5. Kết cấu của đề tài
1.1.3.1. Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp
Việc nâng cao năng lực cạnh tranh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế là một nhu cầu tất yếu của các doanh nghiệp trong suốt quá trình hình thành và phát triển.
Một cách chung nhất, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thể hiện thực lực và lợi thế của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh trong việc thoả mãn tốt nhất các đòi hỏi của khách hàng để thu lợi nhuận ngày càng cao hơn. Theo đó, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trƣớc hết phải đƣợc tạo ra từ những yếu tốt nội tại của doanh nghiệp. Những yếu tốt nội tại của mỗi doanh nghiệp không chỉ đƣợc tính bằng các tiêu chí về công nghệ, tài chính, nhân lực, tổ chức quản trị doanh…một cách riêng biệt mà cần đƣợc xem xét trong mối tƣơng quan với các đối tác cạnh tranh trên cùng một lĩnh vực cùng một thị trƣờng. Bên cạnh đó, những yếu tố bên ngoài nhƣ môi trƣờng pháp lý, cơ chế chính sách của từng quốc gia…cũng có ảnh hƣởng gián tiếp đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp tại quốc gia đó trong bối cảnh toàn cầu hoá.
1.2.3.2. Các yếu tố môi trường bên trong doanh nghiệp
Năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp xuất phát từ nhiều hoạt động riêng biệt của doanh nghiệp trong thiết kế, sản xuất, marketing, phân phối và hỗ trợ sản phẩm. Chúng ta sẽ xem xét chuỗi giá trị của một doanh nghiệp để khảo sát mọi hoạt động của doanh nghiệp và tƣơng tác của các hoạt động này để phân tích nguồn gốc của các lợi thế hay để đánh giá về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Tất cả các hoạt động này có thể đƣợc thể hiện trong một chuỗi giá trị nhƣ hình 1.4 dƣới đây.
Cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp Thu mua Logistics đầu vào Vận hành Logistics đầu ra Marketing và bán hàng Dịch vụ Phát triển công nghệ
Quản trị nguồn nhân lực
Lợi nhuận
Hình 1.1: Chuỗi giá trị tổng quát
Chuỗi giá trị chia cắt một doanh nghiệp thành những hoạt động có tính chiến lƣợc liên quan với nhau nhằm hiểu rõ hành vi chi phí, sự tồn tại và tiềm năng của các nguồn lực của doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh ở những ngành, lĩnh vực khác nhau có các yếu tố đánh giá năng lực cạnh tranh khác nhau. Mặc dù vậy, vẫn có thể tổng hợp đƣợc các yếu tố đánh giá năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp bao gồm:
a. Năng lực quản lý và nguồn nhân lực
Năng lực quản lý doanh nghiệp là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hƣởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp có nguồn nhân lực, tài chính lớn, cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, đáp ứng tốt các yêu cầu kinh doanh nhƣng năng lực quản lý yếu kém sẽ làm cho doanh nghiệp sử dụng không có hiệu quả các nguồn lực đầu vào từ đó làm giảm nghiêm trọng hiệu quả kinh doanh. Một doanh nghiệp muốn đứng vững trong cạnh tranh thì phải có mục đích, hƣớng đi rõ ràng trong chiến lƣợc, trong các hoạt động tác nghiệp đều phải tuân thủ mục tiêu đề ra và hƣớng đi đúng. Hoạch định, lựa chọn con đƣờng đi đúng đắn góp phần không nhỏ vào chiến thắng của doanh nghiệp trên thƣơng trƣờng.
CÁC HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ CÁC HOẠT ĐỘNG SƠ CẤP
b. Năng lực tài chính của doanh nghiệp
Năng lực tài chính cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hƣởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Hoạt động tài chính đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, có ý nghĩa quyết định trong việc hình thành, tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Để tiến hành sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải có một lƣợng vốn nhất định bao gồm vốn cố định, vốn ngắn hạn và các vốn chuyên dùng khác. Nhiệm vụ của các doanh nghiệp là phải tổ chức huy động và sử dụng vốn sao cho có hiệu quả nhất trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc tài chính, tín dụng và chấp hành pháp luật. Doanh nghiệp có khả năng tài chính mạnh thì sẽ có chiến lƣợc kinh doanh dài hạn hơn, trang bị dây chuyền công nghệ hiện đại, đầu tƣ nghiên cứu sản phẩm, nghiên cứu thị trƣờng đảm bảo cho sản phẩm có chất lƣợng cao, giá thành hạ…làm cho doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh cao.
c. Năng lực về công nghệ
Năng lực công nghệ là điều kiện quan trọng và cần thiết để tăng sản lƣợng và tăng năng suất lao động, làm giảm chi phí và hạ giá thành sản phẩm. Do đó, việc sử dụng triệt để về số lƣợng, thời gian và công suất của máy móc thiết bị và tài sản cố định khác đồng thời mạnh dạn áp dụng các công nghệ tiên tiến hơn trong sản xuất sản phẩm là một vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, làm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh từ đó góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp.
d. Năng lực Marketing của doanh nghiệp
Năng lực Marketing là khả năng nắm bắt nhu cầu thị trƣờng, khả năng thực hiện các chiến lƣợc Marketing, trình độ nhân lực marketing. Năng lực marketing tác động trực tiếp đến sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của khách hàng, góp phần làm tăng doanh số, nâng cao vị thế của doanh nghiệp. Đây là nhóm các yếu tố quan trọng tác động tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
e. Năng lực nghiên cứu và phát triển của doanh nghiệp
Năng lực nghiên cứu và phát triển của doanh nghiệp là yếu tố tổng hợp gồm nhiều yếu tố cấu thành nhƣ: Nhân lực nghiên cứu, thiết bị, tài chính cho
hoạt động nghiên cứu và phát triển, khả năng đổi mới sản phẩm của doanh nghiệp. Năng lực nghiên cứu và phát triển có vai trò quan trọng trong việc cải tiến công nghệ, nâng cao chất lƣợng sản phẩm, thay đổi mẫu mã, nâng cao năng suất. Do vậy, năng lực nghiên cứu và phát triển của doanh nghiệp là yếu tố quan trọng ảnh hƣởng tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Yếu tố này ngày càng quan trọng trong điều kiện cách mạng khoa học công nghệ diễn ra mạnh mẽ trên thế giới hiện nay.
1.2.3.2. Các yếu tố môi trường vĩ mô
Doanh nghiệp không thể kiểm soát cũng nhƣ thay đổi các yếu tố môi trƣờng vĩ mô vì vậy phải tìm mọi cách để thích nghi với những điều kiện này. Môi trƣờng vĩ mô liên tục thay đổi đồng thời cũng luôn tạo ra các cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp và cả các đối thủ cạnh tranh. Nghiên cứu các yếu tố môi trƣờng vĩ mô để dự báo các biến động và xu hƣớng có ảnh hƣởng tới hoạt động của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp phát hiện ra các cơ hội và nguy cơ đối với doanh nghiệp, nắm bắt các cơ hội và đề phòng các rủi ro, tạo lợi thế cho doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh. Phân tích tốt các ảnh hƣởng của môi trƣờng vĩ mô giúp các nhà đầu tƣ, các doanh nghiệp có một tầm nhìn dài hạn trong việc quyết định các chiến lƣợc kinh doanh.
* Môi trường nhân khẩu học
Lực lƣợng đầu tiên của môi trƣờng cần theo dõi là môi trƣờng nhân khẩu, bởi vì con ngƣời tạo nên thị trƣờng. Nhân khẩu học là một môn khoa học nghiên cứu dân cƣ và phân bố dân cƣ. Những xu hƣớng biến đổi của môi trƣờng nhân khẩu học đƣợc xem là khởi nguồn của các biến đổi trong lối sống nhƣ nhu cầu ƣớc muốn về cơ cấu và chủng loại hàng hóa, nguồn cung ứng lao động.
Những vấn đề về nhân khẩu mà nhà quản trị thƣờng quan tâm gồm: Quy mô và cơ cấu tuổi tác, quy mô và tốc độ gia tăng dân số, cơ cấu, quy mô gia đình, kế hoạch hóa gia đình và quá trình giải phóng phụ nữ, quá trình đô thị hóa, phân bổ dân cƣ, trình độ học vấn của dân cƣ, sự hình thành các thị trƣờng dân tộc, sắc tộc…
* Môi trường kinh tế
Môi trƣờng kinh tế bao gồm tất cả các yếu tố vĩ mô ảnh hƣởng đến sức mua của ngƣời dân. Một thị trƣờng cần phải có sức mua, sức mua trong một nền kinh tế phụ thuộc vào thu nhập hiện có và phân phối thu nhập, giá cả, tiền tiết kiệm, nợ nần và khả năng có thể vay tiền, tốc độ tăng trƣởng kinh tế…Những yếu tố này sẽ quyết định quy mô, xu hƣớng, cơ cấu các chủng loại hàng hóa trong nền kinh tế và tạo ra tính hấp dẫn của thị trƣờng. Các yếu tố cơ bản để đánh giá môi trƣờng kinh tế: Tốc độ tăng trƣởng kinh tế, Lạm phát, lãi suất tiền gửi.
* Môi trường tự nhiên
Môi trƣờng tự nhiên bao gồm hệ thống các yếu tố tự nhiên ảnh hƣởng nhiều mặt đến các nguồn lực đầu vào cần thiết cho các nhà sản xuất kinh doanh và chúng có thể gây ảnh hƣởng cho các hoạt động của doanh nghiệp.
Sự thiếu hụt các nguồn nguyên, nhiên liệu buộc các Công ty sử dụng các nguyên nhiên liệu đó phải hoặc là tìm cách tiết kiệm nguyên liệu hoặc là gia tăng chi phí cho việc nghiên cứu tìm kiếm các nguyên liệu thay thế. Nếu công ty không làm đƣợc điều này tất nhiên chi phí sản xuất kinh doanh gia tăng, giá sản phẩm tăng làm giảm tính cạnh tranh của sản phẩm.
Mối lo lắng của công chúng về các vấn đề môi trƣờng và sự can thiệp của luật pháp về vấn đề này đã tạo ra một cơ hội cho những Công ty nhạy bén. Nó đã tạo ra một thị trƣờng lớn cho các giải pháp kiểm soát ô nhiễm, nhƣ tháp lọc khí, các trung tâm tái sinh và hệ thống bãi thải. Nó dẫn đến chỗ tìm kiếm những phƣơng án sản xuất và bao gói hàng hóa không huỷ hoại môi trƣờng. Những công ty khôn ngoan thay vì để bị chậm chân, đã chủ động có những chuyển biến theo hƣớng bảo vệ môi trƣờng để tỏ ra là mình có quan tâm đến tƣơng lai của môi trƣờng thế giới.
* Môi trường công nghệ kỹ thuật
Môi trƣờng công nghệ kỹ thuật bao gồm các nhân tố ảnh hƣởng đến công nghệ mới, sáng tạo sản phẩm và cơ hội thị trƣờng mới. Các phát minh sang chế,
phƣơng pháp sản xuất và quản lý tiến bộ, cơ giới hóa, tự động hóa… là những yếu tố chính của môi trƣờng công nghệ, kỹ thuật.
Công nghệ là một vũ khí cạnh tranh. Công nghệ mới sẽ tạo ra các sản phẩm mới cạnh tranh với sản phẩm hiện tại. Do vậy công nghệ tạo ra cơ hội cho các doanh nghiệp mới giúp cho các doanh nghiệp mới cạnh tranh với các doanh nghiệp cũ chậm chạp.
Ngày nay công nghệ thay đổi nhanh chóng. Sự xuất hiện các sản phẩm mới không dễ dàng dự báo trƣớc đƣợc. Tất cả các công ty đều phải đối mặt với tình trạng công nghệ lạc hậu, xuất hiện cả trong quá trình sản xuất, phân phối và truyền thông.
Môi trường chính trị
Môi trƣờng chính trị pháp luật bao gồm hệ thống luật và các văn bản dƣới luật, các công cụ, chính sách nhà nƣớc, tổ chức bộ máy và các cơ chế điều hành của chính phủ và các tổ chức chính trị xã hội. Tác động của môi trƣờng chính trị pháp luật đến doanh nghiệp thể hiện vai trò quản lý nhà nƣớc đối với nền kinh tế quốc dân.
Hệ thống pháp luật điều tiết các hoạt động của doanh nghiệp ở Việt Nam. Các văn bản pháp luật này nêu rõ lĩnh vực mà doanh nghiệp đƣợc phép kinh doanh và lĩnh vực cấm không đƣợc kinh doanh cũng nhƣ nghĩa vụ và quyền lợi đối với doanh nghiệp. Các nhà quản trị cần nắm vững luật pháp để tránh vi phạm sai lầm. Mặt khác, hội nhập quốc tế, tham gia kinh doanh trên thị trƣờng toàn cầu đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải hiểu biết luật pháp quốc tế để tránh xảy ra những sai lầm đáng tiếc.
Hệ thống các công cụ chính sách Nhà nƣớc có tác động lớn đến các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đảng và Nhà nƣớc ta đang thực hiện đƣờng lối chủ động hội nhập khu vực và quốc tế theo tinh thần “Hội nhập để phát triển”. Cơ chế điều hành của Chính phủ quyết định trực tiếp đến tính hiệu lực của pháp luật và đƣờng lối, chính sách kinh tế của Nhà nƣớc, và do vậy đến hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp. Chính phủ luôn có trách nhiệm bảo vệ ngƣời tiêu dùng thông qua luật pháp, hoặc cho phép thành lập các tổ chức bảo vệ ngƣời tiêu dùng. Trong diều kiện đó, các doanh nghiệp phải điều chỉnh các hoạt động sao cho đáp ứng đƣợc quyền lợi của ngƣời tiêu dùng.
Ngoài ra, các nhà cũng cần phải đặc biệt quan tâm tới các chính sách về thuế, chính sách bảo hộ mậu dịch, các rào cản và sự ổn định chính trị.
1.2.3.3. Các yếu tố trong môi trường ngành
Một doanh nghiệp muốn cạnh tranh thành công trong ngành, nhất thiết phải trả lời đƣợc hai câu hỏi quan trọng, phải nhận ra khách hàng cần gì ở mình? và làm thế nào doanh nghiệp có thể chống đỡ sự cạnh tranh?
Muốn vậy, trƣớc hết doanh nghiệp phải tập trung vào phân tích môi trƣờng ngành dựa trên mô hình năm tác lực cạnh tranh của Michael Porter. Việc phân tích này giúp công ty nhận ra những cơ hội và thách thức, qua đó doanh nghiệp biết mình nên đứng ở vị trí nào để đối phó một cách hiệu quả với năm lực lƣợng cạnh tranh trong ngành. Năm tác lực này không phải là yếu tố tĩnh, mà ngƣợc lại nó vận động liên lục cùng với các giai đoạn phát triển của ngành. Từ đó sẽ xác định những yếu tố thành công then chốt đƣợc xem nhƣ là nguồn gốc bên ngoài của lợi thế cạnh tranh.
Michael Porter đã đƣa ra mô hình năm tác lực cạnh tranh gồm (1) Cƣờng độ cạnh tranh giữa các đối thủ hiện tại trong ngành, (2) Nguy cơ nhập cuộc của các đối thủ tiềm năng, (3) Mối đe dọa từ các sản phẩm có khả năng thay thế, (4) Quyền lực thƣơng lƣợng của ngƣời mua, và (5) Quyền lực thƣơng lƣợng của nhà cung ứng.
Toàn bộ năm lực lƣợng này kết hợp với nhau xác định cƣờng độ cạnh tranh và mức lợi nhuận của ngành; những lực lƣợng mạnh nhất sẽ thống trị và trở thành trọng yếu theo quan điểm xây dựng chiến lƣợc. Cấu trúc nền tảng của một ngành đƣợc phản ánh qua sức mạnh của các lực lƣợng cạnh tranh. Mỗi hãng sẽ có những mặt mạnh và mặt yếu riêng xét theo cấu trúc ngành và bản than cấu
trúc ngành có thẻ và vẫn dịch chuyển theo thời gian. Điểm bắt đầu của việc phân tích chiến lƣợc hiệu quả thật phải là sự thong hiểu về cấu trúc ngành.
Hình 1.2. Mô hình 5 tác lực cạnh tranh của Michael Porter
(Nguồn: Michael Porter, “Competitive Strategy”, 1980, trang 4) * Nguy cơ xâm nhập từ các đối thủ tiềm năng
Nguy cơ xâm nhập vào một ngành phụ thuộc vào các rào cản xâm nhập thể hiện qua các phản ứng của các đối thủ cạnh tranh hiện thời mà các đối thủ mới có thể dự đoán. Nếu các rào cản hay có sự trả đũa quyết liệt của các nhà cạnh tranh hiện hữu đang quyết tâm phòng thủ thì khả năng xâm nhập của các đối thủ mới rất thấp.
Theo Michael Porter, có 6 nguồn rào cản xâm nhập chủ yếu, đó là lợi thế kinh tế theo quy mô, sự khác biệt của sản phẩm, các đòi hỏi về vốn, chi phí chuyển đổi, khả năng tiếp cận với kênh phân phối và những bất lợi về chi phí không liên quan đến quy mô.
* Áp lực cạnh tranh của các đối thủ hiện tại trong ngành
Tính chất và cƣờng độ của cuộc cạnh tranh giữa các công ty hiện tại trong ngành phụ thuộc vào các yếu tố sau:
Số lƣợng các đối thủ cạnh tranh đông đúc. Tốc độ tăng trƣởng của ngành.
Chi phí cố định và chi phí lƣu kho cao.
Sự nghèo nàn về tính khác biệt của sản phẩm và các chi phí chuyển đổi. Ngành có năng lực dƣ thừa.
Tính đa dạng của ngành. Sự tham gia vào ngành cao. Các rào cản rút lui.
* Áp lực từ các sản phẩm thay thế
Các sản phẩm thay thế hạn chế mức lợi nhuận tiềm năng của một ngành