5. Kết cấu của đề tài
3.2.2.3. Tỷ suất lợi nhuận
Lợi nhuận là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Sự gia tăng lợi nhuận tạo điều kiện cho các hoạt động đầu tƣ phát triển là cơ sở để tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, lợi nhuận lại chịu nhiều yếu tố tác động do vậy để đánh giá chính xác hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ta sử dụng chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định.
Tổng lợi nhuận thuần sau thuế của TISCO đã có mức tăng trƣởng mạnh mẽ từ 10,06 tỷ đồng vào năm 2007 lên đến 107,86 tỷ đồng vào năm 2008, đạt tỉ lệ tăng trƣởng kép hàng năm là 486%. Mặc dù tình hình ngành thép nói chung trong năm 2010 rất khó khăn nhƣng Công ty cũng đã đạt đƣợc mức lợi nhuận trƣớc thuế là 43,5 tỷ đồng. Đây là một nỗ lực rất đáng ghi nhận của Công ty trong bối cảnh nhiều Công ty cùng ngành bị thua lỗ đáng kể. Số liệu cụ thể về lợi nhuận của TISCO giai đoạn này nhƣ sau:
Bảng 3.10. Lợi nhuận của Công ty cổ phần gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2007 -2010 Đơn vị tính: tỷ đồng STT Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 Tăng (%) Tăng (%) Tăng (%)
1 Doanh thu thuần 3.114,0 - 3.895,7 25,1 5.331,4 36,8 7.086,5 32,9 2 Lợi nhuận gộp 276,2 - 311,9 12,9 450,9 44,6 452,6 0,4 3 Chi phí HĐTC 116,4 - 111,5 -4,2 78,6 -29,5 198,3 152,3 4 Chi phí bán hàng 37,6 - 47,7 26,9 62,6 31,2 64,6 3,2 5 Chi phí QLDN 121,6 - 140,8 15,8 163,8 16,3 180,0 9,9 6 Lợi nhuận khác 10,9 - 8,8 -19,3 -17,0 -293,2 5,3 131,2 7 Lợi nhuận trƣớc thuế 15,1 - 25,0 65,6 139,6 458,4 43,5 -68,9 8 Thuế TNDN 5,0 - 5,5 10,0 31,7 476,4 11,2 -64,7 9 Lợi nhuận sau
thuế 10,1 - 19,5 93,1 107,9 453,3 32,4 -70,0
Nguồn: Công ty cổ phần Gang thép TN
Tốc độ tăng trƣởng của lợi nhuận năm 2008 so với năm 2007 là 93,1%; năm 2009 so với năm 2008 là 453,3%. Đây là mức tăng trƣởng rất cao, tuy vậy sang năm 2010, tốc độ tăng trƣởng là âm vì năm 2009, mức lợi nhuận quá cao, đồng thời năm 2010 chịu ảnh hƣởng của nhiều yếu tố, giá phôi thép tăng cao, ảnh hƣởng của khủng hoảng tài chính nên mức lợi nhuận thu đƣợc là kém hơn so với năm trƣớc nhƣng với mức lợi nhuận 43,5 tỷ đồng cũng là một kết quả đáng ghi nhận trong thời điểm khó khăn đó. Có đƣợc kết quả trên là Công ty đã kiểm soát tốt chi phí đầu vào, đảm bảo duy trì mức lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh trung bình khoảng 7,9%/năm trong giai đoạn 2007-2010; Tình hình thị trƣờng thép thuận lợi cộng với hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty ngày một hiệu quả đã góp phần làm giảm chi phí vay vốn lƣu động để tài trợ hoạt động sản xuất của Công ty, theo đó kéo chi phí tài chính giảm từ 3,7% doanh thu thuần vào năm 2007 xuống chỉ còn 1,5% doanh thu thuần vào năm 2009; Công ty dần
dần nâng cao hiệu quả quản lý doanh nghiệp qua đó giảm chi phí quản lý doanh nghiệp từ 3,9% vào năm 2007 xuống còn 2,5% vào năm 2010.
Bảng 3.11. Bảng tỷ trọng một số loại chi phí so với doanh thu thuần của Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên
Đơn vị tính: tỷ đồng STT Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 Số lƣợng Tỷ lệ % Số lƣợng Tỷ lệ % Số lƣợng Tỷ lệ % Số lƣợng Tỷ lệ %
1 Doanh thu thuần 3.114,0 3.895,7 5.331,4 7.086,5
2 Chi phí HĐTC 116,4 3,7% 111,5 2,9% 78,6 1,5% 198,3 2,8% 3 Chi phí bán hàng 37,6 1,2% 47,7 1,2% 62,6 1,2% 64,6 0,9% 4 Chi phí QLDN 121,6 3,9% 140,8 3,6% 163,8 3,1% 180,0 2,5%
Nguồn: Công ty cổ phần Gang thép TN
Bảng 3.12. Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh của Công ty Cổ phần gang thép Thái Nguyên
Đơn vị tính: triệu đồng Tăng (%) Tăng (%) Tăng (%) 1 Tổng chi phí 2837780 3583809 26.29 4880504 36.18 6633927 35.93 2 Tổng vốn 2443216 2160289 -11.58 2342988 8.46 4820054 105.72 3 Tổng doanh thu 3114065 3896019 25.11 5331402 36.84 7086540 32.92 4 Lợi nhuận ròng 15105 25036 65.75 139582 457.53 43527 -68.82 5 Tỷ số doanh thu/chi phí 1.097 1.087 -0.93 1.092 0.48 1.068 -2.21 6 Tỷ số doanh thu/tổng vốn 1.275 1.803 41.50 2.275 26.17 1.470 -35.39 7 Mức doanh lợi chi phí
0.005 0.007 31.24 0.029 309.40 0.007 -77.06 8 Mức doanh lợi vốn 0.006 0.012 87.45 0.060 414.05 0.009 -84.84 Năm 2010 Năm 2007 STT Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009
Nguồn: Công ty cổ phần Gang thép TN
Qua bảng số liệu trên ta thấy tỷ lệ bình quân của tỷ số doanh thu/chi phí là 1,086 có nghĩa là cứ một đồng chi phí bỏ ra, công ty thu đƣợc 1,086 đồng doanh
thu. Tỷ lệ bình quân của tỷ số doanh thu/tổng vốn là 1,706 có nghĩa là cứ một đồng vốn bỏ ra, công ty thu đƣợc 1,706 đồng doanh thu. Tỷ lệ bình quân mức doanh lợi chi phí là 0,012 có nghĩa là cứ một đồng chi phí bỏ ra, công ty thu đƣợc 0,012 đồng lợi nhuận. Tỷ lệ bình quân mức doanh lợi vốn kinh doanh là 0,022 có nghĩa là cứ một đồng tiền vốn bỏ ra, công ty thu đƣợc lợi nhuận là 0,022 đồng. Tuy nhiên, các tỷ suất lợi nhuận của công ty không đều và ổn định qua các năm và giảm mạnh vào năm 2010.
Ngoài ra ta còn đánh giá tình hình cạnh tranh của công ty qua các tỷ suất sinh lời (ROA - tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản, ROE - tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu). Tỷ suất ROA qua các năm từ 2007 đến 2010 lần lƣợt là 0,4%; 0,9%; 4,6%; 0,7% mức bình quân là 1,65% tức là với 1 đồng tài sản thì công ty đạt đƣợc mức lợi nhuận là 0,0165 đồng, và tỷ suất ROE trong giai đoạn 2007 - 2011 lần lƣợt là 2,7% 4,3% 20,3% 1,7%; mức bình quân là 7,25%, tức là với một đồng vốn chủ sở hữu, công ty sẽ có mức lợi nhuận là 0,0725 đồng.
Bảng 3.13. Bảng so sánh tỷ suất lợi nhuậncủa một số đối thủ cạnh tranh khác trong ngành
Công ty
Chỉ tiêu TISCO VIS SSC DANI
Mức doanh lợi chi phí Năm 2007 0,029 0,032 0,023 0,037 Năm 2008 0,007 0,015 0,0087 0,017 Mức doanh lợi vốn Năm 2007 0,06 0,078 0,053 0,082 Năm 2008 0,009 0,021 0,008 0,031
Nhƣ vậy qua bảng so sánh ta thấy, tỷ suất lợi nhuận của TISCO là thấp và không ổn định so với các công ty khác, nguyên nhân là do các tác động từ sự khủng hoảng của nền kinh tế thế giới nói chung và khó khăn của Việt Nam nói riêng, gây ảnh hƣởng không nhỏ đến tình hình phát triển của ngành thép và công ty. Bên cạnh đó, cơ cấu tổ chức cồng kềnh, lực lƣợng lao động đông, tỷ lệ lao động gián tiếp chiếm đến 29%, chất lƣợng nguồn nhân lực còn hạn chế, công
nghệ luyện cán thép vẫn còn khá lạc hậu và cũ. Đồng thời về vị trí địa lý còn xa thị trƣờng chính, xa cảng biển, cửa khẩu...dẫn đến tăng chi phí vận chuyển. Tất cả các yếu tố trên đã ảnh hƣởng rất lớn đến mức lợi nhuận của công ty.
Trong thời gian tới công ty phải có những giải pháp phù hợp để có thể có đƣợc mực lợi nhuận cao hơn để tăng sức cạnh tranh với các doanh nghiệp trong ngành.
Đối với các doanh nghiệp trong ngành thép thì cách thức cho điểm để đánh giá khả năng cạnh tranh theo chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận nhƣ sau:
Bảng 3.14. Bảng điểm theo chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận của TISCO
Mức độ đánh giá Điểm
Tỷ suất lợi nhuận cao, ổn định 4
Tỷ suất lợi nhuận trung bình, không ổn định 2-3
Tỷ suất lợi nhuận thấp 1
Đánh giá thực tế tại TISCO thì tỷ suất lợi nhuận còn ở mức trung bình nên đạt 2 điểm.
Cùng với cách phân tích đánh giá và cho điểm nhƣ trên thì các đối thủ cạnh tranh của TISCO nhƣ Thép Hòa Phát đạt 4 điểm, Thép Việt Ý đạt 3 điểm và Thép miền Nam đạt 2 điểm.