- Đất nông nghiệp Đất đồ
4.2.4. Qui hoạch phát triển thương mạ
Là xác lập luận chứng khoa học về sự phát triển và phân bố mạng lưới thương nghiệp hợp lý trên các vùng lãnh thổ của cả nước, hoặc trong một tỉnh, một huyện hiệu quả cao và bền vững.
Qui hoạch phát triển thương mại có vai trò quan trọng trong việc nâng cao nhịp điệu các mối quan hệ buôn bán và hiệu quả sản xuất xã hội. Vì thế, qui hoạch luôn gắn liền với các ngành sản xuất khác như công nghiệp, nông nghiệp…
* Nội dung
- Đánh giá thực trạng:
+ Đánh giá tổng quát sự phát triển thương mại theo từng giai đoạn về cơ cấu ngành, tổng giá trị hàng hóa, tổng giá trị xuất nhập khẩu chung và từng mặt hàng, lao động trong ngành…
+ Đánh giá vai trò của ngành thương mại trong việc thực hiện cầu nối giữa các ngành, các lĩnh vực…
+ Đánh giá hoạt động của các tổ chức thương mại trong hoạt động xuất nhập khẩu, cung cấp hàng hóa, khả năng dự trữ, điều tiết.
+ Nêu những nhận định tổng quát: những mặt đã đạt được, mặt hạn chế… - Các hệ thống chính sách thương mại: cần nêu rõ những chính sách thương mại đang được áp dụng như chính sách bảo hộ, trợ giá, chính sách thị trường, chính sách kích cầu… Sau đó, rút ra ưu nhược điểm, mâu thuẫn giữa các chính sách…để rút ra bài học kinh nghiệm.
+ Xây dựng luận chứng các chỉ tiêu tổng hợp gồm giá trị gia tăng, tỷ trọng trong GDP, nhịp độ tăng trưởng, giá trị xuất khẩu…
+ Lập luận chứng phát triển các tiểu vùng thương mại, các trung tâm thương mại gồm các điều kiện hình thành, phân bố các xí nghiệp thương mại, các cảng biển…
+ Xây dựng luận chứng phát triển các doanh nghiệp thương mại, các dạng liên kết thương mại và hệ thống chính sách.