- Đánh giá những điểm chưa được (ví dụ ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội, nông dân thất nghiệp do bị thu hồi đất để phát triển hình thức
4.1.2. Những nội dung nghiên cứu chính trong qui hoạch phát triển KT-XH cấp tỉnh
trên bản đồ quy hoạch tỷ lệ 1/250.000 và 1/100.000 đối với các khu vực kinh tế trọng điểm.
4.1.2. Những nội dung nghiên cứu chính trong qui hoạch phát triển KT-XH cấp tỉnh tỉnh
4.1.2.1. Nghiên cứu các yếu tố tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên tác động đến phát triển KT-XH của tỉnh trong thời gian qui hoạch
* Vị trí địa lý- kinh tế trong vùng và cả nước
Đánh giá vị trí của tỉnh trong mối quan hệ KT-XH với các tỉnh khác, với vùng kinh tế và với cả nước. Phân tích vị trí, vai trò của tỉnh với cả nước về kinh tế, nêu bật chức năng kinh tế của vùng trong hệ thống kinh tế của cả nước. Vấn đề quan trọng nhất là xác định “trường ảnh hưởng” về kinh tế- xã hội của vùng với các vùng khác của cả nước.
Ví dụ như Lạng Sơn là tỉnh miền núi thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam, có đường quốc lộ 1A, 1B, 4A, 4B và đường 279 đi qua, là điểm nút của sự giao lưu kinh tế với các tỉnh phía Tây như Cao Bằng, Thái nguyên, Bắc Cạn, phía Đông như tỉnh Quảng Ninh, phía Nam như Bắc giang, Bắc Ninh, Thủ đô Hà nội và phía Bắc tiếp giáp với Trung Quốc với hai cửa khẩu quốc gia và 7 cặp chợ biên giới. Mặt khác có đường sắt liên vận quốc tế, là điều kiện rất thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế, khoa học - công nghệ với các tỉnh phía Nam trong cả nước, với Trung Quốc và qua đó sang các vùng châu Á, châu Âu và các nước khác.
* Phân tích, đánh giá các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của tỉnh Phân tích đánh giá các yếu tố tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên như đất đai, khí hậu, nguồn nước, rừng, thủy hải sản…cho phát triển nông, lâm ngư nghiệp; các giá trị tài nguyên khoáng sản, cảnh quan, tài nguyên lịch sử, văn hóa nhân văn phục vụ phát triển công nghiệp, dịch vụ, du lịch. Đặc biệt làm rõ tài nguyên nước, tài nguyên đất như khả năng cung cấp cho tưới tiêu, sinh hoạt, thủy điện…
Mỗi loại tài nguyên cần thiết xác định rõ khả năng khai thác, hướng khai thác và sử dụng tài nguyên có hiệu quả không, những hạn chế, khó khăn khi khai thác…