5. Kết cấu của đề tài
3.2.3.3. Năng lực công nghệ
Công nghệ là yếu tố quan trọng để đánh giá năng lực sản xuất kinh doanh, là nhân tố ảnh hƣởng trực tiếp đến việc đảm bảo và nâng cao chất lƣợng sản phẩm. Công nghệ làm giảm mức tiêu hao lao động sống, do đó giảm chi phí về lao động, giảm mức chi phí về nguyên vật liệu dẫn đến giảm chi phí sử dụng nguyên vật liệu góp phần đáng kể giảm giá thành sản phẩm, tăng năng suất hiệu quả kinh doanh.
Công ty Gang thép Thái Nguyên là công ty duy nhất ở Việt Nam có công nghệ khai thác, chế biến nguyên liệu mỏ đến luyện gang, luyện thép và cán thép.
Trình độ công nghệ tiên tiến, trung bình hay lạc hậu phụ thuộc rất nhiều yếu tố và nội dung đánh giá trình độ công nghệ. Qua nghiên cứu thực trạng về công nghệ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên của Sở Khoa học công nghệ Thái Nguyên nhận định TISCO có ƣu thế về dây chuyền khép kín nhƣng thực tế trình độ công nghệ sản xuất không cao, chƣa tự sản xuất đƣợc các sản phẩm có chất lƣợng cao. Dây chuyền lò Mixer lò điện SCCS, lò LF máy đúc CCM và việc đƣa công nghệ lò thổi LD vào sản xuất thép đã góp phần tạo ra sản lƣợng và chất lƣợng phôi thép, tăng khả năng cạnh tranh về giá trong thị trƣờng nội địa và khu vực. Tuy nhiên, năng lực sản xuất phôi còn ở mức thấp, đạt 240.000 tấn phôi thép/năm. Phối liệu của lò điện SCCS sử dụng đến 60% gang lỏng, còn lại là thép phế thu mua trong nƣớc và nhập khẩu. Các loại thép phế tự có và nhập về, đại bộ phân chƣa đƣợc phân loại, thuộc loại hỗn hợp, có hàm lƣợng tạp chất rất cao. Loại tạp chất gì, số lƣợng bao nhiêu cũng không rõ. Do đó ảnh hƣởng đến chất lƣợng sản phẩm thép.
Quy trình sản xuất còn sử dụng nhiều phƣơng pháp thủ công dẫn đến hao phí về lao động trực tiếp lớn và tồn tại nhiều lãng phí trong quá trình sản xuất. Một số công nghệ đƣợc sử dụng trong dây chuyền sản xuất khép kín nhƣ: lò cốc 45 buồng; 2 lò cao sản xuất gang (100 m3
và 120 m3) khá lạc hậu. Tuy đã đƣợc đại tu nhiều lần nhƣng công nghệ đã xuống cấp, làm giảm tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trƣờng trong nƣớc và khu vực.
Về tốc độ dây chuyền cán, kích thƣớc lò nung đều ở mức trung bình thấp; các chỉ tiêu tiêu hao nguyên, nhiên vật liệu, năng lƣợng gần tƣơng tự, chi phí gia công cán chênh lệch không nhiều giữa các đơn vị sản xuất. Do đó, sản phẩm làm ra có chất lƣợng không cao, không ổn định, năng suất thấp làm cho giá thành cao, khả năng cạnh tranh với các mặt hàng nhập khẩu kém. Vì vậy xét về góc độ cạnh tranh công nghệ không đáng kể.
Đối với các doanh nghiệp trong ngành thép thì cách thức cho điểm để đánh giá khả năng cạnh tranh của năng lực quản lý nhƣ sau:
Bảng 3.17. Bảng điểm theo chỉ tiêu năng lực công nghệ của TISCO và một số đối thủ cạnh tranh trong ngành thép
Mức độ đánh giá Điểm
Trình độ công nghệ tiên tiến, khả năng nghiên cứu cơ bản tốt, khả năng tiếp nhận và thích nghi công nghệ mới nhanh, năng lực tài chính phát triển công nghệ mạnh.
4 Trình độ công nghệ trung bình, khả năng nghiên cứu cơ
bản bình thƣờng, khả năng tiếp nhận và thích nghi công nghệ mới trung bình, năng lực tài chính phát triển công nghệ trung bình.
2-3
Trình độ công nghệ yếu, khả năng nghiên cứu cơ bản kém, khả năng tiếp nhận và thích nghi công nghệ mới chậm, năng lực tài chính phát triển công nghệ yếu.
1
So với các công ty trong ngành, về năng lực TISCO có lợi thế hơn các công ty khác trong ngành về quy trình sản xuất khép kín, nhƣng lại hạn chế về các dây chuyền sản xuất còn đang trong giai đoạn đƣợc đầu tƣ đổi mới, năng lực sản xuất còn hạn chế. Qua những đánh giá và so sánh, điểm lần lƣợt cho các doanh nghiệp nhƣ sau: TISCO 3 điểm, Thép Hòa Phát đạt 3 điểm, Thép Việt Ý đạt 2 điểm. Đối với Thép miền Nam thì năng lực cạnh tranh về năng lực công nghệ ở mức thấp hơn của TISCO, đạt 2 điểm.