, giá thành sản phẩm hạ từ đó khi đƣa sản phẩm ra thị trƣờng sẽ có khả năng cạnh tranh tốt hơn. Ngƣợc lại, nếu một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có dây chuyền công nghệ lạc hậu, máy móc thiết bị cũ kỹ, không đồng bộ thì chất lƣợng sản phẩm sản xuất ra sẽ giảm và làm tăng giá thành sản phẩm và doanh nghiệp khó đứng vững trên thị trƣờng.

* Giá trị của thương hiệu

Trong bối cảnh kinh tế thị trƣờng, cạnh tranh là điều không thể tránh khỏi, các giá trị cốt lõi của các sản phẩm không chênh lệch nhiều thì thƣơng hiệu là chiếc chìa khoá tạo ra khác biệt giữa các doanh nghiệp. Chính thƣơng hiệu không chỉ góp phần làm tăng giá trị của sản phẩm mà còn làm tăng thêm lợi nhuận cho doanh nghiệp, hay nói cách khác thƣơng hiệu là tài sản vô hình của doanh nghiệp, là yếu tố mang lại lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Theo quan điểm của nhiều chuyên gia Marketing, thƣơng hiệu phải là tổng thể nhiều yếu tố tạo thành và phải đƣợc đăng ký sở hữu tại nƣớc sở tại. Những yếu tố tạo nên thƣơng hiệu bên cạnh tên gọi, logo, khẩu hiệu, nhạc hiệu, hình tƣợng, và kiểu dáng sản phẩm gọi là “phần xác” thì thƣơng hiệu phải có “phần hồn” thể hiện qua tầm nhìn và nhiệm vụ của thƣơng hiệu. Thêm vào đó, nếu thƣơng hiệu không đƣợc ngƣời tiêu dùng biết đến thì thƣơng hiệu không còn

mang ý nghĩa đầy đủ của một thƣơng hiệu hay nói cách khác là không có ý nghĩa về mặt giá trị.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phẩn gang thép thái nguyên (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)