Cùng cam kết (Chương trình nghị sự 21 – AG 21)

Một phần của tài liệu Đề cương bài giảng học phần: Qui hoạch lãnh thổ và phát triển bền vững (Trang 135)

- Đất nông nghiệp Đất đồ

5.1.3. Cùng cam kết (Chương trình nghị sự 21 – AG 21)

- Sức ép từ phía các nhóm công dân quan tâm trên khắp thế giới ngày càng tăng đã dẫn đến sự thừa nhận ở những cấp chính trị cao nhất về sự phụ thuộc lẫn nhau giữa môi trường và phát triển

- Sự thừa nhận này được chính thức hoá tại Hội nghị của Liên Hợp Quốc về Môi trường và Phát triển (UNCED) tại Rio de Janeiro, Braxin vào tháng 6 năm 1992

- Tại cuộc Hội nghị được gọi là “thượng đỉnh trái đất” này, có sự tham gia có 179 quốc gia.

- Các chính phủ và các tổ chức phi chính phủ quốc tế đã nhất trí thông qua tuyên bố Rio de Janeiro về môi trường và phát triển bao gồm 27 nguyên tắc cơ bản.

- Hội nghị đã thông qua Chương trình nghị sự 21 (Agenda 21) về các giải pháp phát triển bền vững chung cho toàn Thế giới trong thế kỉ 21

- Hội nghị Rio de Janeiro đã khuyến nghị từng quốc gia, cấp ngành và địa phương.

- Hội nghị cũng đã thông qua tuyên bố về các nguyên tắc quản lí, bảo vệ và phát triển rừng; thông qua Công ước quốc tế về Đa dạng sinh học, về Biến đổi khí hậu toàn cầu

- Sau Hội nghị Rio 1992, chương trình nghị sự 21 tiếp tục được thảo luận và thực hiện thông qua một số Hội nghị cấp cao về các vấn đề như: Phát triển xã hội, các thành phố, Quyền con người, Phụ nữ, Dân số, Khí hậu và sự nóng lên toàn cầu, Lương thực…

- Năm 1997, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã tổ chức kiểm điểm lại quá trình 5 năm thực hiện các cam kết tại Rio ; ghi nhận những nỗ lực của thế giới nhằm hướng tới phát triển bền vững.

Một phần của tài liệu Đề cương bài giảng học phần: Qui hoạch lãnh thổ và phát triển bền vững (Trang 135)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(145 trang)
w