nghiệp xi măng trong vùng. Sét gốm: 19,75 triệu m3 có nhiều ở Nghệ An.
Ngoài ra còn có các khoáng sản có giá trị như: Đá ốp lát: 362 triệu tấn, có ở Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Tĩnh. Cao lanh: 50 triệu tấn, có ở Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, chất lượng tốt, dễ khai thác vận chuyển... Một số loại khoáng sản khác thuốc loại hiếm như vàng, mangan, thiếc, pirit, quăcfit, letarit…có thể khai thác.
Nhìn chung, khoáng sản tiểu vùng Bắc Trung Bộ nếu khai thác hợp lý và theo hướng bền vững sẽ phục vụ tốt cho phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng; công nghiệp luyện kim đen, sản xuất các mặt hàng xuất khẩu và phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội
c, Phân tích, đánh giá nguồn nhân lực
* Các nội dung phân tích, đánh giá chủ yếu:
- Quá trình biến đổi về số lượng, chất lượng dân số trong những năm qua và những yếu tố tác động đến biến đổi số lượng, chất lượng dân số trong những năm tới. Dự báo qui mô và chất lượng dân số đến năm qui hoạch.
- Đặc điểm và tình hình phân bố dân cư và ảnh hưởng của phân bố dân cư, các yếu tố văn hóa, nhân văn…đến phát triển KT-XH của vùng thời gian vừa qua và dự báo tác động trong thời gian tới.
- Đánh giá biến đổi về số lượng, chất lượng nguồn nhân lực; tình hình khai thác và sử dụng nguồn nhân lực, tác động của nó đến quá trình phát triển KT-XH của vùng. Dự báo qui mô và chất lượng nguồn nhân lực cho thời kỳ qui hoạch.
- Phân tích, dự báo vấn đề xã hội gay gắt cần giải quyết đối với vùng (như vấn đề dân tộc, tôn giáo…)
* Phân tích dân số và và nguồn lao động của vùng
(1) Phân tích số lượng dân số của vùng chia theo nam, nữ theo đơn vị % (tính theo tổng số dân hoặc tỷ lệ giữa nam giới trên nữ giới), cơ cấu tuổi của dân số là quan hệ về tỷ lệ số lượng dân số theo các nhóm tuổi trong tổng dân số.
(2) Phân tích gia tăng dân số
- Phân tích gia tăng tự nhiên của dân số: tỷ lệ sinh, tỷ lệ chết và tỷ lệ tăng trưởng tư nhiên.
- Phân tích sự gia tăng cơ giới: là tỷ lệ chênh lệch giữa dân số chuyển đến và dân số chuyển đi của một vùng so với tổng số dân. Nếu tỷ lệ tăng trưởng âm cho biết dân số của vùng chuyển đi thuần túy, tỷ lệ tăng trưởng dương cho biết dân số của vùng chuyển đến thuần túy.
(3) Phân tích chất lượng dân số là tố chất dân số gồm tố chất cơ thể, tố chất công nghệ, văn hóa và tố chất tư tưởng.
(4) Phân tích cung ứng sức lao động.
(6) Phân tích sự phân bố dân số thể hiện ở mật độ dân số, cần phân tích đặc điểm, nguyên nhân.
d, Phân tích về CSVCKT đã tạo dựng và khả năng phát huy
* Các nội dung phân tích: làm rõ tình trạng và mức độ phát triển của các lĩnh vực như CSHT (giao thông, cấp điện, cấp thoát nước, thủy lợi, viễn thông và
TTLL…) và kết cấu hạ tầng xã hội (giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao). Trong từng nội dung cần phân tích và làm rõ:
- Hiện trạng phát triển: số lượng, chất lượng, cơ cấu loại hình hạ tầng theo phân cấp và theo chất lượng. Đánh giá chung về thực trạng đầu tư duy tu, bảo dưỡng.
- Những mặt đạt được trong kết nối vùng và các nơi khác. - Những mặt chưa đạt được.
- Khả năng phát huy và điều kiện đảm bảo.
Các yếu tố trên ảnh hưởng rõ rệt đến việc hình thành cơ cấu lãnh thổ. Vì thế, cần bổ sung các yếu tố mới để hoàn thiện cơ cấu lãnh thổ theo mục tiêu xác định. Mặc dù là yếu tố năng động song cũng rất bảo thủ, khó thay đổi các dạng phân bố. Do vậy, cần coi trọng tính “lịch sử” trong tổ chức lãnh thổ khi chuyển dịch và hoàn thiện cơ cấu lãnh thổ.
2.4.1.2. Phân tích các điều kiện bên ngoài đối với qui hoạch phát triển vùng
Điều kiện và môi trường bên ngoài thông qua thị trường, bối cảnh quốc tế và các yếu tố khu vực tác động đến phát triển kinh tế các nước và các vùng. Do đó, việc xây dựng qui hoạch nhất thiết phải nghĩ tới vị trí, môi trường của vùng đang ở đâu và xu thế phát triển của thị trường thế giới. Việc nghiên cứu môi trường và điều kiện bên ngoài đặt ra trước sự phát triển của vùng.
a, Môi trường tổng thể
Việc đánh giá, phân tích môi trường tổng thể có thể tiến hành theo thứ tự từ cao đến thấp, từ lớn đến nhỏ:
* Tìm hiểu xu thế phát triển của thế giới: Quan sát rõ các xu thế mới và lớn của kinh tế thế giớicũng như đối sách của vùng. Hiện nay, sự phát triển kinh tế thế giới có 3 xu thế lớn: toàn cầu hóa và khu vực hóa; xu thế chuyển dịch vốn từ các nước phát triển sang các nước phát triển; xu thế chuyển dịch trung tâm kinh tế thế giới từ Tây sang Đông. Trong thời đại hiện nay, hầu như không một quốc gia nào, một vùng nào có thể hoặc ngăn chặn xu thế phát triển chung của kinh tế thế giới. Cho nên khi xây dựng các định hướng phát triển vùng nhất thiết phải nghiêm túc suy nghĩ đến mối liên hệ của vùng với kinh tế thế giới và xu thế phát triển chung của kinh tế toàn cầu.
là căn cứ cơ bản và chỉ đạo chiến lược phát triển vùng. Do đó, khi nghiên cứu qui hoạch vùng cần chú ý mục tiêu và các chiến lược toàn quốc, đặc biệt khi tính đến chỉ tiêu như tốc độ tăng trưởng kinh tế, tốc độ gia tăng dân số…
* Tìm hiểu tình hình các vùng xung quanh, phân tích quan hệ vùng: Mục đích nghiên cứu môi trường xung quanh nhằm so sánh thế mạnh tuyệt đối và tương đối của vùng, phân tích về tác dụng, năng lực và vai trò có thể đảm đương theo vùng. Tìm hiểu tình hình các yếu tố sản xuất của vùng xung quanh, cơ cấu kinh tế, trình độ và thị trường để có thể nhận biết rõ hơn thế mạnh và mặt hạn chế của vùng.
b, Môi trường phát triển ngành
Môi trường phát triển ngành thường là ngành chủ đạo hoặc ngành trọng điểm đã có hoặc dự định sẽ có của vùng để nghiên cứu môi trường bên ngoài, phân tích cơ hội và phân tích cản trở. Khi phân tích cần nắm vững xu thế biến động của các nhân tố có ảnh hưởng đến sự phát triển ngành theo hướng thúc đẩy hoặc cản trở. Nếu môi trường bên ngoài không có biến động, thì hiện trạng giữa các vùng vẫn được duy trì, sự bố trí phát triển trong tương lai ít có những thay đổi lớn. Trong điều kiện kinh tế thị trường, việc phân tích môi trường phát triển ngành tất yếu trở thành nội dung quan trọng trong lựa chọn qui hoạch.
c, Các nội dung cụ thể
(1) Xác định mục tiêu phát triển của vùng theo yêu cầu của cả nước
Để nghiên cứu nội dung này cần thu thập và xem xét các báo cáo về kết quả thực hiện Chiến lược phát triển KT-XH của cả nước giai đoạn trước và kết quả xây dựng Chiến lược giai đoạn tiếp theo, các Quy hoạch phát triển ngành cả nước có liên quan, từ đó đối chiếu với tình hình thực tế để phân tích các nội dung dưới đây:
- Yêu cầu của cả nước đặt ra vấn đề gì trong xác định mục tiêu và định hướng phát triển.
- Yêu cầu gì của cả nước đối với khai thác vị trí địa lý và địa thế của vùng; xác định chức năng phát triển của vùng; khả năng hợp tác kinh tế, tận dụng cơ hội phát triển.
(2) Phân tích và dự báo khả năng đầu tư vào vùng
- Trên cơ sở phân tích tình hình phát triển kinh tế, chính trị của khu vực, của cả nước (tính ổn định, chủ trương hợp tác, các ưu tiên thu hút đầu tư…) liên quan đến vùng; xu thế của các dòng vốn và năng lực thu hút đầu tư nước ngoài trong
- Phân tích ảnh hưởng tích cực và tiêu cực, mặt mạnh/yếu của dòng vốn, sự quan tâm đầu tư từ bên ngoài vào vùng.
- Dự báo khả năng thu hút đầu tư (lĩnh vực, khu vực và tình hình đầu tư…)
(3) Phân tích và dự báo khả năng tiêu thụ sản phẩm và sức ép cạnh tranh đối với sản phẩm hàng hóa của vùng
Việc định lượng khả năng tiêu thụ sản phẩm và sức ép cạnh tranh đối với sản phẩm hàng hóa của vùng là một nội dung khó do hạn chế về số liệu và phương pháp tính toán. Vì thế, việc phân tích chủ yếu mang tính chất định tính. Để nghiên cứu nội dung này, có thể thu thập và tính toán một số sản hẩm chủ yếu của vùng theo các tiêu chí: qui mô, đủ về số lượng; đúng về chất lượng, có thị trường lớn, giá cả cạnh tranh.
Nhận xét và kiến nghị các sản phẩm có khả năng tiêu thụ và cạnh tranh, kiến nghị trong định hướng qui hoạch với từng nhóm ngành sản phẩm theo các khả năng cạnh tranh khác nhau; những thách thức mà vùng phải tính đến trong thời kỳ qui hoạch.
(4) Phân tích và dự báo khả năng tiếp thu công nghệ
- Khả năng phát triển và sử dụng công nghệ tiên tiến từ ngoài vào đối với nhóm ngành sản phẩm của vùng.
- Nhu cấu nhân lực chất lượng cao của các ngành kinh tế và nhu cầu phát triển ngành, nhu cầu đổi mới công nghệ của từng ngành, từng lĩnh vực của vùng.
(5) Dự báo khả năng rủi ro
- Do tác động của hội nhập quốc tế tác động đến vùng.
- Do tác động của các yếu động của các yếu tố bất ổn về chính trị của khu vực và quốc tế đến vùng.
- Rủi ro do tác động của thiên tai, dịch bệnh đối với vùng.
2.4.2. Phân tích hiện trạng phát triển kinh tế- xã hội vùng
2.4.2.1. Yêu cầu
- Phân tích và làm rõ biến động, xu thế phát triển KT-XH cho đến năm được coi là điểm xuất phát trong thời kỳ qui hoạch.
- Phân tích hiện trạng phát triển so với quốc tế, cả nước, các vùng khác và so với mục tiêu qui hoạch thời kỳ trước.