Qui hoạch phát triển sản xuất

Một phần của tài liệu Đề cương bài giảng học phần: Qui hoạch lãnh thổ và phát triển bền vững (Trang 65 - 67)

- Về cơ cấu ngành:

3.4.1. Qui hoạch phát triển sản xuất

a, Sản xuất trong phát triển KT-XH

*

Khái niệm:

Qui hoạch phát triển sản xuất là tổ chức trong không gian vùng các hệ thống sản xuất của nền kinh tế quốc dân và kinh tế vùng. Các thành phố là các địa điểm của cơ sở sản xuất, có sự khác nhau về chuyên môn hóa, về qui mô và chức năng, trong mối quan hệ đan xen của chúng và trong mối quan hệ với các thành phần khác của vùng (cơ cấu cư dân, cơ cấu hạ tầng…). Nó được thể hiện trong các hình thức tổ chức lãnh thổ vùng và theo ngành trên cơ sở phân công lao động của toàn xã hội (chuyên môn hóa, tập trung hóa, liên kết hóa, hợp tác hóa) theo nguyên tắc bố trí đồng đều về chất và hài hòa tỷ lệ về lượng, phân bố có kế hoạch các cơ sở và động lực quan trọng để phát triển sản xuất, cơ cấu của vùng.

Phân bố các cơ sở sản xuất có ảnh hưởng quan trọng quyết định phân bố dân cư và lao động, qui hoạch xây dựng CSHT và cơ cấu cư dân của vùng.

* Các hình thức tổ chức không gian sản xuất của vùng

- Các tổ hợp địa điểm sản xuất của vùng: Đó là sự tập trung các cơ sở sản xuất của một ngành hay nhiều ngành trong những địa khu cụ thể của vùng. Các địa điểm sản xuất này hình thành nên cơ cấu sản xuất của vùng.

- Các hệ thống địa điểm sản xuất lãnh thổ: Các tổ hợp địa điểm sản xuất khác nhau trong vùng của một ngành sản xuất đồng thời cũng là một bộ phận của tổ chức sản xuất lãnh thổ và tạo thành hệ thống địa điểm phân bố trên toàn quốc. Đó là không gian của sản xuất theo ngành và theo nhóm ngành.

* Yêu cầu:

Trong qui hoạch và phát triển cơ cấu sản xuất vùng cần phải:

- Kết hợp hài hòa và hợp lý giữa phân bố địa điểm sản xuất theo các tổ hợp sản xuất của vùng với các hệ thống sản xuất của ngành trong phạm vi toàn quốc.

- Tạo sự thống nhất năng động và mềm dẻo, thường xuyên liên tục giữa bộ khung cứng của các địa điểm sản xuất đã hình thành và sự phát triển động của sản xuất để nâng cao tính ổn định và hiệu quả kinh tế của cơ cấu sản xuất vùng.

- Xử lý hài hòa các yếu tố bên trong và bên ngoài tác động ảnh hưởng đến sản xuất. Các yếu tố bên trong xuất phát từ cơ cấu sản xuất và các đòi hỏi của nền

cơ cấu thành phần khác, từ mối quan hệ giữa cơ cấu sản xuất và các thành phần đó trong vùng (cơ cấu dân cư, lao động, cơ cấu tài nguyên và CSHT…). Các yếu tố bên ngoài này tạo điều kiện cho phát triển các địa điểm sản xuất.

Nhìn chung, cơ cấu sản xuất của mỗi vùng cần phải được xác định và phát triển tổng hợp, hài hòa, cân đối và hợp lý nhất, phù hợp với điều kiện cụ thể của vùng.

b, Các mục tiêu và xu hướng phát triển cơ cấu sản xuất * Mục tiêu

Mục tiêu phát triển cơ cấu sản xuất của vùng là tổng hợp đa ngành nhưng có trọng tâm, trọng điểm (chuyên môn hóa ngành mũi nhọn) trên cơ sở:

- Sử dụng tối đa hiện trạng phân bố địa điểm sản xuất (cấu trúc địa điểm) của vùng và có kế hoạch cải tạo phát triển, xây dựng bổ sung và hoàn thiện cơ cấu sản xuất theo định hướng của qui hoạch lãnh thổ và định hướng phát triển kinh tế vùng.

Khung 3.1. Qui hoạch khu kinh tế Nam Thanh- Bắc Nghệ

* Phạm vi nghiên cứu

Vùng Nam Thanh Bắc Nghệ bao gồm toàn bộ ranh giới hành chính các huyện: Tĩnh Gia, Nông Cống, Như Thanh, Như Xuân của tỉnh Thanh Hóa; các huyện: Quỳnh Lưu, Nghĩa Đàn và thị xã Thái Hòa của tỉnh Nghệ An. Diện tích tự nhiên của cả vùng là 3.413,4 km².

* Tính chất

- Là vùng kinh tế tổng hợp đóng vai trò động lực của khu vực Bắc Trung Bộ với các ngành kinh tế chủ đạo gắn liền với kinh tế biển như: công nghiệp lọc hóa dầu, vật liệu xây dựng, cảng nước sâu, dịch vụ du lịch, phát triển liền với kinh tế biển như: công nghiệp lọc hóa dầu, vật liệu xây dựng, cảng nước sâu, dịch vụ du lịch, phát triển nông lâm ngư nghiệp, có vai trò quan trọng về an ninh, quốc phòng;

Một phần của tài liệu Đề cương bài giảng học phần: Qui hoạch lãnh thổ và phát triển bền vững (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(145 trang)
w