5. Kết cấu của đề tài
3.2.1. Các tiêu chí đánh giá
Sau khi xem xét các yếu tố ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh trong ngành thép và các tiêu chí cơ bản thƣờng đƣợc xem xét để đánh giá năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, tác giả lựa chọn các tiêu chí sau để đánh giá năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp:
Bảng 3.3. Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh ngành thép
TT Các tiêu chí Trọng số
1 Thị phần 0.1
2 Năng suất lao động 0.1
3 Năng lực quản lý 0.2
4 Tỉ suất lợi nhuận 0.05
5 Chất lƣợng nhân lực 0.15
6 Năng lực công nghệ 0.15
7 Danh tiếng của công ty 0.1
8 Hệ thống kênh phân phối 0.15
Các doanh nghiệp trong ngành là đối thủ cạnh tranh quan trọng của TISCO bao gồm: Công ty CP thép Việt Ý; Công ty thép Miền Nam; Công ty CP thép Hòa Phát. Tiếp sau đây sẽ là những đánh giá cụ thể các yếu tố trên tại công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên theo hai nhóm các chỉ tiêu định tính và định lƣợng, cũng nhƣ là điểm so sánh của các đối thu cạnh tranh.
3.2.2. Các chỉ tiêu định lượng
3.2.2.1. Thị phần
Thị trƣờng sản phẩm của Công ty cổ phẩn Gang thép Thái Nguyên trải rộng cả 3 miền Bắc, Trung, Nam, trong đó tập trung chủ yếu ở miền Bắc và
miền Trung, trong giai đoạn sắp tới Công ty không ngừng củng cố thị trƣờng đã có và tiếp tục chinh phục các thị trƣờng mới.
Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên đã xác định thị trƣờng miền Bắc là thị trƣờng tiêu thụ chính trong đó quan trọng nhất là thị trƣờng Hà Nội và các tỉnh lân cận. Hiện nay, tại khu vực này đã có Chi nhánh Hà Nội của công ty. Bên cạnh đó chú trọng phát triển tiêu thụ tại thị trƣờng các tỉnh vùng núi phía Bắc và Tây bắc giữ vững và củng cố thị trƣờng tiêu thụ ở khu vực này.
Công ty đang chú trọng đến khu vực có tính cạnh tranh cao nhƣng khả năng tiêu thụ tốt đó là khu vực Đông Bắc Bộ, đồng bằng Bắc Bộ và Thanh Hoá. Công ty đang chuẩn bị thành lập thêm các trung tâm phân phối tại khu vực Hƣng Yên - Hải Dƣơng, khu vực Nam Định - Ninh Bình để có khả năng bao quát tiêu thụ cả khu vực này.
Đối với thị trƣờng miền Trung: Công ty tiếp tục mở rộng địa bàn tiêu thụ, tăng thị phần tiêu thụ, chú trọng các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, đẩy mạnh phát triển tiêu thụ tại thị trƣờng khu vực Nam trung bộ và Tây Nguyên.
Với thị trƣờng miền Nam: Tăng cƣờng công tác thị trƣờng, tìm kiếm khách hàng, mở rộng tiêu thụ thép hình tại các tỉnh lân cận Tp.HCM và đồng bằng sông Cửu Long.
Hình 3.2. Tình hình phân phối sản phẩm của Công ty Cổ phần Gang thép
Biểu đồ trên phản ánh rõ nét tình hình thị trƣờng của Công ty trong thời gian qua, trong đó tập trung vào thị trƣờng miền Bắc và miền Trung.
Nhằm tăng cƣờng năng lực sản xuất để đảm bảo các sản phẩm của công ty có khả năng cạnh tranh ngày càng lớn trên thị trƣờng thì công ty đã đầu tƣ tiếp tục hoàn thành dự án nhóm A “dự án mở rộng công suất giai đoạn II” để có thể đƣa vào sử dụng vào năm 2014, duy trì đầu tƣ vào các dự án nhóm C trên cơ sở nhu cầu của các đơn vị thành viên với số vốn đầu tƣ các năm: Năm 2007 là 94.160.122.534đồng; Năm 2008 là 29.615.995.025đồng; Năm 2009 là 53.906.408.075đồng; Năm 2010 là 265.398.393.639 đồng. Nâng tổng số giá trị tài sản cố định lên 4.820.054.422.937 đồng.
Thị phần là một chỉ tiêu phản ánh năng lực cạnh tranh của công ty trong quá trình hoạt động kinh doanh, việc mở rộng thị phần không những thể hiện khả năng của công ty về nguồn lực và năng lực thực hiện các sản phẩm mà nó còn thể hiện khả năng vƣợt lên các đối thủ khác trên cùng thị trƣờng hoạt động.
Bảng 3.4. Thị phần của công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2007 - 2010 Năm Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 Sản lƣợng của TISCO (tấn) 391.417 481.631 504.909 478.908 Sản lƣợng toàn ngành (tấn) 3.242.891 4.023.358 4.052.239 3.770.929 Thị phần (%) 12,07 12,12 12,46 12,70
Nguồn: Công ty cổ phần Gang thép TN.
Trong giai đoạn 2007 -2010 thị phần của Công ty liên tục ổn định và có tăng từ 12,07% năm 2007 lên 12,7% năm 2010 (tăng 0,63%)
Hình 3.3. Thị phần của Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên và các đối thủ cạnh tranh trên thị trƣờng cả nƣớc
Với biểu đồ trên, có thể thấy tại thị trƣờng miền Bắc, TISCO giữ thị phần lớn nhất với 12,7%. Hai đơn vị có thị phần trên quy mô toàn quốc lớn hơn TISCO là Thép Miền Nam (chiếm 17,38%) và Pomina (chiếm 14,79%) đều chủ yếu tiêu thụ sản phẩm trong thị trƣờng khu vực phía Nam. Các đối thủ cạnh tranh nhƣ Công ty cổ phần thép Việt Ý (VIS) chiếm 3,39 % thị phần toàn quốc, Công ty cổ phần thép Hòa Phát (DANI) là 5,61% thị phần toàn quốc.
Hình 3.4. Thị phần của Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên và các đối thủ cạnh tranh tại thị trƣờng miền Bắc
Qua biểu đồ trên càng thấy rõ hơn khả năng cạnh tranh của Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên là đáng kể, với thị phần chiếm 31,81% trên toàn thị trƣờng miền Bắc, trong khi các đối thủ cạnh tranh khác là Công ty cổ phần thép Việt Ý (VIS) chiếm 7,43 % thị phần toàn miền Bắc, Công ty cổ phần thép Hòa Phát (DANI) là 15,03% thị phần toàn miền Bắc.
Có đƣợc kết quả trên chủ yếu là do Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên với sự uy tín lâu năm về chất lƣợng sản phẩm, thƣơng hiệu TISCO đã đƣợc ngƣời tiêu dùng tín nhiệm cùng với sự đầu tƣ không ngừng nâng cao chất lƣợng sản phẩm và ngày càng mở rộng hệ thống phân phối. Tuy nhiên, cũng phải thấy rằng với quy mô thị trƣờng không lớn nhƣng có rất nhiều đối thủ cạnh tranh và mức độ cạnh tranh ngày càng càng khốc liệt. Không những vậy, trong thời gian sắp tới một loạt các dự án của nƣớc ngoài đang đầu tƣ đi vào hoạt động (Hiện nay có 9 dự án lớn đã đăng ký đầu tƣ vào Việt Nam với tổng công suất vào khoảng 55 triệu tấn/năm, tổng vốn đầu tƣ là 38,9 tỷ USD, tập trung chủ yếu ở các tỉnh Hà Tĩnh (3 dự án - 13,1 tỷ USD), Bà Rịa Vũng Tàu (3 dự án - 2,3 tỷ USD), 3 dự án còn lại ở các tỉnh miền Trung nhƣ Ninh Phƣớc, Quảng Ngãi và Khánh Hòa). Đây sẽ là những thách thức rất lớn, đòi hỏi Công ty phải nỗ lực trong việc giữ vững và phát triển thị phần.
Với chỉ tiêu này ta có cách thức cho điểm nhƣ sau: Đánh giá theo 4 mức, từ 1 điểm đến 4 điểm.
Bảng 3.5. Bảng điểm theo chỉ tiêu thị phần của TISCO
Mức độ đánh giá Điểm
Thị phần rộng lớn, phân phối đều khắp đất nƣớc, có xuất khẩu: 4 Thị phần trung bình, phân phối không đều 2-3
Đánh giá thực tế tại TISCO thì thị phần là tƣơng đối rộng lớn, tuy nhiên chỉ tập trung ở miền Bắc nên đạt 3 điểm.
Cùng với cách phân tích đánh giá và cho điểm nhƣ trên thì các đối thủ cạnh tranh của TISCO nhƣ Thép Hòa Phát đạt 3 điểm, Thép Việt Ý đạt 2 điểm, Thép miền Nam đạt 4 điểm.
3.3.2.2. Năng suất lao động
Năng suất lao động là một chỉ tiêu có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp nào có năng suất lao động cao hơn các doanh nghiệp khác trong ngành, tức là doanh nghiệp đó có khả năng cạnh tranh cao hơn.
Bảng 3.6. Năng suất lao động của công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2007 - 2010
TT Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 T tăng (%) T tăng (%) T tăng (%) T tăng (%) 1 Lợi nhuận ròng (tỷ đ) 10,1 - 19,5 107,9 32,4 2 Lao động (ngƣời) 9.042 - 8.564 6.343 6.592 3 Năng suất LĐ (tỷ đ/ngƣời) 0,0011 - 0,0023 09,1 0,017 39,1 0,0049 72,2
Nguồn: Công ty cổ phần Gang thép TN
Nhƣ vậy, qua bảng trên ta thấy, năng suất lao động tăng liên tục từ năm 2007 (1 lao động 1 năm tạo ra lãi ròng là 1,1 triệu đồng) đến năm 2009 (1 lao động 1 năm tạo ra lãi ròng là 17 triệu đồng) tăng gần 17 lần. Tuy nhiên đến năm 2010 do ảnh hƣởng của khủng hoảng tài chính thế giới, sản lƣợng thép tiêu thụ giảm mạnh, doanh thu của công ty giảm, lợi nhuận giảm nên năng suất lao động
Bảng 3.7. Năng suất lao động của công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2007 -2010 (theo chỉ tiêu sản lƣợng sản xuất)
S TT Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 Tăng (%) Tăng (%) Tăng (%) 1 Sản lƣợng sản xuất (tấn) 391.417 481.631 504.909 478.908 2 Lao động (ngƣời) 9.042 8.564 6.343 6.592 3 Năng suất LĐ (tấn/ngƣời) 42,29 - 56,24 32,99 79,60 41,54 72,65 -8,73
Nguồn: Công ty cổ phần Gang thép TN
Bảng trên cho thấy rõ hơn do quy mô sản xuất của năm 2010 giảm trong khi số lƣợng lao động tăng so với năm 2009 chính là nguyên nhân của việc giảm năng suất lao động. Một lao động tạo ra 42,29 tấn thép trong năm 2007 lên 56,24 tấn năm 2008và tăng đến 79,6 tấn năm 2009.
Bảng 3.8. Năng suất lao động của một số Công ty trong ngành thép
Đơn vị tính: tấn/người
Công ty
Năm TISCO VIS SSC DANI
2008 56,24 - 47,27 -
2009 79,60 69,45 76,98 79,2
2010 72,65 73,13 71,32 69,89
Nguồn: Công ty cổ phần Gang thép TN
Bảng trên thể hiện năng suất lao động của Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên ở mức bình quân so với các công ty khác trong ngành.
Có đƣợc kết quả về năng suất lao động nhƣ vậy là do công ty luôn đầu tƣ cải tiến và phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, nâng cao trình độ ngƣời lao động đồng thời quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần của ngƣời lao động.
Ta có các số liệu về cơ cấu lao động theo trình độ lao động nhƣ sau: Tổng số: 6441 ngƣời (thời điểm tháng 5/ 2010)
Trong đó:
- Trên Đại học 12 ngƣời chiếm 0,19% tổng số lao động; - Cử nhân 1.410 ngƣời chiếm 21,89% tổng số lao động; - Trung học 901 ngƣời chiếm 13,99% tổng số lao động;
- Công nhân kỹ thuật 3778 ngƣời chiếm 58,66% tổng số lao động; - Phổ thông 340 ngƣời chiếm 5,28% tổng số lao động.
Các số liệu trên cho thấy số lao động có trình độ chuyên môn của công ty chiếm tỷ lệ rất cao. Đây là yếu tố ảnh hƣởng rất lớn đến năng suất lao động của công ty.
Bên cạnh đó thu nhập bình quân tháng của ngƣời lao động cũng tăng (Năm 2007 là 1.924.000đ/ngƣời/tháng; năm 2008 là 2.251.000đ/ngƣời/tháng; năm 2009 là 3.235.000 đ/ngƣời/tháng; và năm 2010 là 4.410.000đ/ngƣời/tháng) góp phần làm ổn định tâm lý ngƣời lao động, giúp họ yên tâm làm việc, và gắn bó lâu dài với công ty.
Tuy nhiên cũng có thể thấy là so với các đối thủ cạnh tranh khác trong ngành thì chỉ tiêu năng suất lao động của công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên chƣa phải là nổi trội, do đó công ty cần có những giải pháp thiết thực hơn nữa để tăng khả năng cạnh tranh của mình.
Bảng 3.9. Bảng điểm theo chỉ tiêu năng suất lao động của TISCO
Mức độ đánh giá Điểm
Năng suất lao động cao, ổn định 4
Năng suất lao động trung bình, không ổn định 2-3
Năng suất lao động thấp 1
Đánh giá thực tế tại TISCO thì năng suất lao động là không ổn định và ở mức bình quân so với các doanh nghiệp khác trong ngành thép nên đạt 2 điểm.
Cùng với cách phân tích đánh giá và cho điểm nhƣ trên thì các đối thủ cạnh tranh của TISCO nhƣ Thép Hòa Phát đạt 3 điểm, Thép Việt Ý đạt 2 điểm và Thép miền Nam đạt 4 điểm.
3.2.2.3. Tỷ suất lợi nhuận
Lợi nhuận là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Sự gia tăng lợi nhuận tạo điều kiện cho các hoạt động đầu tƣ phát triển là cơ sở để tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, lợi nhuận lại chịu nhiều yếu tố tác động do vậy để đánh giá chính xác hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ta sử dụng chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định.
Tổng lợi nhuận thuần sau thuế của TISCO đã có mức tăng trƣởng mạnh mẽ từ 10,06 tỷ đồng vào năm 2007 lên đến 107,86 tỷ đồng vào năm 2008, đạt tỉ lệ tăng trƣởng kép hàng năm là 486%. Mặc dù tình hình ngành thép nói chung trong năm 2010 rất khó khăn nhƣng Công ty cũng đã đạt đƣợc mức lợi nhuận trƣớc thuế là 43,5 tỷ đồng. Đây là một nỗ lực rất đáng ghi nhận của Công ty trong bối cảnh nhiều Công ty cùng ngành bị thua lỗ đáng kể. Số liệu cụ thể về lợi nhuận của TISCO giai đoạn này nhƣ sau:
Bảng 3.10. Lợi nhuận của Công ty cổ phần gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2007 -2010 Đơn vị tính: tỷ đồng STT Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 Tăng (%) Tăng (%) Tăng (%)
1 Doanh thu thuần 3.114,0 - 3.895,7 25,1 5.331,4 36,8 7.086,5 32,9 2 Lợi nhuận gộp 276,2 - 311,9 12,9 450,9 44,6 452,6 0,4 3 Chi phí HĐTC 116,4 - 111,5 -4,2 78,6 -29,5 198,3 152,3 4 Chi phí bán hàng 37,6 - 47,7 26,9 62,6 31,2 64,6 3,2 5 Chi phí QLDN 121,6 - 140,8 15,8 163,8 16,3 180,0 9,9 6 Lợi nhuận khác 10,9 - 8,8 -19,3 -17,0 -293,2 5,3 131,2 7 Lợi nhuận trƣớc thuế 15,1 - 25,0 65,6 139,6 458,4 43,5 -68,9 8 Thuế TNDN 5,0 - 5,5 10,0 31,7 476,4 11,2 -64,7 9 Lợi nhuận sau
thuế 10,1 - 19,5 93,1 107,9 453,3 32,4 -70,0
Nguồn: Công ty cổ phần Gang thép TN
Tốc độ tăng trƣởng của lợi nhuận năm 2008 so với năm 2007 là 93,1%; năm 2009 so với năm 2008 là 453,3%. Đây là mức tăng trƣởng rất cao, tuy vậy sang năm 2010, tốc độ tăng trƣởng là âm vì năm 2009, mức lợi nhuận quá cao, đồng thời năm 2010 chịu ảnh hƣởng của nhiều yếu tố, giá phôi thép tăng cao, ảnh hƣởng của khủng hoảng tài chính nên mức lợi nhuận thu đƣợc là kém hơn so với năm trƣớc nhƣng với mức lợi nhuận 43,5 tỷ đồng cũng là một kết quả đáng ghi nhận trong thời điểm khó khăn đó. Có đƣợc kết quả trên là Công ty đã kiểm soát tốt chi phí đầu vào, đảm bảo duy trì mức lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh trung bình khoảng 7,9%/năm trong giai đoạn 2007-2010; Tình hình thị trƣờng thép thuận lợi cộng với hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty ngày một hiệu quả đã góp phần làm giảm chi phí vay vốn lƣu động để tài trợ hoạt động sản xuất của Công ty, theo đó kéo chi phí tài chính giảm từ 3,7% doanh thu thuần vào năm 2007 xuống chỉ còn 1,5% doanh thu thuần vào năm 2009; Công ty dần
dần nâng cao hiệu quả quản lý doanh nghiệp qua đó giảm chi phí quản lý doanh nghiệp từ 3,9% vào năm 2007 xuống còn 2,5% vào năm 2010.
Bảng 3.11. Bảng tỷ trọng một số loại chi phí so với doanh thu thuần của Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên
Đơn vị tính: tỷ đồng STT Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 Số lƣợng Tỷ lệ % Số lƣợng Tỷ lệ % Số lƣợng Tỷ lệ % Số lƣợng Tỷ lệ %
1 Doanh thu thuần 3.114,0 3.895,7 5.331,4 7.086,5
2 Chi phí HĐTC 116,4 3,7% 111,5 2,9% 78,6 1,5% 198,3 2,8% 3 Chi phí bán hàng 37,6 1,2% 47,7 1,2% 62,6 1,2% 64,6 0,9% 4 Chi phí QLDN 121,6 3,9% 140,8 3,6% 163,8 3,1% 180,0 2,5%
Nguồn: Công ty cổ phần Gang thép TN
Bảng 3.12. Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh của Công ty Cổ phần gang thép Thái Nguyên
Đơn vị tính: triệu đồng Tăng (%) Tăng (%) Tăng (%) 1 Tổng chi phí 2837780 3583809 26.29 4880504 36.18 6633927 35.93 2 Tổng vốn 2443216 2160289 -11.58 2342988 8.46 4820054 105.72 3 Tổng doanh thu 3114065 3896019