Phương pháp SWOT với vấn đề xác định lợi thế so sánh, hạn chế và thách thức của vùng

Một phần của tài liệu Đề cương bài giảng học phần: Qui hoạch lãnh thổ và phát triển bền vững (Trang 38 - 40)

thách thức của vùng

a, Nguồn gốc:

Phương pháp này còn được gọi là phương pháp TWOS, lần đầu tiên xây dựng, ứng dụng cho hoạt động của lực lượng cảnh sát; sau đó được mở rộng ứng dụng cho hoạt động của các doanh nghiệp và các ngành kinh tế. Tiếp theo được mở rộng ứng dụng rộng rãi và trở nên rất hữu ích trong lĩnh vực y tế cộng đồng; các nghiên cứu phát triển lĩnh vực giáo dục và thậm chí cả lĩnh vực phát triển con người.

Khung 2.1. Nguồn gốc của phương pháp SWOT trong kinh doanh

b, Đặc điểm

SWOT là từ viết tắt của các chữ S - Strengths (Điểm mạnh), W - Weakness (Điểm yếu), O - Opportunities (Cơ hội) và T - Threats (Đe dọa). Đây là phép phân tích những điểm tích cực và tiêu cực của các hoàn cảnh môi trường bên trong và bên ngoài khi xây dựng và phát triển một dự án hoặc một qui hoạch nào đó; giúp hiểu hiện trạng một cách đầy đủ để công tác hoạch định chiến lược và ra quyết định được tốt hơn.

Điểm mạnhđiểm yếu, gọi nôm na là sở trường và sở đoản là những yếu tố nội bộ tạo nên (hoặc làm giảm) giá trị. Các yếu tố này có thể là tài nguyên hay nguồn lực, kỹ năng của một lãnh thổ so với các lãnh thổ khác.

Cơ hộirủi ro là các yếu tố bên ngoài tạo nên (hoặc làm giảm) giá trị của công ty mà nằm ngoài tầm kiểm soát của công ty. Cơ hội và rủi ro nảy sinh từ môi trường phát triển KT-XH, yếu tố địa lý, kinh tế, chính trị, công nghệ, xã hội, luật pháp hay văn hóa.

Một số mô hình của phương pháp SWOT:

Vào những năm 1960 đến năm 1970, Viện Nghiên cứu Standford, Menlo Park,

California đã tiến hành một cuộc khảo sát tại hơn 500 công ty có doanh thu cao nhất do Tạp chí Fortune bình chọn, nhằm mục đích tìm ra nguyên nhân vì sao nhiều công ty thất bại trong việc thực hiện kế hoạch. Nhóm nghiên cứu gồm các nhà kinh tế học Marion Dosher, Ts. Otis Benepe, Albert Humphrey, Robert F. Stewart và Birger Lie đã đưa ra "Mô hình phân tích SWOT" nhằm mục đích tìm hiểu quá trình lập kế hoạch của doanh nghiệp, tìm ra giải pháp giúp các nhà lãnh đạo đồng thuận và tiếp tục thực hiện việc hoạch định, thay đổi cung cách quản lý.

Công trình nghiên cứu này được thực hiện trong 9 năm, với hơn 5000 nhân viên làm việc cật lực để hoàn thành bản thu thập ý kiến gồm 250 nội dung thực hiện trên 1100 công ty, đơn vị. Kết thúc, nhóm nghiên cứu này đã tìm ra 7 vấn đề chính trong việc tổ chức, điều hành doanh nghiệp hiệu quả.

Hoặc có thể phân loại theo bảng sau:

Các yếu tố tích cực Các yếu tố tiêu cực

- Điểm mạnh

Một phần của tài liệu Đề cương bài giảng học phần: Qui hoạch lãnh thổ và phát triển bền vững (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(145 trang)
w