Cải tiến công nghệ sản xuất và áp dụng các công nghệ tiên tiến để xử

Một phần của tài liệu Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phẩn gang thép thái nguyên (Trang 103)

5. Kết cấu của đề tài

4.3.3. Cải tiến công nghệ sản xuất và áp dụng các công nghệ tiên tiến để xử

chất thải

Công ty Cổ phần gang thép Thái Nguyên là đơn vị duy nhất tại Việt Nam có dây truyền sản xuất liên hợp khép kín từ khai thác quặng đến sản xuất gang, phôi thép và cán thép. Đến nay, công nghệ luyện cán thép của một số nhà máy cán thép trực thuộc công ty đã cũ và khá lạc hậu so với một số doanh nghiệp trong nƣớc. Với công nghệ lạc hậu và cũ kỹ thì hoạt động không hiệu quả và

khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trƣờng kém. Quan trọng hơn, địa phƣơng sẽ phải chịu hậu quả lớn từ ô nhiễm môi trƣờng và tổn thất năng lƣợng do dây truyển công nghệ cũ gây ra. Vậy, Công ty muốn nâng cao khẳ năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong ngành thì giải pháp quan trọng và lâu dài phải cải tiến công nghệ sản xuất theo hƣớng tiếp cận công nghệ kỹ thuật tiên tiến góp phần nâng cao năng suất lao động, tiêu hao nhiên liệu ít, chi phí thấp và giá thành hạ; đồng thời nhập khẩu công nghệ tiên tiến của nƣớc ngoài, đảm bảo cho việc xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn về môi trƣờng; xây dựng hệ thống xử lý, phân huỷ chất thải. Sử dụng các công nghệ sạch ít gây hoặc không gây ô nhiễm môi trƣờng trong việc xử lý phế liệu sắt thép.

4.3.4. Cần coi trọng và quan tâm cạnh tranh bằng chất lượng

Hiện nay sản phẩm của TISCO khá đa dạng, nhƣ: thép cuận, thép góc, thép chữ I thép chữ C, Thép tròn, thép vằn, gang; Ngoài ra, TISCO còn sản xuất các sản phẩm khác chủ yếu thu đƣợc từ chu trình sản xuất thép nhƣ: cốc vụn, nhựa đƣờng, oxy, than cám,… Để thu hút khách hàng, Công ty không chỉ chú trọng đến đa dạng hoá sản phẩm mà cần cải tiến và nâng cao chất lƣợng sản phẩm, đƣa chất lƣợng vào nội dung hoạt động quản lý của mình. Với sự phát triển nhƣ vũ bão của công nghệ thông tin, công ty càng có điều kiện thuận lợi thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Vậy để phát triển trong môi trƣờng cạnh tranh gay gắt và đầy biến động, Công ty phải không ngừng cải tiến, hoàn thiện và nâng cao chất lƣợng sản phẩm và dịch vụ. Biến phƣơng châm “chất lƣợng hàng đầu, giá cả cạnh tranh, sản phẩm và dịch vụ đa dạng” thành hành động cụ thể. Đồng thời không ngừng nghiên cứu, thiết kế sản phẩm mới, tạo ra những đặc trƣng khác biệt của hàng hoá để thoả mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng, nhằm duy trì và mở rộng thị trƣờng. Làm đƣợc điều này sẽ giúp công ty tạo dựng đƣợc niềm tin cho mọi đối tƣợng khách hàng khi sử dụng sản phẩm “TISCO” vào xây dựng các công trình.

4.3.5. Tăng cường hợp tác, liên kết giữa các doanh nghiệp trong ngành

Hiện TISCO đang là thành viên Hiệp hội thép Việt Nam, tuy nhiên sự liên kết hợp tác kinh doanh và phát triển giữa các thành viên trong hiệp hội chƣa thực sự hiệu quả. TISCO cần chủ động nghiên cứu và đề xuất các giải pháp nhằm tăng cƣờng sự hợp liên kết, tăng sức cạnh tranh cho khối doanh nghiệp ngành thép trong nƣớc; cần tận dụng tối đa lợi ích của các công cụ nhƣ sàn giao dịch thép, hoạt động của hiệp hội để góp phần ổn định thị truờng ngành, tránh những bất ổn do thiếu chiến lƣợc phát triển.

Một chiến lƣợc hợp tác với các doanh nghiệp cung cấp nguyên vật liệu đầu vào và dịch vụ đầu ra (các nhà cung cấp và các nhà phân phối); xây dựng hệ thống cung ứng giá trị cho khách hàng ngành thép sẽ là một chiến lƣợc khôn ngoan giúp TISCO kết hợp đƣợc hai lợi thế cạnh tranh bền vững là nguồn tài nguyên và hệ thống kênh phân phối.

4.3.6. Tái cấu trúc kênh phân phối và hoàn thiện chính sách phân phối sản phẩm

Cũng nhƣ các công ty thép Việt Nam khác, TISCO đã gặp phải tình trạng là công ty chƣa xây dựng đƣợc mô hình cung ứng thép để khắc phục hiện trạng lâu nay là giá thép thƣờng bị đẩy lên cao hơn nhiều so với giá thành sản xuất vì đƣợc cung cấp qua nhiều cấp trung gian. Từ năm 2005, TISCO đã nhanh chóng thay đổi chính sách phân phối mới: ngoài việc sử dụng tất cả các kênh để phân phối sản phẩm, TISCO tập trung nguồn lực đẩy mạnh hình thức phân phối trực tiếp tới ngƣời tiêu dùng thông qua các chi nhánh, cửa hàng và các đơn vị thành viên, TISCO đã thực hiện tốt vai trò bình ổn giá qua chính sách bán một giá trên tất cả các kênh phân phối. Nhờ vậy, công ty đã có những lợi thế nhất định so với các công ty khác còn áp dụng chính sách mua đứt bán đoạn khiến nhà sản xuất không kiểm soát đƣợc mức giá bán tới khách hàng cuối cùng. Tuy nhiên, hiệu quả hoạt động của kênh phân phối của TISCO chƣa thực sự hiệu quả do thiếu các biện pháp đánh giá, kiểm soát cũng nhƣ khuyến khích các thành viên kênh hoạt động. Các đại lý bán hàng do bị hạn chế về quyền lợi khi bị kiểm soát giá

nên sẽ hoạt động cũng kém hiệu quả nếu nhƣ không có những chính sách khuyến khích hợp lý.

Trong giai đoạn hội nhập kinh tế với sự gia nhập của ngày càng nhiều các đối thủ cạnh tranh nƣớc ngoài, thì ngoài việc cung cấp những sản phẩm đa dạng với chất lƣợng tốt, TISCO cần nhanh chóng xây dựng một hệ thồng phân phối rộng để đảm bảo kênh ngắn nhƣng vẫn cung cấp kịp thời sản phẩm tới thị trƣờng và giảm giá thành tạo lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ khác.

Một điều rất bất ổn nữa trong khâu phân phối hiện nay tại TISCO là phân phối theo kiểu bình quân, nhỏ giọt cho các đại lý. Tại Hà Nội, TISCO cũng có tới mấy chục đại lý, nhƣng mỗi tuần chỉ đƣa đến từng đại lý một lƣợng trung bình. Cách làm này dễ khiến khách hàng hiểu nhầm là thiếu hàng, rồi giới tƣ thƣơng lại đồn thổi lên mỗi khi giá phôi thép thế giới thay đổi. Hơn nữa, việc bán thép, với một lƣợng sản phẩm phân phối hạn chế nhƣ vậy, có thể dẫn tới các phản ứng tiêu cực ở ngƣời bán. Công ty cần thực hiện các hoạt động nghiên cứu nhu cầu khách hàng tại các thị trƣờng và đƣa ra một chiến lƣợc phân phối sản phẩm tại các thị trƣờng này một cách hợp lý hơn. Đồng thời, TISCO cần đƣa ra các chính sách marketing hỗn hợp theo kênh một cách phù hợp và thực hiện đánh giá thƣờng xuyên hoạt động của kênh để đảm bảo sự liên kết trong kênh và duy trì tốt vai trò lãnh đạo kênh tránh sự thao túng thị trƣờng của các nhà phân phối và đại lý lớn nhƣ hiện nay.

4.3.7. Phát triển thương hiệu - Yêu cầu sống còn của các doanh nghiệp thép khi tham gia vào nền kinh tế mở

Những siêu dự án có vốn đầu tƣ trực tiếp của nƣớc ngoài đổ vào ngành thép trong thời gian qua đã và đang báo trƣớc cơn sóng ngầm có nguy cơ xóa sổ các thƣơng hiệu thép Việt Nam. Đứng trƣớc nguy cơ đó, TISCO cần đƣa ra một chiến lƣợc phát triển thƣơng hiệu và thực thi chiến lƣợc đó một cách hiệu quả. TISCO là công ty đầu tiên trong ngành nhƣng lại đã dần để mất vị trí của mình trên thị trƣờng ngành do những bất hợp lý trong việc quản lý. Hiện nay, với việc

chuẩn bị cổ phần hóa, TISCO đang chuẩn bị cho mình những chính sách để xây dựng lại thƣơng hiệu, tuy nhiên, để thực hiện đƣợc những mục tiêu đề ra, công ty cần xác định các điểm mạnh để xây dựng đặc tính thƣơng hiệu nổi bật, đƣa ra các chính sách nghiên cứu phát triển sản phẩm, đƣa ra chính sách phân phối hợp lý và thực hiện hiệu quả các chính sách truyền thông tới các đối tƣợng công chúng mục tiêu ( hệ thống phân phối, khách hàng mục tiêu). Nhanh chóng thay đổi và xây dựng đƣợc chính sách phát triển hợp lý sẽ là điều kiên tiên quyết để TISCO xây dựng đƣợc vị thế vững chắc trên thị trƣờng trƣớc “làn song thép” đang chuẩn bị lấn sang thị trƣờng Việt Nam.

4.3.8. Hoạch định chiến lược giá bán sản phẩm

Giá bán là một công cụ cạnh tranh khá hữu hiệu, thể hiện qua chính sách giá. Giá có vai trò hết sức quan trọng, nó ảnh hƣởng đến khối lƣợng tiêu thụ sản phẩm vì nó là một trong những tiêu chuẩn quan trọng quyết định đến hành vi mua hàng của ngƣời tiêu dùng. Ngoài ra chính sách giá còn ảnh hƣởng mạnh mẽ đến thu nhập và lợi nhuận của DN sản xuất trong kinh doanh.

Trên thị trƣờng cạnh tranh hiện nay, chất lƣợng sản phẩm dịch vụ, điều kiện giao hàng, thời gian cung ứng hàng hoá đƣợc đặt lên hàng đầu. Tuy vậy, giá cả vẫn có vai trò quyết định, thậm chí còn là yếu tố cạnh tranh gay gắt, nó chịu tác động cũng nhƣ tác động trở lại đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm của Công ty. Việc xây dựng đƣợc một chính sách giá hợp lý sẽ góp phần không nhỏ vào việc nâng cao khả năng tiêu thụ sản phẩm.

Để giữ đƣợc giá bán thấp mà vẫn có lãi, Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên cần áp dụng các biện pháp hạ giá thành sản phẩm bao gồm:

* Sử dụng hợp lý và tiết kiệm các yếu tố đầu vào

Giảm chi phí nguyên vật liệu: Đối với sản phẩm thép, chi phí về nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong giá thành sản phẩm. Chính vì vậy giảm chi phí nguyên vật liệu có vị trí quan trọng trong công tác hạ giá thành sản phẩm. Hầu hết các chi phí phát sinh trong công tác thu mua đều đƣợc tính vào giá

thành sản phẩm, vì vậy giảm chi phí phát sinh trong công tác này là hết sức cần thiết. Ngoài việc đánh giá chất lƣợng của công tác thu mua thì Công ty phải đánh giá so sánh chi tiết các phát sinh ở từng nguồn cung ứng để đi đến quyết định mua nguyên vật liệu ở nguồn cung ứng nào là kinh tế nhất. Giá nguyên liệu thép thƣờng xuyên biến động theo nên Công ty cần tính toán hợp lý để có thể tính đƣợc mức giá kinh tế nhất.

Sử dụng có hiệu quả tài sản cố định: Đối với các tài sản cố định không cần dùng vào các dây chuyền sản xuất nên chuyển nhƣợng hoặc bán. Thanh lý tài sản đã khấu hao hết, không dùng nữa để thu hồi giá trị còn lại. Bảo quản tốt tài sản cố định để giảm chi phí sửa chữa.

* Chính sách giá hợp lý

Giá cả sản phẩm thép phải đƣợc phân theo từng thời vụ, từng khu vực thị trƣờng. Đối với thị trƣờng mới xâm nhập, Công ty cần phải lập đại lý phân phối để đƣa sản phẩm ra thị trƣờng với mức giá hợp lý, sau đó khi sản phẩm đã vào đƣợc thị trƣờng, ngƣời kinh doanh, ngƣời tiêu dùng chấp nhận, chất lƣợng đƣợc khẳng định thì Công ty có thể tăng giá lên để bù đắp lỗ và tìm kiếm lợi nhuận. Phƣơng châm kinh doanh chủ yếu là giá thấp trên khối lƣợng tiêu thụ lớn, giá cả linh hoạt và có tính cạnh tranh cao. Muốn vậy, Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên cần đảm bảo tốt nguồn lực, khai thác tốt tiềm năng và tiết kiệm chi phí tối đa, giảm giá thành sản phẩm.

4.3.9. Giải pháp về chính sách và thể chế của Nhà nước

4.3.9.1. Chính sách áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất

Tập trung đầu tƣ cho việc nghiên cứu công nghệ dây truyền sản xuất và nguồn nguyên liệu đầu vào để có nguồn nguyên liệu chất lƣợng cao và ổn định công nghệ tiên tiến để nâng cao khả năng cạnh tranh.

Xây dựng các cơ sở chế biến khai thác gắn với quy hoạch phát triển. Tỉnh Thái Nguyên và ngành thép cần có chính sách đầu tƣ và hỗ trợ đầu tƣ hình thành cơ sở khai thác trong vùng nguyên liệu.

4.3.9.2. Chính sách đất đai

Cấp tỉnh và ngành phải quy hoạch đất đai, quy hoạch giao thông, thủy lợi, quy hoạch bố trí dân cƣ và hệ thống bảo đảm dân sinh.

Tiếp tục thực hiện triệt để việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khu vực khai thác nguyên liệu để Công ty yên tâm sản xuất.

4.3.9.3. Chính sách phát triển kết cấu hạ tầng

Tỉnh Thái Nguyên cần đầu tƣ để cải tạo cơ sở hạ tầng. Thực hiện quy hoạch của tỉnh, gắn quy hoạch của tỉnh và ngành với các dự án đầu tƣ, lồng ghép, phối hợp giữa các dự án phát triển: Hỗ trợ và đầu tƣ phát triển vùng nguyên liệu thông qua việc cải tạo, nâng cấp hệ thống giao thông, xây dựng chợ... tạo điều kiện cho việc giao lƣu, trao đổi hàng hóa, giảm chi phí sản xuất, góp phần nâng cao chất lƣợng cuộc sống của lao động.

4.3.9.4. Chính sách về vốn

Ngành thép cần xây dựng kế hoạch sử dụng về cả vốn ngắn hạn và dài hạn để đầu tƣ phát triển công nghệ, mở rộng vùng nguyên liệu, xúc tiến thƣơng mại, quảng bá sản phẩm, thƣơng hiệu... Nguồn vốn này không chỉ phụ thuộc vào Ngân sách Nhà nƣớc mà cần tổ chức tín dụng khác, nhƣ quỹ tín dụng phát triển và các ngân hàng. Do đó, các chính sách cho vay tín dụng của nhà nƣớc cần phải đa dạng và linh hoạt hơn. Hỗ trợ vốn với lãi suất ƣu đãi cho những mặt hàng, công nghệ, quy trình sản xuất mới, phần thiệt hại của ngân hàng đƣợc bù đắp bàng quỹ hỗ trợ của nhà nƣớc.

Tăng cƣờng mức ƣu đãi cho các DN, miễn giảm thuế cho DN đầu tƣ vào công nghệ hiện đại, công nghệ sạch, miễn thuế cho các khâu nhƣ: chi phí đào tạo ngƣời lao động, sản xuất sản phẩm mới.

4.4. Một số kiến nghị

4.4.1. Đối với Nhà nước và Ngành

4.4.1.1. Đối với Nhà nước

chỉnh, bổ sung và từng bƣớc hoàn thiện. Tuy nhiên, do thƣờng xuyên phải thay đổi hoặc điểu chỉnh, bổ sung nên tính ổn định của hệ thống pháp luật của nƣớc ta còn thấp nên chƣa khuyến khích các nhà doanh nghiệp trong đầu tƣ phát triển sản xuất nói chung và sản xuất mặt hàng thép xây dựng nói riêng. Vì vậy, hoàn thiện hệ thống pháp luật sao cho đảm bảo đƣợc tính đồng bộ, ổn định nhằm góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành thép Việt Nam nói chung và của Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên nói riêng.

Bên cạnh việc hoàn thiện hệ thống thể chế pháp lý, chúng ta cần phải thƣờng xuyên rà soát và hoàn thiện hệ thống các chính sách về đầu tƣ sản xuất thép, chính sách về xuất nhập khẩu, thị trƣờng, các chính sách khác có liên quan theo hƣớng minh bạch, rõ ràng với các quy định cụ thể để doanh nghiệp dễ thực hiện, không bị hiểu sai.

Nhà nƣớc cần đầu tƣ cho đào tạo đội ngũ chuyên gia kể cả cho đào tạo nƣớc ngoài, tăng cƣờng năng lực nghiên cứu khoa học và công nghệ phát triển ngành Thép và xúc tiến vĩ mô hỗ trợ ngành thép nhƣ: tăng cƣờng cơ sở vật chất kỹ thuật và chất lƣợng đội ngũ giáo viên cho các trƣờng đào tạo công nhân kỹ thuật để có đủ năng lực đào tạo đáp ứng nhu cầu lao động cho ngành luyện kim. Nhà nƣớc đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng về giao thông vận tải, thông tin liên lạc, cảng biển,… cho các khu khai thác nguyên liệu, khu công nghiệp luyện kim lớn. Đầu tƣ cho các dự án trọng điểm điều tra tiềm năng khoáng sản cho ngành thép, phát triển vùng nguyên liệu lớn của ngành.

4.4.1.2. Đối với Tổng công ty thép Việt Nam

Hiện tại cả nƣớc có trên 70 doanh nghiệp sản xuất thép và hàng ngàn hộ sản xuất các thể, trong đó Tổng công ty thép Việt Nam (VSC) với 13 đơn vị thành viên và 14 đơn vị liên doanh chiếm 32% thị phần. Để Tổng công ty thép Việt Nam thực sự là nòng cốt trong cạnh tranh của ngành trên thị trƣờng, cần phải đổi mới hệ thống quản lý đến các đơn vị thành viên. Mô hình công ty mẹ công ty con cần đƣợc vận dụng. Thực hiện quá trình chuyển đổi hình thức sở hữu đối với một

Một phần của tài liệu Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phẩn gang thép thái nguyên (Trang 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)