- Trên địa bàn tỉnh không có điểm nóng về ô nhiễm môi trường Các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học, các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể được bảo tồn
3. Phương án III: Tổng sản phẩm nội tỉnh (GDP) thời kỳ 2011-2020 bình quân hằng năm tăng 10 11% Tổng vốn đầu tư toàn xã hội thời kỳ 2011 2020 là
quân hằng năm tăng 10 - 11%. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội thời kỳ 2011 - 2020 là 115.000 - 120.000 tỷ đồng. Đây là phương án rất tích cực, tuy nhiên nguồn lực cần tập trung khá lớn, với nhiều yếu tố thuận lợi, ít biến động. Cụ thể: có thêm năng lực
Qui trình này sử dụng một số mô hình dự báo (phương pháp ngoại suy, hồi qui bội, hồi qui tuyến tính, các chương trình phần mềm) kết hợp với phương pháp chuyên gia và được lặp lại một số lần để so sánh, lựa chọn được các phương án phù hợp nhất, có tính khả thi cao nhất.
4.1.2.5. Xây dựng luận chứng xác lập phương hướng qui hoạch phát triển tổng thể các ngành, các lĩnh vực
* Phát triển ngành công nghiệp
- Đánh giá thực trạng công nghiệp, dự báo thị trường tiêu thụ sản phẩm công nghiệp, trong đó chú trọng đánh giá các yếu tố thúc đẩy phát triển công nghiệp như nguyên liệu, vốn công nghệ, lao động, hạ tầng cơ sở…
- Xác lập luận chứng hình thành cơ cấu ngành công nghiệp và các sản phẩm mũi nhọn, sản phẩm hàng hóa.
- Xây dựng luận chứng phân bố không gian sản xuất công nghiệp (các khu, cụm công nghiệp…)
- Lập luận chứng phát triển công nghiệp nông thôn, các chương trình, các dự án phát triển công nghiệp sau mỗi năm năm.
Khung 4.5. Định hướng phát triển công nghiệp tỉnh Lạng Sơn đến năm 2020
* Phát triển nông, lâm, ngư nghiệp và kinh tế nông thôn
Cần đánh giá thực trạng các ngành và dự báo thị trường tiêu thụ các sản
Đẩy mạnh phát triển công nghiệp - TTCN với nhịp độ cao, hiệu quả, coi trọng đầu tư, đổi mới thiết bị công nghệ, nâng cao tay nghề, trình độ tổ chức quản lý sản xuất để nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm.
Ưu tiên đầu tư phát triển các sản phẩm công nghiệp có thế mạnh như: sản xuất vật liệu xây dựng (xi măng, đá xây dựng...); chế biến nông lâm sản; khai thác, chế biến khoáng sản, năng lượng (nhiệt điện Na Dương). Phát triển công nghiệp chế biến hàng hóa xuất nhập khẩu, công nghiệp phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn...
Khuyến khích phát triển các cơ sở tiểu thủ công nghiệp. Đổi mới, chuyển giao công nghệ sản xuất đối với các dự án công nghiệp nhằm nâng cao năng suất, hiệu quả và bảo vệ môi trường...
Từ nay đến năm 2020 xây dựng và đưa vào khai thác Khu công nghiệp Đồng Bành, Khu công nghiệp Hồng Phong; các cụm công nghiệp Hữu Lũng, Na Dương, Hợp Thành. Ngoài ra tại những nơi có đủ điều kiện có thể hình thành các cụm công nghiệp phục vụ cho phát triển các loại sản phẩm chuyên ngành...
giống, trình độ thâm canh, CSHT phục vụ nông nghiệp… Sau đó xây dựng luận chứng chuyển đổi cơ cấu kinh tế, hướng phát triển, các sản phẩm mũi nhọn. Cuối cùng là tập hợp luận chứng phân bố không gian sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp theo nguyên tắc tập trung thành các vùng chuyên canh qui mô lớn, năng suất cao, có điều kiện thâm canh cao, sản xuất hàng hóa lớn và gắn với côngnghiệp chế biến.
Khung 4.6. Định hướng phát triển nông nghiệp tỉnh Lạng Sơn đến năm 2020
* Phát triển kinh tế dịch vụ
Chú ý tập trung các khu thương mại, tận dụng tối đa việc sử dụng loại hình vận tải và luận chứng các khu, điểm du lịch.
Ví dụ ngành dịch vụ, du lịch Lạng Sơn: Tập trung cải cách hành chính phục vụ tốt cho khâu lưu thông hàng hoá, thu hút mạnh mẽ các hoạt động xuất nhập khẩu qua địa bàn. Tổ chức tốt để phát triển các loại hình dịch vụ phụ trợ xuất nhập khẩu.
Phát triển thị trường nội địa, đảm bảo các hoạt động thương mại, trao đổi hàng hoá thông suốt. Xây dựng hoàn thiện hệ thống chợ nội địa, chợ khu vực cửa khẩu.
Tăng nhanh lượng khách du lịch, chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch. Khuyến khích đầu tư phát triển hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch gồm: hệ thống khách sạn, nhà hàng; các khu vui chơi, giải trí, trung tâm thương mại, triển lãm, hội chợ quốc tế... Xây dựng các điểm du lịch có đủ
Tiếp tục giữ vững an ninh lương thực trên địa bàn toàn tỉnh; đẩy mạnh thâm canh tăng vụ gắn với phát triển thị trường các loại cây trồng có thế mạnh như: Thuốc lá, thạch đen, dưa hấu, rau màu, khoai tây... Tiếp tục phục tráng, phát triển các loại cây đặc sản địa phương.
Phát triển chăn nuôi toàn diện, trong đó chăn nuôi trâu, bò, lợn, gia cầm là sản phẩm hàng hoá chủ yếu; khuyến khích phát triển các trang trại tập trung, chăn nuôi theo hướng công nghiệp, bán công nghiệp.
Tiếp tục nâng cao chất lượng hiệu quả công tác trồng rừng, phát triển rừng sản xuất, chú trọng khoanh nuôi bảo vệ rừng đặc dụng, rừng đầu nguồn; khôi phục các nguồn sinh thuỷ tự nhiên. Tập trung cải tạo rừng tạp, trồng các cây trồng có giá trị kinh tế và kết hợp trồng xen canh các loại cây lấy gỗ có thế mạnh của địa phương.
Chú trọng thực hiện chuyển dịch cơ cấu trong nông nghiệp, nông thôn; tăng tỷ trọng dịch vụ, thủ công nghiệp, tạo sự chuyển dịch cơ cấu lao động trong khu vực nông nghiệp và chuyển mạnh một bộ phận lao động sang khu vực công nghiệp và dịch vụ. Phấn đấu từng bước để thực hiện được các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới.
sức hút và giữ chân du khách. Hướng mạnh đầu tư phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, du lịch mua sắm, du lịch văn hoá-lịch sử...
* Phát triển các lĩnh vực xã hội
Cần xây dựng luận chứng qui hoạch dân số, nguồn nhân lực, trong đó dự báo dân số, phân tích thực trạng lao động việc làm ở thành thị và nông thôn, dự báo phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt chú ý đến chất lượng lao động. Đồng thời lập luận chứng qui hoạch phát triển y tế, chăm sóc sức khỏe và thông tin liên lạc, thể dục thể thao, xóa đói giảm nghèo…
4.1.2.6. Lập luận chứng qui hoạch phát triển không gian
Tổ chức lãnh thổ hệ thống đô thị và khu công nghiệp; phát triển hệ thống khu, cụm công nghiệp; khu kinh tế thương mại, các khu kinh tế đặc thù khác.
Tổ chức lãnh thổ khu vực nông thôn; phát triển các vùng cây trồng, vật nuôi hàng hoá; phát triển làng nghề.
Xác định phương hướng phát triển cho những lãnh thổ đang kém phát triển và những lãnh thổ có vai trò động lực; phát triển các vùng khó khăn gắn với ổn định dân cư, xoá đói, giảm nghèo.
Xác định biện pháp giải quyết chênh lệch về trình độ phát triển và mức sống dân cư giữa các khu vực, giữa thành thị và nông thôn và giữa các tầng lớp dân cư.
Lập luận chứng qui hoạch phát triển cơ cấu hạ tầng, đó là mạng lưới giao thông, thông tin liên lạc, mạng lưới cấp điện, cấp và thoát nước, CSHT, y tế, văn hóa, giáo ducj.
Lập luận chứng qui hoạch sử dụng đất dài hạn sau 10- 20 năm trên dự báo sử dụng đất trong tương lai về đất đô thị, đất nông thôn, đất cho các ngành công nghiệp, du lịch, các khu chế xuất, các công trình thủy lợi, thủy điện, đất phát triển nông, lâm nghiệp và đất dự trữ, chưa sử dụng…
Qui hoạch bảo vệ môi trường cần thiết phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng môi trường, phân tích các nhân tố gây ô nhiễm môi trường và nêu biện pháp bảo vệ môi trường.
4.1.2.7. Lập luận chứng các chương trình phát triển, các dự án đầu tư và xác lập bước đi cho từng thời kỳ
Xác định bước đi cho từng thời kỳ 5 năm, 10, 20 năm trên cơ sở tính toán cân đối các nguồn vốn đầu tư, hiệu quả toàn diện của phương án qui hoạch.
Xây dựng danh mục chương trình và dự án đầu tư sau 10, hoặc 20 năm, trong đó xác định các công trình, dự án nào, các vùng lãnh thổ nào được ưu tiên đầu tư (mỗi dự án ưu tiên đầu tư gắn với nguồn vốn Nhà nước).
Bảng 4.1. Danh mục các dự án đầu tư của tỉnh Lạng Sơn từ 2011- 2020
STT Tên chương trình/dự án Phân kỳ đầu tư
I Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng
A Giao thông vận tải
1 Dự án đường cao tốc Hà Nội- Lạng Sơn 2010 – 2015
2 Dự án Quốc lộ 31, 3B, 279 2010-2015
3 Dự án Hạ tầng khu vực cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị: 2011 - 20154 Đầu tư xây dựng 13 tuyến đường giao thông đến trung