- Đánh giá những điểm chưa được (ví dụ ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội, nông dân thất nghiệp do bị thu hồi đất để phát triển hình thức
1.5. Tài nguyên khoáng sản.
Không nhiều, trữ lượng các mỏ nhỏ, nhưng lại khá phong phú, đa dạng chủng loại như than nâu ở Na Dương (Lộc Bình) than bùn ở Bình Gia; phốt pho ở Hữu Lũng, bôxít ở Văn Lãng, Cao Lộc; vàng ở Tân Văn, Văn Mịch (Bình Gia); vàng sa khoáng ở vùng Bản Trại, Đào Viên (Tràng Định) đá vôi, cát, cuội, sỏi có ở hầu hết các nơi trong tỉnh với trữ lượng lớn và đang được khai thác để sản xuất vật liệu xây dựng, thạch anh ở vùng Mẫu Sơn (Lộc Bình) quặng sắt ở Chi lăng và một số loại khác như măng gan, đồng chì, kẽm, thuỷ ngân, thiếc... chưa được điều tra đánh giá trữ lượng.
* Phân tích, đánh giá các đặc điểm về dân số, dân cư, lao động, văn hóa Xác định qui mô, chất lượng dân số và những nhân tố tác động đến dân số. Nêu bật những lợi thế và hạn chế của dân số, lao động trong tỉnh. Phân tích đặc điểm dân cư, dân tộc, hiện trạng và xu thế của vấn đề phân bố dân số, di dân và đô thị hóa. Phân tích, đánh gía tiềm năng nguồn nhân lực cả về số lượng, chất lượng, những lợi thế, khó khăn của nguồn nhân lực. Sau đó, phải nêu bật được đặc điểm và giá trị của nền văn hóa dân tộc với phát triển nhân văn.
4.1.2.2. Phân tích, đánh giá thực trạng kinh tế- xã hội của thời điểm xuất phát qui hoạch
* Phân tích tình hình chung và hiện trạng KT-XH
Phân tích tình hình chung và hiện trạng KT-XH trên các mặt từ 5- 10 năm trước. Thực hiện nhiệm vụ này cần tính được tích lũy GDP và tích lũy cho đầu tư, GDP, GDP/người, nhịp độ tăng trưởng kinh tế chung. Phải tính được khả năng huy động vốn (ngân sách, vốn trong dân, vốn nước ngoài…); khả năng đẩy mạnh xuất nhập khẩu, bảo đảm việc làm cho người lao động dưa thừa, nâng cao thu nhập cho người lao động. Sau đó, phải đánh giá về tình hình văn hóa xã hội, trong đó nêu bật các tồn tại cần giải quyết.
Phân tích, đánh giá cơ cấu kinh tế, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu trong nội bộ ngành, cơ cấu thành phần, cơ cấu lãnh thổ. Khi xác định cơ cấu kinh tế cần thiết phải xác định được mặt mạnh, mặt yếu, những cản trở trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Khung 4. Thực trạng phát triển KT-XH tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2006- 2010
* Đánh giá về cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ
Đánh giá về cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ cần gắn với tình hình đầu tư, còn khi đánh giá về nhu cầu đổi mới công nghệ thì phải gắn với khả năng cạnh tranh của hàng hóa và tăng năng suất lao động.
* Phân tích, đánh giá hiện trạng và phân bố các ngành kinh tế
Cần phân tích, xây dựng bản đồ hiện trạng phát triển, phân bố ngành công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, du lịch, dịch vụ… Sau đó đánh giá hiện trạng mạng lưới CSHT như giao thông, TTLL…
* Phân tích hiện trạng phát triển kinh tế lãnh thổ
Khi phân tích, đánh giá kinh tế lãnh thổ cần chú ý đến hiện trạng phân hóa lãnh thổ của các quá trình sản xuất, mức độ chênh lệch về trình độ phát triển và mức sống dân cư. Nêu rõ mức độ phân hóa thành các tiểu vùng, tiềm lực kinh tế giữa các vùng và khả năng khác nhau về phát triển công nghiệp, đô thị hóa… Cuối cùng phải rút ra các điểm mạnh, điểm yếu và bài học kinh nghiệm cho vùng.
4.1.2.3. Phân tích, đánh giá các nguồn lực bên ngoài ảnh hưởng đến phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh
* Tác động của tình hình quốc tế và khu vực đến nền kinh tế của tỉnh
* Tăng trưởng kinh tế của tỉnh bình quân 5 năm 2006-2010 ước đạt 11,11%, trong đó: - Tăng trưởng ngành công nghiệp và xây dựng bình quân 5 năm giai đoạn 2006-2010 dự ước tăng 14,91%; ngành dịch vụ bình quân đạt 11,86%; ngành nông, lâm nghiệp có mức tăng trưởng và đóng góp cho tăng trưởng ở mức thấp nhất, bình quân 5 năm 2006-2010 tăng 4,14%.
* Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế của tỉnh đã chuyển dịch đúng hướng, đó là tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng, dịch vụ; giảm tỷ trọng nông lâm nghiệp trong GDP. Cụ thể năm 2005 cơ cấu kinh tế của tỉnh là công nghiệp - xây dựng 38,71%; dịch vụ 35,08%; nông - lâm nghiệp - thuỷ sản 26,21%. Dự kiến kế hoạch năm 2010 cơ cấu kinh tế đạt được như sau: công nghiệp - Xây dựng 41,54%; Dịch vụ 36,73%, nông lâm nghiệp - thuỷ sản: 21,73 %
Cần phân tích rõ thị trường thế giới và khu vực có nhu cầu về hàng hóa và khả năng khai thác, cạnh tranh các mặt hàng mà tỉnh có thể tham gia sản xuất. Đồng thời có thể dự báo về khả năng mở rộng hợp tác thu hút đầu tư nước ngoài mà tỉnh có thể đạt được.
Lạng sơn trở thành điểm giao lưu, trung tâm buôn bán thương mại quan trọng của các tỉnh trong cả nước với trung quốc, qua đó sang các nước Trung Á, châu Âu. Nhất là trong điều kiện hiện nay, khi nhà nước đang thực hiện chính sách đầu tư phát triển các khu kinh tế cửa khẩu, thì Lạng sơn càng có điều kiện để phát triển các nghành kinh tế, đặc biệt kinh tế thương mại- du lich - dịch vụ. Khu kinh tế cửa khẩu là một trong những vùng kinh tế trọng điểm, là khu vực phát triển năng động nhất, đóng vai trò động lực thúc đẩy phát triển các lĩnh vực kinh tế - xã hội, là trọng tâm chuyển dịch cơ cấu kinh tế của cả tỉnh.Lạng sơn có lợi thế về phát triển kinh tế thương mại với điều kiện về khu kinh tế cửa khẩu hệ thống giao thông thuận lợi, nên việc buôn bán trong những năm qua ở đây rất sôi động, hàng hoá trong tỉnh, các tỉnh bạn trong cả nước qua lạng sơn xuất khẩu sang Trung quốc và nhập các loại hành từ Trung quốc về phục vụ sản xuất và tiêu dùng của nhân dân với số lượng, chủng loại lớn, năm sau cao hơn năm trước. hàng năm có hàng trăm doanh nghiệp trong cả nước tham gia xuất nhập khẩu qua biên giới, thu hút nhiều doanh nghiệp trong nước, nước ngoài, các thành phần kinh tế tham gia các cơ sở kinh doanh thương mại, dịch vụ, du lịch ở cửa khẩu và trên địa bàn tỉnh. Thương mại Lạng sơn phát triển nhanh chóng đã góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, nâng cao mức sống của nhân dân, tăng thu ngân sách địa phương và TW. Hàng năm thu thuế các loại của hoạt động thương mại chiếm trên 80% tổng thu ngân sách toàn tỉnh
* Ảnh hưởng của chiến lược phát triển KT-XH của cả nước và của vùng đến nền kinh tế của tỉnh
Khẳng định vai trò kinh tế của tỉnh đối với chiến lược phát triển kinh tế của cả nước. Tỉnh đang giữ chức năng gì trong cơ cấu kinh tế của cả nước. Phân tích và dự báo triển vọng của thị trường trong nước, để xác định khả năng trao đổi hàng hóa với cả nước và ngoài nước về nguyên liệu, năng lượng, trang thiết bị, công nghệ, hàng tiêu dùng, vốn, nguồn nhân lực… Đồng thời phải phân tích đánh giá ảnh hưởng của cơ chế quản lý và các chính sách của Nhà nước với nền kinh tế của tỉnh trong thời kỳ qui hoạch.
4.1.2.4. Luận chứng quan điểm, mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh
Lập luận chứng này cần căn cứ vào chiến lược phát triển của cả nước, chức năng kinh tế của tỉnh và khả năng phát huy nội lực trong tương lai. Luận chứng cần quán triệt các quan điểm chính sau:
- Quan điểm đổi mới và đột phá nhanh để phát triển nhanh và bền vững. - Phát huy tổng hợp nội lực gắn với tranh thủ ngoại lực để tăng trưởng nhanh và tiến tới hội nhập quốc tế.
- Phát triển KT-XH phải đạt hiệu quả toàn diện cả về xã hội, môi trường, quốc phòng…
Khung 4.3. Quan điểm phát triển KT-XH tỉnh Lạng Sơn đến năm 2020
* Quan điểm: