Chọn địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phẩn gang thép thái nguyên (Trang 39)

5. Kết cấu của đề tài

2.1.2. Chọn địa bàn nghiên cứu

Để đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên, luận văn chủ yếu nghiên cứu tại Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên. Ngoài ra, tác giả tiến hành lựa chọn một số doanh nghiệp khác trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên để phục vụ cho việc nghiên cứu. Mặt khác, tác giả còn điều tra về khách hàng tại tỉnh Thái Nguyên và một số tỉnh lân cận.

2.1.3. Phương pháp thu thập tài liệu

hội thảo của các ban ngành, các tổ chức kinh tế và các cơ quan nghiên cứu, các công trình nghiên cứu khoa học có liên quan và các thông tin từ các Công ty thép cung cấp. Qua đó, phân tích, đánh giá tổng quan tình hình sản xuất, tiêu thụ thép trên thế giới và Việt Nam nói chung và tình hình sản xuất, tiêu thụ và năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên nói riêng.

* Thu thập tài liệu sơ cấp: Để so sánh năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên tác giả sử dụng cách tiếp cận theo khu vực và phân chia các doanh nghiệp trên địa bàn theo hai khu vực là doanh nghiệp Nhà nƣớc và doanh nghiệp ngoài nhà nƣớc.

Để đánh giá các yếu tố liên quan đến sản phẩm thép nhƣ chất lƣợng, chủng loại và nhãn hiệu sản phẩm… tác giả tiến hành điều tra thăm dò ý kiến khách hàng tại Thái Nguyên và các tỉnh lân cận và tập trung nghiên cứu số liệu của công ty trong các năm gần đây để phân tích.

2.1.4. Phương pháp xử lý số liệu

Các số liệu sau khi thu thập sẽ đƣợc tiến hành chọn lọc, hệ thống hoá để tính toán các chỉ tiêu phân tích phù hợp với đề tài nghiên cứu. Các công cụ và kỹ thuật tính toán đƣợc xử lý trên chƣơng trình Excel. Công cụ phần mềm này đƣợc kết hợp với phƣơng pháp phân tích chính đƣợc vận dụng là thống kê mô tả để phản ánh thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên thông qua các số tuyệt đối, số tƣơng đối và số bình quân, đƣợc thể hiện thông qua các bảng biểu số liệu, sơ đồ và đồ thị.

2.1.5. Phương pháp phân tích

2.1.5.1. Phương pháp tổng quan lịch sử

Tổng quan lịch sử là tóm tắt những hiểu biết về những vấn đề, những lĩnh vực nghiên cứu liên quan đến luận văn. Sử dụng phƣơng pháp này trong việc nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về năng lực cạnh tranh, thực trạng năng

phƣơng pháp này còn giúp tác giả định hƣớng các giải pháp cho tƣơng lai nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên.

2.1.5.2. Phương pháp thống kê mô tả

Là phƣơng pháp nghiên cứu việc tổng hợp, số hoá, biểu diễn bằng các đồ thị từ các số liệu thu thập đƣợc. Phƣơng pháp này đƣợc tác giả sử dụng để phân tích thực trạng về sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và đặc biệt là phân tích năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên qua các giai đoạn.

2.1.5.3. Phương pháp phân tích so sánh

Phƣơng pháp này dùng để đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tƣợng kinh tế đã đƣợc lƣợng hoá cùng nội dung và tính chất tƣơng tự nhƣ nhau thông qua tính toán các tỷ số, so sánh các thông tin từ nguồn khác nhau, so sánh theo thời gian, so sánh theo không gian để có những nhận xét chính xác về năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên.

2.1.5.4. Phương pháp đánh giá có sự tham gia

Sử dụng phƣơng pháp này nhằm thu thập có chọn lọc ý kiến của những ngƣời đại diện trong từng lĩnh vực nhƣ: cán bộ lãnh đạo trong Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên, các chuyên gia, các cán bộ có trình độ chuyên môn về: chất lƣợng sản phẩm, giá cả, nhãn hiệu sản phẩm và các nhân tố ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh của Công ty.

2.1.5.5. Phương pháp phân tích SWOT

Ma trận SWOT là một trong những công cụ khách quan và hiệu quả nhất đối với doanh nghiệp trong việc quyết định khả năng bên trong của doanh nghiệp nhƣ thế nào khi phải đối mặt với những nguy cơ và tận dụng đƣợc những cơ hội. Trong luận văn, tác giả sử dụng phƣơng pháp này nhằm phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên trong điều kiện hiện nay.

2.2. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên phần Gang thép Thái Nguyên

a. Năng lực cạnh tranh của sản phẩm:

Là tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu sản phẩm của doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh thấp thì năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp không thể cao đƣợc. Khi đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp dựa trên các tiêu chí cơ bản sau:

- Chất lƣợng sản phẩm: Là chỉ tiêu tổng hợp bao gồm các chỉ tiêu kinh tế và các chỉ tiêu kỹ thuật đối với sản phẩm . Phần lớn các chỉ tiêu này đƣợc so sánh với tiêu chuẩn của ngành, của quốc gia và của quốc tế.

- Giá cả sản phẩm: Là yếu tố quan trọng cấu thành năng lực cạnh tranh của sản phẩm. Nếu sản phẩm cùng chất lƣợng thì sản phẩm chè có giá thấp hơn sẽ có lợi thế cạnh tranh hơn.

- Mức độ đáp ứng nhu cầu khách hàng của sản phẩm : Là chỉ tiêu thể hiện việc cung cấp cho khách hàng đúng sản phẩm, đúng thời điểm với giá cả phù hợp. Đây là chỉ tiêu định tính phản ánh khả năng kinh doanh và uy tín của doanh nghiệp.

- Khả năng cạnh tranh về phân phối sản phẩm. - Cạnh tranh bằng các công cụ xúc tiến hỗn hợp.

b. Thị phần của doanh nghiệp

Thị phần là tiêu chí thể hiện vị thế cạnh tranh của DN, thị phần càng lớn thể hiện năng lực cạnh tranh của DN càng mạnh. Để tồn tại và có sức cạnh tranh doanh nghiệp phải chiếm lĩnh đƣợc một phần thị trƣờng, điều này phản ánh đƣợc quy mô tiêu thụ của doanh nghiệp. Tiêu chí này bao gồm hai yếu tố là thị phần và tốc độ tăng thị phần của doanh nghiệp.

c. Nguồn lực của doanh nghiệp

Nếu doanh nghiệp biết phân bổ, sử dụng có hiệu quả và đầu tƣ các nguồn lực nội tại thì có thể nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp mình. Khi xem xét tiêu chí này, tác giả tập trung vào phân tích các yếu tố sau:

- Nguồn lực lao động.

- Nguồn lực cơ sở vật chất kỹ thuật. - Giá trị của thƣơng hiệu sản phẩm.

d. Năng suất các yếu tố sản xuất

Tiêu chí này phản ánh năng lực khai thác, sử dụng các yếu tố sản xuất của doanh nghiệp và đƣợc thể hiện qua các chỉ tiêu sau:

- Năng suất lao động: Là chỉ tiêu tổng hợp, phản ánh trình độ sản xuất kinh doanh, năng lực sử dụng các yếu tố sản xuất, trình độ công nghệ. Chỉ tiêu này càng cao thể hiện năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp càng cao.

- Hiệu suất sử dụng vốn. Chỉ tiêu này cho biết hiểu quả sử dụng vốn trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này càng cao thể hiện năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp càng cao.

- Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản: Chỉ tiêu này càng cao thể hiện năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp càng cao.

e. Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

Tiêu chí này đƣợc thể hiện ở các chỉ tiêu sau:

- Tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp nhƣ tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, lợi nhuận trên vốn kinh doanh. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp càng cao.

- Chi phí đơn vị sản phẩm: Phản ánh lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp, chi phí sản phẩm thấp phản ánh năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cao hơn.

Nhƣ vậy, để đánh giá đƣợc thực trạng năng lực cạnh tranh tại Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên ta cần phân tích hàng loạt các yếu tố trên từ đó đƣa ra đƣợc các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho Công ty.

CHƢƠNG 3

THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN GANG THÉP THÁI NGUYÊN 3.1. Khái quát chung về Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên.

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Tên tiếng Việt: Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên Tên tiếng Anh: Thai Nguyen Iron and Steel Corporation Tên viết tắt: TISCO

Trụ sở: Phƣờng Cam Giá, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên

Điện thoại: 0280 3832.236 Fax: 0280 3832.056 Website: www.tisco.com.vn

Logo:

Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên với tiền thân là Công ty Gang thép Thái Nguyên (TISCO), cái nôi của ngành công nghiệp luyện kim Việt Nam, đƣợc thành lập năm 1959, là khu Công nghiệp đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam có dây chuyền sản xuất liên hợp khép kín từ khai thác quặng sắt đến sản xuất gang, phôi thép và cán thép. Ngày 29/11/1963, mẻ gang đầu tiên của Công ty ra lò đã đánh dấu mốc son quan trọng trong công cuộc xây dựng và phát triển của Đất nƣớc.

Trải qua gần 50 năm xây dựng và phát triển, Công ty cổ phần Gang thép Thái nguyên không ngừng tăng trƣởng và lớn mạnh. Công suất sản xuất thép cán hiện tại đạt 550.000 tấn/năm, hệ thống phân phối sản phẩm rộng với 5 chi nhánh đặt tại Hà Nội, Quảng Ninh, Thanh Hoá, Nghệ An, Đà Nẵng và mạng lƣới các nhà phân phối tại các tỉnh, thành phố trong cả nƣớc. Sản phẩm thép TISCO đã trở nên nổi tiếng trong cả nƣớc, đƣợc sử dụng vào hầu hết các Công trình trọng

điểm Quốc gia nhƣ thuỷ điện Hoà Bình, Yaly, Sơn La, đƣờng dây tải điện 500 KV Bắc Nam, sân vận động Quốc gia Mỹ Đình, cầu Thăng Long, Chƣơng Dƣơng, và nhiều công trình khác; thâm nhập vào đƣợc thị trƣờng Quốc tế nhƣ Canada, Indonesia, Lào, Campuchia. Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên cùng sản phẩm Thép mang thƣơng hiệu TISCO đã giành đƣợc nhiều giải thƣởng: Hàng Việt Nam chất lƣợng cao, Sao vàng đất Việt, Thƣơng hiệu nổi tiếng với ngƣời tiêu dùng, Nhãn hiệu có uy tín tại Việt Nam và nhiều giải thƣởng có giá trị khác.

Với những thành tích đặc biệt đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và phát triển của Đất nƣớc, Công ty đã vinh dự đƣợc phong tặng Danh hiệu Anh hùng Lực lƣợng vũ trang Nhân dân, Huân chƣơng Độc lập hạng Nhất, Nhì, Ba và nhiều phần thƣởng cao quý khác của Đảng và nhà nƣớc. Những thành tựu đạt đƣợc đã khẳng định vị thế lớn mạnh của Công ty trên thị trƣờng trong nƣớc và Quốc tế.

Ngày 29/9/2007, Công ty Gang thép Thái Nguyên khởi công thực hiện dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 đánh dấu mốc phát triển mới quan trọng. Dự án với tổng mức đầu tƣ gần 4.000 tỷ VNĐ nhằm mục tiêu nâng cao năng lực sản xuất phôi thép từ nguyên liệu trong nƣớc lên xấp xỉ 850.000 tấn/ năm và thép cán là xấp xỉ 600.000 tấn/năm đáp ứng tốt nhu cầu thị trƣờng và đƣa Công ty trở thành một trong những nhà sản xuất thép có quy mô, công nghệ và thiết bị tiên tiến trong khu vực và thế giới, đảm bảo cho Công ty phát triển nhanh và bền vững trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Với bề dày truyền thống đội ngũ qua 50 năm xây dựng và phát triển; bằng ƣu thế vƣợt trội về năng lực sản xuất phôi thép từ nguyên liệu quặng sắt trong nƣớc; dây chuyền sản xuất thép cán công nghệ và thiết bị tiên tiến; hệ thống phân phối sản phẩm rộng khắp; cùng với chiến lƣợc đầu tƣ và phát triển toàn diện, chính sách chất lƣợng “Tất cả vì lợi ích ngƣời tiêu dùng” và phƣơng châm hành động “Chất lƣợng hàng đầu, giá cạnh tranh, sản phẩm và dịch vụ đa dạng”,

là những yếu tố cơ bản làm nên thành công cuả Công ty, là cơ sở vững chắc cho sự phát triển lâu dài và bền vững của Công ty để Công ty Gang thép Thái Nguyên luôn “Lớn mạnh cùng Đất nƣớc”.

3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên

Công ty cổ phần gang thép Thái Nguyên đăng ký các ngành nghề kinh doanh sau:

- Khai thác, tuyển chọn, thu mua: Quặng sắt, than, quặng Quắc zít, nguyên liệu phi quặng (đất đá thải, đất chịu lửa);

- Sản xuất, mua bán: Gang, thép và các sản phẩm của chúng; Than cốc và các sản phẩm luyện cốc; Các sản phẩm hợp kim Ferô; Vật liệu chịu lửa; Vật liệu xây dựng; Đất đèn; hồ điện cực; Axetylen; ô xy và các loại khí công nghiệp;

- Xuất khẩu các sản phẩm: Gang, thép và các sản phẩm của chúng; than cốc và các sản phẩm luyện cốc; các sản phẩm hợp kim Ferô; Vật liệu chịu lửa; Vật liệu xây dựng; Đất đèn; Hồ điện cực; Axetylen; Ôxy và các loại khí công nghiệp;

- Nhập khẩu thiết bị máy móc, vật tƣ nguyên liệu phục vụ cho ngành luyện kim, khai thác mỏ, xây dựng, truyền tải điện, vận tải hàng hóa đƣờng sắt.

- Vận hành và truyền tải điện, nƣớc công nghiệp; thí nghiệm và hiệu chỉnh thiết bị điện; Xử lý chất thải độc hại trong nội bộ công ty;

- Khảo sát thiết kế, chế tạo thiết bị, phụ tùng và thi công các công trình công nghiệp luyện kim, mỏ và phục vụ luyện kim;

- Sửa chữa đầu máy toa xe, cầu đƣờng sắt; Xây lắp công trình dân dụng, đƣờng dây và trạm điện, các công trình giao thông đƣờng sắt, đƣờng bộ có liên quan đến công trình công nghiệp luyện kim và khai thác mỏ luyện kim;

- Tƣ vấn xây dựng các công trình mỏ, luyện kim và các công trình liên quan; - Sửa chữa ô tô, xe máy; vận tải hàng hoá đƣờng bộ; vận tải hàng hóa đƣờng sắt; mua bán xăng dầu nhờn, mỡ, ga, hàng kim khí, phụ tùng, hoá chất (trừ những hoá chất Nhà nƣớc cấm), vật liệu điện, dụng cụ cơ khí, sắt thép phế

liệu; đại lý mua bán ký gửi hàng hoá; Dịch vụ cho thuê kho bãi; Chế biến lƣơng thực, thực phẩm;

- Kinh doanh dịch vụ nhà nghỉ, ăn uống; - In ấn, trang trí kẻ vẽ quảng cáo;

- Hoạt động văn hoá thể thao, vui chơi giải trí;

- Công ty có thể bổ sung ngành nghề, loại hình hoạt động kinh doanh theo quyết định của hội đồng quản trị và phù hợp với quy định của pháp luật.

Trong các lĩnh vực kinh doanh thì TISCO có thế mạnh với sản phẩm chính là thép. TISCO là đơn vị sản xuất đa dạng nhất các chủng loại sản phẩm từ thép cuộn, thép thanh trơn và vằn, thép hình các loại với tƣơng đối đầy đủ các mác thép. Cơ cấu sản phẩm tƣơng đối đầy đủ là một lợi thế riêng so với các nhà sản xuất khác đặc biệt là các loại thép hình cỡ trung nhƣ thép chữ C180, thép chữ I160, thép góc L130... hiện có nhu cầu tƣơng đối lớn và mức độ cạnh tranh còn tƣơng đối thấp. Ngoài ra, Công ty còn sản xuất thép hình cỡ trung và cỡ lớn, thép chất lƣợng cao nhƣ SS 540, SD390, Gr 60… với số lƣợng thấp mặc dù hiện nay nhu cầu tƣơng đối lớn, các công trình lớn hầu hết đều sử dụng mặt hàng này. Sản phẩm thép của công ty cổ phần Gang Thép Thái Nguyên bao gồm:

- Thép dây (cuộn): Ф5,5 ÷ Ф12. - Thép thanh tròn trơn: Ф18 ÷ Ф60. - Thép thanh vằn: D18 ÷ D40. - Thép góc (chữ L): L63 ÷ L130. - Thép chữ C: C60 ÷ C180 - Thép chữ I: I100 ÷ I160

3.1.3. Cơ cấu tổ chức quản trị Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên

Cơ cấu tổ chức quản trị công ty bao gồm:

- Đại hội đồng cổ đông: Là cơ quan quyết định cao nhất của công ty, bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết.

- Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh

Một phần của tài liệu Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phẩn gang thép thái nguyên (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)