Qui hoạch dân cư và nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Đề cương bài giảng học phần: Qui hoạch lãnh thổ và phát triển bền vững (Trang 74 - 85)

- Chuyển một bộ phận lao động nông nghiệp sang các ngành nghề khác, từng bước tăng quỹ đất canh tác cho mỗi lao động nông nghiệp, mở rộng quy mô sản xuất, tăng việc làm và thu nhập cho dân cư.

3.4.2. Qui hoạch dân cư và nguồn nhân lực

Con người tạo nên mọi giá trị sản phẩm và cũng là người sử dụng, tiêu dùng các giá trị đó. Vì thế mục tiêu của xã hội và đặc biệt của xã hội chủ nghĩa là đấu tranh để nâng cao liên tục hiệu quả sản xuất và năng suất lao động, tạo tiền đề hình thành và phát triển khả năng sáng tạo của con người. Điều đó phụ thuộc vào qui mô và chất lượng nguồn lao động.

Qui mô và chất lượng nguồn lao động xã hội lại phụ thuộc vào số lượng dân, cơ cấu dân và phân bố của dân cư lãnh thổ. Cơ cấu dân số theo lãnh thổ phụ thuộc vào các yếu tố tự nhiên, xã hội, kinh tế, chính trị và nó cũng bị biến đổi do tác động của các yếu tố lịch sử, xã hội, kinh tế và khoa học kỹ thuật. Vì thế, tạo lập các tiền đề và điều kiện phát triển tối ưu dân cư, lao động là nhiệm vụ của nhà nước và địa phương, đặc biệt là các tiền đề, cơ sở để qui hoạch phát triển sản xuất, dịch vụ; cũng như để xác lập và thực hiện các chính sách và biện pháp phát triển dân số, lao động của quốc gia, của mỗi vùng.

Nhiệm vụ của qui hoạch lãnh thổ và qui hoạch vùng là cùng với các cơ quan ban ngành tạo ra các điều kiện không gian hợp lý nhất để phát triển lực lượng lao động và dân cư tại những nơi họ làm việc, sinh hoạt và tại các vùng lãnh thổ bao quanh; tạo nên sự nhất quán hợp lý giữa phát triển dân cư và việc làm, nhà ở và các công trình dịch vụ của CSHT, CSVCKT.

3.4.2.2. Qui hoạch cơ cấu dân cư

a, Mục tiêu và xu hướng phát triển của cơ cấu dân cư

* Mục tiêu

Phân bố dân cư là nội dung trọng tâm của qui hoạch vùng. Phân bố sản xuất sẽ dẫn đến phân bố dân cư vì sự phân bố dân cư phục vụ quá trình sản xuất.

Với mục tiêu cơ bản là hình thành một mạng lưới các điểm dân cư hài hòa, thống nhất với nhau trong phân công chức năng, tương xứng trong qui mô, cân bằng trong phát triển để:

- Đáp ứng một cách thuận lợi về kinh tế trong qui hoạch, tổ chức và phát triển sản xuất các ngành kinh tế.

- Đáp ứng và thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của nhân dân về việc làm, nhà ở cũng như các nhu cầu về vật chất, tinh thần.

- Đáp ứng yêu cầu tạo lập sự hài hòa, phong phú và đa dạng về cảnh quan và bảo vệ môi trường.

- Tiết kiệm đất đai xây dựng, hạn chế sử dụng đất nông nghiệp. * Xu hướng

Xu hướng chính là tập trung hóa các điểm dân cư và trung tâm hóa các cụm, các tổ hợp cư dân nhằm khắc phục tình trạng manh mún nhưng phải phát triển hợp lý các mối quan hệ phân công chức năng. Tập trung hóa cơ cấu dân cư tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức sản xuất, tổ chức mạng lưới CSHT và có điều kiện nâng cao điều kiện sống và lao động của nhân dân nông thôn.

Trung tâm hóa cơ cấu dân cư là hình thành và phát triển một mạng lưới các trung tâm cụm dân cư. Đó là mạng lưới các đô thị, đặc biệt các đô thị lớn và trung bình.

Sự phát triển đô thị cần phải cân đối, đồng bộ, tương xứng, cần hạn chế sự phát triển quá tải, sự tập trung chống chất các đô thị lớn.

Ở nông thôn, quá trình đô thị hóa đã thúc đẩy quá trình tập trung hóa và trung tâm hóa các khu dân cư, giảm bớt số lượng các điểm dân cư nhỏ, tập trung dân cư vào các cụm dân cư

Mạng lưới các điểm dân cư với các đô thị và làng bản tuy có khác nhau nhưng phải phát triển theo xu hướng sau:

- Phát triển các đô thị lớn và trung bình là thủ đô, các thủ phủ của vùng, tỉnh, các trung tâm công nghiệp có ý nghĩa quốc gia. Ở đây phải bảo đảm cho nhân dân có điều kiện sống tốt, có hiệu quả KT-XH cao. Có thể phát triển công nghiệp, mở rộng qui mô đô thị nhưng tránh quá tải và phải thiết lập mối quan hệ với ngoại thị (nhất là đô thị, giao thông).

- Đô thị loại vừa, nhỏ cần phải phát triển cả về lượng, chất nhằm hỗ trợ, bổ sung chức năng cho hệ thống trung tâm cấp cao. Các đô thị này cần tăng cường phát triển sản xuất công nghiệp, dịch vụ, hoàn thiện, mở rộng các CSHT, phát triển dân số, lao động để chúng trở thành các trung tâm chính trị, KT-XH, văn hóa tinh thần, cuộc sống của cộng đồng dân cư trong huyện.

- Các làng lớn phát triển thành các điểm sản xuất công nông nghiệp (thị tứ). Chúng là các trung tâm của xã hoặc liên xã. Là các điểm tập trung các biện pháp và đầu tư để nâng cao điều kiện sống và lao động của nhân dân nông thôn, giảm sự cách biệt nông thôn, thành thị. Dân số phát triển ít nhất trên 500 người.

- Các làng nhỏ cần được qui hoạch và nâng cao hiệu quả các điều kiện sống, lao động cho nhân dân trong phạm vi của các đơn vị lãnh thổ lớn như cụm điểm dân cư.

- Các xóm, ấp trong quá trình qui hoạch cần có sự xóa bỏ, sát nhập vào các điểm dân cư lớn.

b, Phân loại

Để có cơ sở thống nhất cho việc qui hoạch phát triển cơ cấu dân cư trong cả nước, đặc biệt trong vùng, các điểm dân cư cần được phân loại. Đó là phương tiện trợ giúp quan trọng cho mọi cấp qui hoạch, nhất là cấp tỉnh. Bởi nó có ý nghĩa cần thiết và quan trọng trong việc phân tích, đánh giá hiện trạng của cơ cấu dân cư cũng như việc đưa ra các phương hướng qui hoạch dài hạn và cân đối.

Phân loại điểm dân cư căn cứ và đặc điểm cơ bản thống nhất hay giống nhau (điều kiện sống, lao động, chức năng, số lượng dân cư, cơ cấu lao động theo ngành kinh tế…).

Có nhiều cách phân loại điểm dân cư tùy theo mục đích sử dụng, trong đó phổ biến là phân loại chung và phân loại theo cơ cấu lao động trong các lĩnh vực kinh tế.

* Phân loại chung: - Tiêu chí phân loại:

+ Các chức năng hiện tại, trang thiết bị CSHT và qui mô điểm dân cư.

+ Mục tiêu phát triển chức năng xã hội của điểm dân cư trong cơ cấu cư dân được phân công chức năng trong tương lai.

+ Các điều kiện phát triển của lãnh thổ và của vùng (trạng thái tài nguyên). + Các khả năng kinh tế và vốn phát triển dân cư, vốn đầu tư.

Tuy nhiên, mỗi quốc gia, tiêu chí phân loại có khác nhau (như qui mô dân số…).

- Các nhóm phân loại:

+ Đô thị rất lớn: là thủ đô hay thủ phủ của các miền lãnh thổ với vai trò là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội, khoa học kỹ thuật, dịch vụ du lịch, giao thông, giao dịch quốc tế…của quốc gia có vai trò thúc đẩy sự phát triển của cả nước (đô thị đặc biệt như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh).

phát triển của vùng lãnh thổ (đô thị loại 1 như Hải Phòng, Cần Thơ, Đà Nẵng, Thái Nguyên, Huế, Vinh, Đà Lạt, Nha Trang, Quy Nhơn, Buôn Ma Thuột và Thái Nguyên, loại 2 là Biên Hòa; Nam Định; Hạ Long; Vũng Tàu; Việt Trì; Hải Dương; Thanh Hóa; Mỹ Tho; Long Xuyên; Pleiku; Phan Thiết; Cà Mau).

+ Đô thị trung bình: là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội, sản xuất công nghiệp, dịch vụ, du lịch…của một tỉnh hay nhiều huyện, có vai trò thúc đẩy sự phát triển của tỉnh hay vùng lãnh thổ của tỉnh (đô thị loại 3, 4).

+ Đô thị nhỏ: là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, sản xuất…của một huyện hay liên xã, có vai trò thúc đẩy sự phát triển của một huyện hay vùng lãnh thổ trong huyện (đô thị loại 5).

+ Làng lớn: là trung tâm hành chính- chính trị, kinh tế, văn hóa, sản xuất… của một xã, có vai trò thúc đẩy sự phát triển của xã hay các điểm dân cư.

+ Làng nhỏ: là nơi ở và sản xuất công nghiệp, nông lâm nghiệp…của nhân dân trong xã.

+Các xóm ấp trại: là điểm dân cư nhỏ nhất với điều kiện sống thấp kém. Trong tương lai cần xóa bỏ, sát nhập các điểm dân cư lớn hơn.

Khung 3.4. Phân cấp đô thị Việt Nam

- Đô thị loại đặc biệt: Thủ đô hoặc đô thị với chức năng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học - kỹ thuật, đào tạo, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong nước và quốc tế, có vai trò thúc - kỹ thuật, đào tạo, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong nước và quốc tế, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước; Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động từ 90% trở lên; Có cơ sở hạ tầng được xây dựng về cơ bản đồng bộ và hoàn chỉnh; Quy mô dân số từ 1,5 triệu người trở lên; Mật độ dân số bình quân từ 15.000 người/km2 trở lên.

- Đô thị loại I: Đô thị với chức năng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong nước và quốc tế có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong nước và quốc tế có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một vùng lãnh thổ liên tỉnh hoặc của cả nước; Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động từ 85% trở lên; Có cơ sở hạ tầng được xây dựng nhiều mặt đồng bộ và hoàn chỉnh; Quy mô dân số từ 50 vạn người trở lên; Mật độ dân số bình quân từ 12.000 người/km2 trở lên.

- Đô thị loại II: Đô thị với chức năng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong vùng tỉnh, vùng liên tỉnh hoặc cả nước, có vai trò thúc đẩy sự dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong vùng tỉnh, vùng liên tỉnh hoặc cả nước, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một vùng lãnh thổ liên tỉnh hoặc một số lĩnh vực đối với cả nước; Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động từ 80% trở lên; Có cơ sở hạ tầng được xây dựng nhiều mặt tiến tới tương đối đồng bộ và hoàn chỉnh; Quy mô dân số từ 25 vạn người trở lên; Mật độ dân số bình quân từ 10.000 người/km2 trở lên.

- Đô thị loại III: Đô thị với chức năng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong tỉnh hoặc vùng liên tỉnh, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã đầu mối giao thông, giao lưu trong tỉnh hoặc vùng liên tỉnh, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một tỉnh hoặc một số lĩnh vực đối với vùng liên tỉnh; Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động từ 75% trở lên; Có cơ sở hạ tầng được xây dựng từng mặt đồng bộ và hoàn chỉnh; Quy mô dân số từ 10 vạn người trở lên; Mật độ dân số bình quân từ 8.000 người/km2 trở lên.

- Đô thị loại IV: Đô thị với chức năng là trung tâm tổng hợp hoặc chuyên ngành về chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong tỉnh, có vai trò thúc đẩy sự phát văn hoá, khoa học kỹ thuật, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong tỉnh, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một tỉnh hoặc một vùng trong tỉnh; Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động từ 70% trở lên; Có cơ sở hạ tầng đã hoặc đang được xây dựng từng mặt đồng bộ và hoàn chỉnh; Quy mô dân số từ 5 vạn người trở lên; Mật độ dân số bình quân từ 6.000 người/km2 trở lên.

- Đô thị loại V: Đô thị với chức năng là trung tâm tổng hợp hoặc chuyên ngành về chính trị, kinh tế, văn hoá và dịch vụ, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của một huyện hoặc một cụm xã;Tỷ lệ lao hoá và dịch vụ, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của một huyện hoặc một cụm xã;Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động từ 65% trở lên; Có cơ sở hạ tầng đã hoặc đang được xây dựng nhưng chưa đồng bộ và hoàn chỉnh; Quy mô dân số từ 4.000 người trở lên; Mật độ dân số bình quân từ 2.000 người/km2 trở lên.

* Phân loại theo cơ cấu kinh tế của lao động tại điểm dân cư:

- Cơ sở phân loại dựa trên tỷ lệ 3 khối kinh tế: nông, lâm, ngư nghiệp (nông nghiệp), công nghiệp và xây dựng, và các ngành khác (hành chính, sự nghiệp, dịch

- Phân loại:

quyết định giữ lại, sát nhập hay xóa bỏ điểm dân cư trong quá trình cải tạo mạng lưới các điểm dân cư của vùng. Gồm:

+ Điểm dân cư sản xuất.

+ Điểm dân cư sản xuất và hỗn hợp. + Điểm dân cư ở (chức năng ở là chính).

Bảng 3. Phân loại điểm dân cư theo cơ sở kinh tế

Hình 3. Tam giác cơ cấu phân loại điểm dân cư theo cơ cấu kinh tế (Heidenreich)

* Phân loại theo trao đổi lao động:

- Cơ sở: theo tỷ lệ lao động ra ngoài vào và lao động của điểm dân cư đi ra làm việc ở bên ngoài.

- Cách phân loại này có ý nghĩa lý luận và thực tiễn qui hoạch vùng trong vi

c, Qui hoạch cơ cấu cư dân

* Nguyên lý:

Nó xuất phát từ vị trí của cơ cấu dân cư trong cơ cấu lãnh thổ và cơ cấu vùng, từ tính chất của điểm dân cư là môi trường sống và tái sản xuất xã hội cũng như từ các yêu cầu khách quan tổng hợp, tính cân đối, tính hiệu quả của cơ cấu dân cư:

- Phát triển cân đối và có kế hoạch cư dân là bộ phận của hệ thống qui hoạch và quản lý Nhà nước, với sự cộng tác và quan hệ tương hỗ của các cấp lãnh đạo địa phương của các tỉnh và các huyện.

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đặc biệt Viện Chiến lược và phát triển, soạn thảo phương hướng và kế hoạch phát triển dài hạn cơ cấu dân cư cả nước trên cơ sở các mục tiêu phát triển KT-XH và khả năng kinh tế quốc dân, đồng thời soạn thảo các nguyên tắc và hướng dẫn qui hoạch cũng như các chính sách về cơ cấu cư dân cho toàn quốc và các vùng dân cư địa phương

- UBND tỉnh, đặc biệt là Sở Kế hoạch và Đầu tư cũng tham gia vào soạn thảo nguyên tắc và hướng dẫn với trung ương về qui hoạch lãnh thổ và qui hoạch vùng, nghiên cứu chi tiết hóa và đề xuất định hướng phát triển cơ cấu dân cư của địa phương (cơ cấu vi mô).

- Nghiên cứu định hướng qui hoạch dài hạn phát triển dân cư, lao động, sản xuất, CSHT cho thủ đô, đô thị các cấp quốc gia và tỉnh do Bộ Kế hoạch và Đầu tư cộng tác với cơ quan qui hoạch tỉnh tiến hành (cơ cấu vĩ mô).

- Đối tượng quan trọng cho nghiên cứu qui hoạch cơ cấu dân cư là hình thành và phát triển cân đối hài hòa giữa cơ cấu cư dân với cơ cấu thành phần (dân cư, sản xuất, hạ tầng cơ sở…) trong và giữa các điểm dân cư thể hiện qua phân công và hợp tác liên kết chức năng.

* Cấp trung ương:

- Có các phương hướng và hướng chỉ đạo chung về chính sách cư dân của toàn quốc gia dựa trên các mục tiêu KT-XH và tình hình cư dân cụ thể. Tư liệu này

Một phần của tài liệu Đề cương bài giảng học phần: Qui hoạch lãnh thổ và phát triển bền vững (Trang 74 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(145 trang)
w