- Giai đoạn 1954- 1975: Hòa bình lập lại do nhu cầu phục hồi, cải tạo và phát triển kinh tế, bước đầu xây dựng cơ sở vật chất và kỹ thuật cho CNXH là động lực thôi thúc sự phát triển của qui hoạch vùng, lãnh thổ.
Nhiệm vụ tập trung qui hoạch cải tạo đô thị, qui hoạch xây dựng khu công nghiệp mới, tiến hành các qui hoạch chuyên ngành như phân vùng nông nghiệp, vùng kinh tế mới, qui hoạch các hệ thống thủy lợi, trồng cây công nghiệp, trồng rừng...như qui hoạch trị thủy sông Hồng, qui hoạch hồ chứa nước và đập nước Thác Bà.
Tuy nhiên do điều kiện chiến tranh, việc nghiên cứu, thực hiện các qui hoạch vùng và đồ án qui hoạch đô thị gặp nhiều khó khăn. Song cuối những năm 1960, đầu năm 1970, chúng ta cũng đã tiến hành nghiên cứu qui hoạch và ứng dụng vào một số vùng, mặc dù kết quả chưa cao do nhiều nguyên nhân trong đó có cả nguyên nhân của khâu qui hoạch và lập đồ án. Những qui hoạch vùng được thực hiện nghiên cứu và ứng dụng là qui hoạch khu công- nông nghiệp Quảng Ninh, qui hoạch vùng nông nghiệp huyện Đông Hưng (Thái Bình)...
- Giai đoạn từ 1975 đến nay: Qui hoạch vùng được tiến hành rộng rãi và đồng bộ hơn, nhất là trong khoảng 10- 15 năm trở lại khi chúng ta chuyển sang kinh tế thị trường. Các qui hoạch được tiến hành phổ biến và có chất lượng nhằm thực hiện các mục tiêu KT-XH của Đảng và Nhà nước trên cơ sở các kế hoạch phát triển KT-XH của quốc gia và của từng địa phương. Đó là qui hoạch vùng
Hình 1.6. Qui hoạch mạng lưới xã- hợp tác và điểm dân cư huyện Đông Hưng- tỉnh Thái Bình
đồng bằng sông Cửu Long, vùng đồng bằng sông Hồng...đặc biệt là các qui hoạch tổng thể phát triển KT-XH của vùng, tỉnh, huyện.
1.3.4. Kết luận
Trong thời gian qua, công tác nghiên cứu lý luận, thiết kế đồ án qui hoạch vùng và ứng dụng vào trong thực tiễn đã có không ít những thành công và thất bại. Nguyên nhân của tình trạng này:
(1) Lý luận qui hoạch vùng mà các nhà qui hoạch trên thế giới nghiên cứu và đề xuất chưa thật tổng hợp và đúng đắn, chưa đề cập hết các đối tượng tác động vào qui hoạch vùng và ứng tính phức tạp của chúng cũng không thích ứng được sự biến động. Các phương pháp áp dụng và giải quyết vấn đề còn quá đơn giản, lý luận còn thiếu tin cậy.
(2) Chất lượng của các đồ án, dự án qui hoạch vùng chưa cao, chưa tổng hợp và toàn diện, có khi còn sơ sài. Đó là do nhiều nguyên nhân như thông tin, dữ liệu cung cấp không đảm bảo tính chính xác, tính thời sự, nghèo nàn và tản mạn không đáp ứng được yêu cầu. Phương pháp tư duy, xử lý, dự báo khá đơn giản không phù hợp với những vấn đề phức tạp.
(3) Công tác nghiên cứu thiết kế đồ án, dự án và nhất là việc thực hiện các đồ án, dự án qui hoạch vùng phụ thuộc rất lớn vào điều kiện xã hội của mỗi quốc gia. Các nước TBCN, chính sách sở hữu đất đai đã ảnh hưởng không nhỏ đến công tác qui hoạch.