a, Tính chất
- Tính chất phức tạp, hữu cơ và phi cộng tính: Hệ thống gồm nhiều phân hệ phức tạp, quan hệ ràng buộc, chi phối lẫn nhau, ảnh hưởng lẫn nhau mà không chỉ đơn giản là sự tập hợp các phân hệ với nhau.
- Tính chất động: Hệ thống vùng qui hoạch luôn phát triển, biến động với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật.
- Tính ngẫu nhiên: Tất cả các đặc điểm phát triển và các thay đổi có thể xảy ra do sự tác động qua lại giữa các phân hệ tự nhiên và xã hội.
- Tính ổn định tương đối (quán tính): Hệ thống vùng qui hoạch gồm tập hợp các đối tượng, các khâu nên sự biến đổi của hệ thống diễn ra từ từ.
- Tính đa cấp hệ: Hệ thống gồm nhiều phân hệ sản xuất và các quá trình sản xuất khác nhau, nhưng luôn có mối quan hệ mật thiết, ràng buộc nhau.
- Tính phát triển không đồng đều của các phân hệ trong hệ thống qui hoạch: Các phân hệ sản xuất không bao giờ phát triển đồng đều mà tất yếu phải có những bộ phận phát triển mạnh hơn và yếu hơn phù hợp với sự đầu tư, nhu cầu khác nhau.
- Tính xung đột của các phân hệ do sự phát triển không đồng đều của các phân hệ có tính trội gây đã gây ra sự thủ tiêu lẫn nhau như sự phát triển các khu công nghiệp, các khu chế xuất đã thu hẹp diện tích canh tác nông nghiệp, khai thác
khoáng sản ở các khu vực đồi núi đã làm mất nhiều diện tích rừng, làm thay đổi cảnh quan môi trường...
- Tính không thể thử nghiệm trên thực tế vì qui mô phức tạp của nó. Thử nghiệm chỉ có thể tiến hành trong giai đoạn dự báo và lập chương trình qui hoạch. Nếu qui hoạch chỉ để thử nghiệm thì rất tốn kém về kinh tế, thiệt hại lớn về xã hội và môi trường.
- Tính cụ thể về mặt địa lý: Các đặc điểm phát triển của hệ thống phản ánh tính độc đáo cụ thể của vùng.
b, Các nguyên tắc qui hoạch vùng
* Nguyên tắc hiệu quả:
- Hiệu quả kinh tế (tiết kiệm vốn đầu tư).
- Hiệu quả xã hội: Cải thiện điều kiện bố trí dân cư và đời sống của dân cư tốt hơn, các công trình phúc lợi hoàn thiện, hiện đại hơn...
- Hiệu quả về vệ sinh: cải thiện điều kiện sống, phân bố hợp lý dân cư, sản xuất, đảm bảo môi trường trong sạch...
- Hiệu quả về kiến trúc: Kết quả của phương án qui hoạch phải đảm bảo về kiến trúc hiện đại, tối ưu về sử dụng và thể hiện tính thẩm mỹ cao.
- Hiệu quả về thông tin: Hệ thống vùng qui hoạch phải thuận lợi trong trao đổi các thông tin với nhau, dễ dàng trong giao lưu KT-XH.
- Hiệu quả về tâm lý: Vùng qui hoạch tạo nên phải phù hợp với tâm lý chung của cộng đồng dân tộc, phù hợp với truyền thống và tâm linh của con người.
- Hiệu quả về quốc phòng: Việc qui hoạch vùng phải tính đến các phương án bảo vệ an toàn cho vùng nếu có chiến tranh xảy ra.
* Nhóm các nguyên tắc tối ưu tương đối:
- Nguyên tắc tìm kiếm tối ưu trong cơ cấu của hệ thống.
- Nguyên tắc phát triển mở rộng các khâu sản xuất của hệ thống. - Nguyên tắc tổ chức cơ cấu qui hoạch theo khu vực.
- Nguyên tắc tối ưu về mặt vệ sinh (sinh thái học môi trường).
- Nguyên tắc tương quan tối ưu giữa các chương trình nằm trong khâu chủ yếu của hệ thống sản xuất lãnh thổ (giữa sản xuất chuyên môn hóa và bổ trợ).
- Nguyên tắc tương quan tối ưu giữa những khâu sản xuất lãnh thổ chủ đạo và cơ cấu hạ tầng của vùng.
- Nguyên tắc tối ưu trong việc sử dụng các nguồn đất đai và điều kiện lãnh thổ. Nguyên tắc đòi hỏi phân tích kỹ những đặc điểm xây dựng kỹ thuật và đặc điểm phát triển công nghiệp, phát triển các thành phố.
- Nguyên tắc tối ưu về phát triển qui hoạch kiến trúc sao cho phù hợp với đặc điểm của các cảnh quan thiên nhiên và thẩm mỹ khác.
* Nhóm các nguyên tắc hiện thực:
- Nguyên tắc kết hợp từng giai đoạn của khâu phát triển theo thời gian và không gian.
- Nguyên tắc phản ứng dự trữ của hệ thống đối với những biến cố không thấy được (tính linh hoạt, co dãn cùng những dự báo và những đề án qui hoạch vùng). Qui hoạch vùng cần vạch ra hàng loạt phương án và không nên đưa đến những phương án ngặt nghèo, độc nhất.
- Nguyên tắc xác định phương hướng xây dựng kết cấu hạ tầng đối với nhân tố ổn định và bền vững nhất. Những nhân tố ít động nhất là những nhân tố quan trọng nhất. Sự phân tích các nhân tố này cho phép xây dựng một khung sườn cơ bản của hệ thống qui hoạch, cho phép tăng cường tính bền vững, mức độ tin cậy của mô hình dự báo và làm giảm bớt sự phân tán của phương án dự báo.
- Nguyên tắc hiện thực trong việc lựa chọn các chỉ tiêu và đánh giá quá trình xây dựng hệ thống: Di chuyển những vùng dân cư khỏi khu vực ô nhiễm và rời các xí nghiệp công nghiệp đến các thành phố vệ tinh, nhưng việc thực hiện còn phụ thuộc vào tiến trình cụ thể.
- Nguyên tắc bắt buộc tính đến đặc thù địa lý của vùng (đây là một trong các nguyên tắc quan trọng nhất của qui hoạch vùng)