Chính sách đất đai

Một phần của tài liệu Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phẩn gang thép thái nguyên (Trang 109 - 110)

5. Kết cấu của đề tài

4.3.9.2. Chính sách đất đai

Cấp tỉnh và ngành phải quy hoạch đất đai, quy hoạch giao thông, thủy lợi, quy hoạch bố trí dân cƣ và hệ thống bảo đảm dân sinh.

Tiếp tục thực hiện triệt để việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khu vực khai thác nguyên liệu để Công ty yên tâm sản xuất.

4.3.9.3. Chính sách phát triển kết cấu hạ tầng

Tỉnh Thái Nguyên cần đầu tƣ để cải tạo cơ sở hạ tầng. Thực hiện quy hoạch của tỉnh, gắn quy hoạch của tỉnh và ngành với các dự án đầu tƣ, lồng ghép, phối hợp giữa các dự án phát triển: Hỗ trợ và đầu tƣ phát triển vùng nguyên liệu thông qua việc cải tạo, nâng cấp hệ thống giao thông, xây dựng chợ... tạo điều kiện cho việc giao lƣu, trao đổi hàng hóa, giảm chi phí sản xuất, góp phần nâng cao chất lƣợng cuộc sống của lao động.

4.3.9.4. Chính sách về vốn

Ngành thép cần xây dựng kế hoạch sử dụng về cả vốn ngắn hạn và dài hạn để đầu tƣ phát triển công nghệ, mở rộng vùng nguyên liệu, xúc tiến thƣơng mại, quảng bá sản phẩm, thƣơng hiệu... Nguồn vốn này không chỉ phụ thuộc vào Ngân sách Nhà nƣớc mà cần tổ chức tín dụng khác, nhƣ quỹ tín dụng phát triển và các ngân hàng. Do đó, các chính sách cho vay tín dụng của nhà nƣớc cần phải đa dạng và linh hoạt hơn. Hỗ trợ vốn với lãi suất ƣu đãi cho những mặt hàng, công nghệ, quy trình sản xuất mới, phần thiệt hại của ngân hàng đƣợc bù đắp bàng quỹ hỗ trợ của nhà nƣớc.

Tăng cƣờng mức ƣu đãi cho các DN, miễn giảm thuế cho DN đầu tƣ vào công nghệ hiện đại, công nghệ sạch, miễn thuế cho các khâu nhƣ: chi phí đào tạo ngƣời lao động, sản xuất sản phẩm mới.

4.4. Một số kiến nghị

4.4.1. Đối với Nhà nước và Ngành

4.4.1.1. Đối với Nhà nước

chỉnh, bổ sung và từng bƣớc hoàn thiện. Tuy nhiên, do thƣờng xuyên phải thay đổi hoặc điểu chỉnh, bổ sung nên tính ổn định của hệ thống pháp luật của nƣớc ta còn thấp nên chƣa khuyến khích các nhà doanh nghiệp trong đầu tƣ phát triển sản xuất nói chung và sản xuất mặt hàng thép xây dựng nói riêng. Vì vậy, hoàn thiện hệ thống pháp luật sao cho đảm bảo đƣợc tính đồng bộ, ổn định nhằm góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành thép Việt Nam nói chung và của Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên nói riêng.

Bên cạnh việc hoàn thiện hệ thống thể chế pháp lý, chúng ta cần phải thƣờng xuyên rà soát và hoàn thiện hệ thống các chính sách về đầu tƣ sản xuất thép, chính sách về xuất nhập khẩu, thị trƣờng, các chính sách khác có liên quan theo hƣớng minh bạch, rõ ràng với các quy định cụ thể để doanh nghiệp dễ thực hiện, không bị hiểu sai.

Nhà nƣớc cần đầu tƣ cho đào tạo đội ngũ chuyên gia kể cả cho đào tạo nƣớc ngoài, tăng cƣờng năng lực nghiên cứu khoa học và công nghệ phát triển ngành Thép và xúc tiến vĩ mô hỗ trợ ngành thép nhƣ: tăng cƣờng cơ sở vật chất kỹ thuật và chất lƣợng đội ngũ giáo viên cho các trƣờng đào tạo công nhân kỹ thuật để có đủ năng lực đào tạo đáp ứng nhu cầu lao động cho ngành luyện kim. Nhà nƣớc đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng về giao thông vận tải, thông tin liên lạc, cảng biển,… cho các khu khai thác nguyên liệu, khu công nghiệp luyện kim lớn. Đầu tƣ cho các dự án trọng điểm điều tra tiềm năng khoáng sản cho ngành thép, phát triển vùng nguyên liệu lớn của ngành.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phẩn gang thép thái nguyên (Trang 109 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)